Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân

Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân

GS.TS Vũ Văn Hiền

Làm chủ là nguyện vọng thiêng liêng, thiết tha nhất và cao đẹp nhất, muôn thủa của con người. Con người sinh ra cần phải có quyền làm chủ. Vậy nhưng, nhu cầu tưởng như đương nhiên ấy lại là một câu hỏi lớn và cực kỳ phức tạp, hệ trọng không dễ trả lời.

Chế độ xã hội của chúng ta do Nhân dân lao động làm chủ, dân làm chủ và dân là chủ

Thời tiền sử, con người sống trong cộng đồng mà ở đó, tập thể hầu như chi phối hoàn toàn, ở đó có sự làm chủ một cách hết sức giản đơn, trình độ làm chủ của con người hết sức thấp kém.

img-9534.jpg

Thoát khỏi thời kỳ mông muội, con người tiến xa hơn cùng với việc xuất hiện chế độ tư hữu, giai cấp và nhà nước. Lịch sử loài người đã trải qua nhiều chế độ xã hội có bản chất chung là tư hữu. Trong các xã hội đó, các giai cấp bóc lột thay nhau chia phần và chiếm lĩnh các tư liệu sản xuất và các đối tượng sản xuất chủ yếu. Quyền làm chủ thuộc về họ, còn nhân dân lao động bị tước hết tư liệu sản xuất chính và bị tước hết luôn quyền làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên.

Vì vậy, điều tất yếu đã diễn ra là song song với quá trình đấu tranh chinh phục thiên nhiên để sản xuất, nhân dân lao động luôn vùng dậy chống các giai cấp thống trị để giành quyền làm chủ của mình. Chính cuộc đấu tranh cách mạng ấy của nô lệ chống chủ nô, nông nô chống phong kiến đã thúc đẩy lịch sử tiến lên.

Đến chủ nghĩa tư bản, một lực lượng xã hội mới là giai cấp công nhân hiện đại ra đời và dưới sự lãnh đạo của giai cấp tiên phong đó, đội ngũ đông đảo nhân dân lao động tiến hành cuộc cách mạng xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ mới, đem lại ấm no, hạnh phúc và bình đẳng cho tất cả mọi người lao động, trả lại địa vị chính đáng của họ trong xã hội.

K.Marx và F.Angel - những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học, đã cống hiến cả đời mình cho việc thực hiện nguyện vọng cao cả nhất là chỉ ra cho nhân dân lao động con đường đấu tranh thoát khỏi cảnh áp bức, bóc lột, giành lại quyền làm chủ và ý chí tự do của họ. Hai ông đã từng phác thảo xã hội tương lai - xã hội cộng sản, là một cộng đồng gồm những cá nhân tự do và tự nguyện liên hợp lại và con người của xã hội đó hành động tự do trên cơ sở nhận thức được cái tất yếu, là con người chủ động, sáng tạo.

Tiếp tục tư tưởng đó, Lenin cho rằng, tính chủ động sáng tạo của quần chúng là nhân tố cơ bản của xã hội mới. Chủ nghĩa xã hội không phải là kết quả của những sắc lệnh từ trên ban xuống, tính chất máy móc hành chính quan liêu không dung hợp được với tinh thần của chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa xã hội sinh động, sáng tạo là sự nghiệp của bản thân quần chúng nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến quyền làm chủ của nhân dân, coi đó là mục tiêu cơ bản nhất và xuyên suốt của cuộc cách mạng. Người nói: “Suốt bao năm trường, Đảng ta cùng quân và dân ta đã anh dũng hy sinh chiến đấu, đánh đổ thực dân, phong kiến, để giành lại cho nhân dân lao động cái quyền làm chủ nước nhà”. Người luôn nhấn mạnh, chế độ xã hội của chúng ta do nhân dân lao động làm chủ, dân chủ là dân làm chủ và dân là chủ.

Trong suốt 95 năm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng ta luôn đề cao vai trò của nhân dân và quyền làm chủ của nhân dân. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta chỉ rõ: “Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực”. “Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện”.

Xác lập quyền làm chủ của nhân dân trong Hiến pháp là sự nhất quán, kiên định, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ

Theo kim chỉ nam chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thể chế hóa quan điểm của Đảng, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (được sửa đổi năm 2013) đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.1.2014. Trong bản Hiến pháp lịch sử đó, nội dung bao trùm nhất là đề cao quyền lực của nhân dân và quyền làm chủ của nhân dân. Hiến pháp long trọng tuyên bố: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

Cũng trong bản Hiến pháp này, lần đầu tiên chữ “Nhân dân” đã được viết hoa trong các văn cảnh nói tới Nhân dân. Đây chính là điểm nhấn mới, nhấn mạnh Nhà nước ta là của Nhân dân, Nhân dân là chủ thể của xã hội và là chủ thể tối cao quyền lực của Nhà nước. Hiến pháp sửa đổi 2013 thể hiện quyền làm chủ của Nhân dân theo một số nội dung.

Thứ nhất, xác định phương thức cụ thể để nhân dân thực hiện quyền lực của mình đối với xã hội và nguyên tắc Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước. Điều 6 Hiến pháp ghi rõ: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”.

Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp đã thể hiện rõ hơn và sâu sắc hơn bản chất tiên phong và bản chất vì Nhân dân của Đảng, đồng thời bổ sung một yêu cầu rất quan trọng là “Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân và những quyết định của mình”.

Hiến pháp quy định cụ thể việc Nhân dân (cử tri) bầu ra người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình làm đại biểu Quốc hội. Điều 7 Hiến pháp quy định rõ (1) “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”. (2) “Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”. Đó là những hình thức cụ thể bảo đảm cho Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.

Thứ hai, Hiến pháp đề cao quyền con người. Chương 2 của Hiến pháp sửa đổi có 35 điều quy định quyền con người, quyền công dân. Các điều quy định đó được thể hiện một cách cụ thể, đầy đủ, chính xác và có tính khả thi cao. Điều 14 đã ghi rõ: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (2) “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo qui định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”.

Thứ ba, Hiến pháp quy định, Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng việc kiểm soát quyền lực Nhà nước. Nhân dân là chủ thể tối cao quyền lực nhà nước nên phải kiểm soát được quyền lực nhà nước. Việc kiểm soát đó bao gồm kiểm soát quyền lực nhà nước ở bên trong là kiểm soát việc thực thi lập pháp, hành pháp và tư pháp. Kiểm soát quyền lực nhà nước ở bên ngoài là Nhân dân thông qua các tổ chức chính trị - xã hội và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Điều 9 của Hiến pháp ghi rõ: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, việc xác lập quyền làm chủ của nhân dân trong Hiến pháp của nước ta là sự nhất quán, kiên định, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội. Đó là sự kế thừa những giá trị phổ quát và tiến bộ của nhân loại, đồng thời rất phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam.

Hiến pháp được thực thi, quyền làm chủ của nhân dân được đề cao, việc quản lý của Nhà nước có hiệu quả, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với tầm cao trí tuệ, nhất định đất nước ta sẽ phát triển mạnh mẽ, thực hiện thắng lợi mục tiêu cao đẹp: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Cán bộ chiến sĩ công an Nhân dân tuyên tuyền pháp luật cho đồng bào dân tộc Sán Chỉ, tỉnh Quảng Ninh- Ảnh Tư liệu
Chính trị

Nhận diện, đấu tranh hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới

Triệt để lợi dụng xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự bùng nổ của internet - mạng xã hội và những khó khăn, thách thức của đất nước, các thế lực thù địch và phần tử cơ hội phản động ráo riết, đẩy mạnh hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước ta. Do vậy, việc bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Hồi chuông cảnh báo, cốt để sửa mình

Nỗ lực trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần được ghi nhận. Những cáo buộc phi lý cần được vạch trần. Tuy nhiên, cũng cần nhìn thẳng, nói thật, “gióng lên hồi chuông cảnh báo” về một số “yếu điểm” của trận chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để kịp thời chấn chỉnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhấn mạnh: “Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không vì đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế, xã hội”. Ảnh: Trí Dũng
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Thông điệp mạnh mẽ của Đảng

Lời Tòa soạn: Thời gian qua, bên cạnh sự ủng hộ, nhất trí, đồng lòng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân, trong dư luận đã nảy sinh một số ý kiến “lạc dòng” nhằm ngăn trở công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta. Vậy nên, việc lan tỏa thông điệp mạnh mẽ của Đảng; nhận diện và phản bác các luận điệu thù địch; nhìn thẳng vào những vấn đề cần kíp đang đặt ra, bật chuông cảnh báo toàn hệ thống để phòng, chống “từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc” là rất cần thiết.

Toàn cảnh Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Đảng ta ngày càng xứng đáng là người lãnh đạo, đảm đương trọng trách dẫn dắt đất nước phát triển mạnh mẽ, bền vững, nhân văn trên con đường XHCN

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Một nội dung quan trọng trong đổi mới phương thức, lãnh đạo cầm quyền của Đảng ta hiện nay, đó là kiểm tra, kiểm soát, giám sát và thanh tra một cách dân chủ, chặt chẽ, cụ thể, phù hợp đối với quyền theo trách nhiệm. Kiểm soát quyền lực luôn là công việc trung tâm tuy rất khó khăn, luôn là nguy cơ sinh tử của mọi thể chế dân chủ. Quyền lực luôn thu hút những kẻ không có đạo đức. Sự nghiêng ngả, sụp đổ của một số thể chế chính trị trên thế giới, một trong những nguyên nhân là, do đánh mất vai trò kiểm soát, phá vỡ và đánh mất sự cân bằng quyền lực chính trị của đảng cầm quyền.

Toàn cảnh Phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 3: Đổi mới phương thức lãnh đạo - nhân tố quyết định thành công công việc lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Một nội dung quan trọng nữa trong đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền đó là đổi mới và thực thi nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ - nguyên tắc căn bản quán xuyến toàn bộ việc hoạch định và xác quyết đường lối chính trị lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Đường lối chính trị, đường lối tổ chức và đường lối cán bộ là 3 trong số những quyết định khó khăn nhất nhưng quyết định nhất của nội dung cầm quyền mà phương thức lãnh đạo, cầm quyền phải thực thi bảo đảm công cuộc lãnh đạo, cầm quyền của Đảng thành công.

Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Nguyễn Văn Thể và Tổng Giám đốc VOV trao cho các tác phẩm đạt giải nhì
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 Khối các cơ quan Trung ương

Sáng 1.10, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và 5 cơ quan báo chí của Trung ương gồm: Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam phối hợp tổ chức “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương”.

Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Thách thức mới, yêu cầu phát triển mới

Lời Tòa soạn:Sau 40 năm Đổi mới đã mở ra một kỷ nguyên phát triển và hội nhập đầy cơ hội nhưng đồng thời cũng không ít thách thức cho đất nước ta. Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ trong tầm nhìn tới năm 2045, trước mắt tới năm 2030, cấp bách đòi hỏi Đảng ta cần kíp lựa chọn đột phá đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền đáp ứng ngang tầm nhiệm vụ lịch sử mà Dân tộc giao phó và Nhân dân ủy thác. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản xoay quanh chủ đề “Không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng hiện nay”.

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển

Lời Tòa soạn: Bài học lớn của công cuộc đổi mới gần 40 năm qua khẳng định, sau khi có đường lối đúng đắn, động lực căn bản quyết định thành công của mọi sự phát triển chính là con người và thể chế. Nói cách khác, để phát triển, trước hết và trung tâm chính là kiến tạo thể chế tương dung và phù hợp. Để góp phần làm rõ hơn vấn đề này, Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Thể chế và phát triển”.

Người dân xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình tập trung tại trụ sở UBND xã để phản đối Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Tăng sức đề kháng trước âm mưu chống phá trước Đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp

Trước thềm Đại hội đại biểu Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng, bầu cử ĐBQH Khóa XVI, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031, các thế lực thù địch đang ra sức khai thác những mâu thuẫn, xung đột trong xã hội, tâm lý bức xúc của người dân khi quyền lợi chưa được giải quyết, kích động gia tăng phức tạp, lôi kéo đông người tham gia, gây mất ổn định xã hội, chuyển thành các hoạt động chống Đảng, Nhà nước...

Bài cuối: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tài sản vô giá, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, dân tộc ta
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tài sản vô giá, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, dân tộc ta

THS. PHẠM THỊ THINH - Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, kết tinh tư tưởng, văn hóa, trí tuệ, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một bậc vĩ nhân, Người "đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.

Bài 1: Không thể xuyên tạc giá trị bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Không thể xuyên tạc giá trị bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

THS. PHẠM THỊ THINH - Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người là tấm gương sáng ngời, mẫu mực của người chiến sĩ cộng sản kiên trung, dành trọn cuộc đời vì nước, vì dân. Trước khi “đi xa” về cõi vĩnh hằng, Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta bản Di chúc thiêng liêng, vô giá.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài và Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi trao chứng nhận giải Nhất cho PGS.TS Đinh Văn Châu
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

PGS.TS Đinh Văn Châu đạt giải Nhất Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành công thương năm 2024

Vượt qua 560 tác phẩm dự thi, tác phẩm “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tự hào dân tộc gắn với xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội cho thanh niên, sinh viên Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Đinh Văn Châu đã được Ban Tổ chức trao giải Nhất cuộc thi viết Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành công thương.

28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành công thương
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành công thương

Ngày 14.8, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành công thương năm 2024 và Phát động Cuộc thi tìm hiểu truyền thống ngành công thương.