Phát huy trí tuệ, tham gia tích cực các nội dung chương trình nghị sự

Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Phát huy tinh thần trách nhiệm, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã tập trung trí tuệ đóng góp, thảo luận, kiến nghị nhiều nội dung quan trọng cho công tác xây dựng pháp luật, cũng như các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Điều này đã góp phần tạo nên thành công chung của kỳ họp, để lại dấu ấn trong lòng cử tri, Nhân dân.

Sâu sát thực tiễn, gắn bó với cử tri

Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV đã kết thúc tốt đẹp sau 27,5 ngày làm việc với khối lượng công việc lớn, cường độ làm việc cao. Tại Kỳ họp này, Quốc hội đã xem xét thông qua 11 luật, 21 nghị quyết; cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật cùng một số nội dung quan trọng khác. Trước khi diễn ra kỳ họp, các ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã chuẩn bị, nghiên cứu kỹ lưỡng để đóng góp được nhiều ý kiến chất lượng vào các nội dung trình kỳ họp.

Đơn cử như ý kiến đóng góp của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lại Thế Nguyên về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng cuối năm 2024. Theo đánh giá của cử tri, việc đại biểu đề xuất với Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt bỏ thủ tục rườm rà, hình thức rất cần thiết. Ngoài ra, khi Chính phủ lắng nghe từ thực tiễn để tháo gỡ quy định về chỉ tiêu sử dụng đất lúa khi chuyển mục đích sang làm công nghiệp hoặc hạ tầng, đất ở; đồng thời, giao khoán cho các tỉnh phải giữ một diện tích đất lúa nhất định (còn lại cho phép địa phương được quyền quyết định việc chuyển đổi theo yêu cầu phát triển) sẽ tạo sự linh hoạt, chủ động, góp phần thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phát huy trí tuệ, tham gia tích cực các nội dung chương trình nghị sự -0
Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa trao đổi bên lề Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Q. Việt

Là đại biểu đại diện cho cử tri địa phương có nhiều khu công nghiệp, lực lượng lao động lớn, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Hải đã đề xuất với Chính phủ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội. Đại biểu nhấn mạnh, Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, tiếp cận đất đai... để thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Cùng với đó, tạo điều kiện để những người đủ điều kiện sớm tiếp cận được gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng.

Đại biểu cũng đề nghị, cần xem xét chỉ đạo bố trí thêm nguồn lực từ ngân sách nhà nước để đầu tư nhà ở xã hội tại những địa phương ngoài các thành phố lớn, những nơi khó thu hút các nhà đầu tư. Đồng thời, linh hoạt, đa dạng các hình thức mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội để phù hợp với nhu cầu, điều kiện, khả năng của người lao động có thu nhập thấp. Với những giải pháp đại biểu đưa ra, cùng sự vào cuộc quyết tâm hơn nữa của Chính phủ, cử tri kỳ vọng, Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực trong thời gian tới.

Kỹ lưỡng, trách nhiệm trong từng nội dung tham gia

Tại kỳ họp, các ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cũng tham gia thảo luận, cho ý kiến về những dự án luật, nghị quyết gồm: dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên; dự án Luật Công chứng (sửa đổi); dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn... Các ý kiến thảo luận của ĐBQH tỉnh luôn xuất phát từ thực tiễn sinh động, hàm chứa lý luận khoa học và logic, trên tinh thần kiến tạo phát triển, vì lợi ích của quốc gia, dân tộc. Nhiều nội dung thảo luận về các dự án luật có tính chuyên sâu được Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao và được Ban soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu.

Các ĐBQH tỉnh Thanh Hóa còn tham gia tích cực vào các phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp. Trong đó, thẳng thắn đề cập đến những vấn đề “nóng” trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước như: trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng các doanh nghiệp, dự án được kiểm toán nhưng vẫn xảy ra sai phạm và vấn đề quản lý các giao dịch trong hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Ngoài tham gia các hoạt động chính tại Kỳ họp, ĐBQH tỉnh còn dành thời gian tham dự các phiên họp của các Ủy ban mà đại biểu là thành viên và nhiều hội nghị, hội thảo khác. Cùng với đó, trao đổi, làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương để kiến nghị, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc và trao đổi kinh nghiệm với một số lãnh đạo và Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố khác để thúc đẩy việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Với 31 ý kiến phát biểu ở các phiên thảo luận tại tổ; trên 20 lượt ý kiến phát biểu thảo luận tại hội trường; 2 ý kiến phát biểu tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Với những hoạt động cụ thể, thiết thực, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã góp phần quan trọng vào thành công chung của kỳ họp, tiếp tục giữ vững vai trò, vị thế của cơ quan dân cử, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân đối với chặng đường phát triển của đất nước, dân tộc.

Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cử tri huyện Xuân Lộc phát biểu ý kiến tại buổi tiếp xúc. Ảnh: Hoàng Oanh
Quốc hội và Cử tri

Đồng Nai: Nhiều kiến nghị liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày 13.12, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tổ chức TXCT phường Bảo Vinh, thành phố Long Khánh và huyện Xuân Lộc để thông tin đến cử tri kết quả kỳ họp; đồng thời, lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hoàn thiện các quy định về quản lý, khai thác khoáng sản

Là những người đại diện cho cử tri, Nhân dân Quảng Ninh - địa phương có tiềm năng thế mạnh về tài nguyên, khoáng sản và từ chính những vướng mắc trong hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực này, tại Kỳ họp thứ Tám, các ĐBQH tỉnh đã tham gia nhiều ý kiến tâm huyết nhằm hoàn thiện các quy định của dự án Luật Địa chất và khoáng sản.

Đoàn ĐBQH tỉnh kiểm tra khu vực sạt trượt đất đá trên diện rộng do ảnh hưởng của bão số 3 tại phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hướng đến những chuyển biến rõ nét trong thực tiễn

Để có được nguồn tư liệu, thông tin hết sức phong phú, giàu tính thực tiễn mang đến nghị trường Kỳ họp thứ Tám, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã có những bước chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, nhất là hoạt động khảo sát và lắng nghe, tiếp thu thấu đáo những tâm tư, nguyện vọng của cử tri, nhân dân.

Các ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Gửi trọn niềm tin

Từ những đóng góp tích cực của Đoàn ĐBQH tỉnh tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, cử tri các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đều chung một mong mỏi, các nội dung được thông qua tại kỳ họp, nhất là một số dự án Luật, nghị quyết có tác động ảnh hưởng sâu tới đời sống các tầng lớp nhân dân sẽ sớm đi vào cuộc sống.

Cử tri kiến nghị lựa chọn cán bộ đủ năng lực quản lý sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Quốc hội và Cử tri

Cử tri kiến nghị lựa chọn cán bộ đủ năng lực quản lý sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Tiếp xúc với Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều cử tri huyện Cao Phong bày tỏ đồng tình với chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy tại các bộ, ngành, địa phương. Đồng thời, mong muốn chủ trương quan trọng này được thực hiện đồng thời với việc quy định chức năng của các cơ quan, đơn vị; có giải pháp khả thi, đúng đắn để lựa chọn được người đủ năng lực quản lý sau sắp xếp.

Những đề xuất tâm huyết, sâu sát, thiết thực
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Những đề xuất tâm huyết, sâu sát, thiết thực

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết. Đóng góp vào thành công đó là những đề xuất tâm huyết, sâu sát, thiết thực của Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng vào các dự thảo luật và những vấn đề bức thiết đặt ra trong thực tiễn phát triển của đất nước và thành phố.

Lấp “khoảng trống” pháp lý trong quản lý vốn nhà nước
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Lấp “khoảng trống” pháp lý trong quản lý vốn nhà nước

Không chỉ trên hội trường, trong các phiên thảo luận tại Tổ số 4, các ĐBQH đoàn thành phố Hải Phòng cũng đã đóng góp, đề xuất những ý kiến rất chất lượng. Đó là đề xuất việc lấp đầy “khoảng trống” về pháp lý trong quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp của Đảng ở các địa phương và các doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 50% vốn điều lệ; bổ sung kinh doanh trò chơi điện tử trực tuyến vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; tiếp cận ở góc độ nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập là viên chức đặc biệt…

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển

Năm 2024, mặc dù phải hứng chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 nhưng dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố Hải Phòng đạt trên 11% - năm thứ 10 liên tiếp duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số; đã hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; thành lập thành phố Thủy Nguyên, quận An Dương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng được Quốc hội thông qua… Những nhiệm vụ tưởng chừng như không thể đã làm được, mang ý nghĩa lịch sử, tạo động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển của thành phố.

ĐBQH Nguyễn Thị Lan phát biểu tại buổi thảo luận tổ
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bổ sung quy định về giám sát tiếp công dân

Theo đánh giá của ĐBQH Đoàn thành phố Hà Nội, hoạt động giám sát tiếp công dân vẫn chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, dẫn đến khó khăn trong quá trình tổng hợp, xem xét, đánh giá trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi thực hiện trách nhiệm tiếp công dân.

ĐBQH Hoàng Văn Cường phát biểu tại thảo luận tổ
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hướng tới thay đổi hành vi của người tiêu dùng

Theo các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, việc sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt cần hướng tới việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng, nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

ĐBQH Phạm Đức Ấn phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thảo luận Tổ tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều đồng tình với sự cần thiết phải có các quy định theo hướng tinh gọn, rõ phân cấp, phân quyền, chuyển từ quản lý hành vi sang quản lý mục tiêu, để tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển.