Phát huy vai trò công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động

Tình trạng chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và phí công đoàn luôn là vấn đề nhức nhối của nhiều địa phương trên cả nước. Do vậy, việc hoàn thiện quy định pháp luật liên quan, nâng cao vai trò của công đoàn trong bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động được nhiều ĐBQH và cử tri quan tâm.

Nhiều ý kiến cho rằng, trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) lần này, việc quy định quyền khởi kiện của công đoàn khi nhận thấy người sử dụng lao động xâm phạm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động rất cần thiết. Tuy nhiên, cũng cần quy định thêm chế tài đối với hành vi trốn đóng phí công đoàn.

Chế tài xử lý chậm đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ sức răn đe

Chính sách BHXH là một trong những trụ cột chính của chính sách an sinh xã hội được Đảng, Nhà nước quan tâm. Đặc biệt từ khi có Luật BHXH, việc tổ chức thực hiện và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội hiệu quả hơn, số người tham gia và thụ hưởng chính sách xã hội ngày càng tăng. Tuy nhiên, tình trạng chậm, trốn đóng BHXH của các doanh nghiệp hiện đang là vấn đề nhức nhối trên cả nước.

Phát huy vai trò công đoàn trong bảo vệ quyền lợi người lao động -0
Người lao động tỉnh Hòa Bình đề xuất, kiến nghị các chế độ, chính sách liên quan đến quyền lợi người lao động. Ảnh T. Tâm

Số liệu thống kê của cơ quan BHXH Việt Nam cho thấy, số tiền chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đến năm 2023 đã lên đến trên 13 nghìn tỷ đồng (bao gồm cả tiền lãi chậm đóng). Theo Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh, tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH trên địa bàn thành phố vẫn còn cao, nhiều doanh nghiệp cố tình chây ì, nợ đóng, trốn đóng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Tính đến hết tháng 4.2024, toàn thành phố có 93.539 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT với tổng số tiền chậm đóng là 5.821 tỷ đồng, tỷ lệ chậm đóng là 8,24%.

Mới đây, thành phố Hồ Chí Minh cũng công khai danh sách của 18.466 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn nợ, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động tính đến hết ngày 30.4.2024. Cá biệt, có những đơn vị nợ đóng BHXH với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.

Có thể thấy, việc chậm, trốn đóng BHXH của các đơn vị ngoài khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, còn vì nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm các quy định pháp luật, chưa thực sự quan tâm đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Trong khi đó, chế tài xử lý hành vi nợ BHXH lại chưa đủ sức răn đe; vai trò của các tổ chức công đoàn trong việc bảo đảm quyền lợi người lao động về BHXH, BHYT, BHTN chưa được phát huy. Do vậy, việc rà soát, bổ sung các chế tài, giải pháp ngăn chặn tình trạng chậm, trốn đóng BHXH; nâng cao vai trò của công đoàn trong bảo vệ quyền, lợi ích cho người lao động ở các doanh nghiệp trong thời gian tới là một trong những vấn đề được nhiều ĐBQH và cử tri, Nhân dân quan tâm.     

Quy định thêm chế tài đối với hành vi trốn đóng phí công đoàn

Theo Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, tình trạng chậm, trốn đóng BHXH đã kéo dài, tồn tại nhiều năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của nhiều lao động. Đây cũng là vấn đề Tổng Liên đoàn Lao động quyết tâm theo đuổi trong nhiệm kỳ 2023 - 2028, theo hướng tìm chính sách đặc thù để giải quyết, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động.

Phát huy vai trò công đoàn trong bảo vệ quyền lợi người lao động -0
Tình trạng chậm, trốn đóng BHXH và phí công đoàn là vấn đề được nhiều người lao động quan tâm. Ảnh T. Tâm

Thực tế vừa qua, việc khởi kiện của công đoàn gặp rất nhiều vướng mắc, nhất là về vấn đề ủy quyền khi cơ chế ủy quyền còn phức tạp. Ví dụ như doanh nghiệp có hàng nghìn người lao động bị nợ BHXH thì rất khó để tất cả người lao động viết giấy ủy quyền cho tổ chức công đoàn. Vì thế, tại các hội nghị TXTC chuyên đề của các Đoàn ĐBQH tỉnh, thành trên cả nước vừa qua liên quan đến Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) lần này, nhiều cử tri đề nghị, dự thảo luật cần nghiên cứu xây dựng điều chỉnh tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tổ chức công đoàn thực hiện quyền khởi kiện khi quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động bị xâm phạm.

Một số cử tri cũng cho rằng, Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) lần này đưa vào điều cấm, nêu rõ các hành vi chậm, trốn đóng BHXH và quy định chế tài xử lý tương ứng. Do vậy, dự thảo luật cũng cần luật hóa các quy định hiện hành về tài chính công đoàn để hoàn thiện Luật Công đoàn và bảo đảm tính pháp lý cao trong thực thi pháp luật.

Trên cơ sở đó, nhiều cử tri đề nghị, Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) cần bổ sung các quy phạm pháp luật về tài chính công đoàn tại các nghị định này thành các điều khoản của Luật Công đoàn về phương thức, nguồn đóng kinh phí công đoàn và chế tài xử lý vi phạm trong đóng kinh phí công đoàn để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Đặc biệt phải quy định chế tài tương ứng, đủ mạnh đối với các hành vi này cả về kinh tế - xã hội như: đóng đủ số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, trốn đóng và nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, trốn đóng. Hoặc, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, thậm chí, phải truy cứu trách nhiệm hình sự…

Đời sống

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…