Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024

Phát huy cao nhất tinh thần chủ động, tích cực trao đổi, chia sẻ thông tin giữa Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh Hòa Bình

Trong tham luận trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc nêu rõ, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đoàn ĐBQH đã ký Quy chế phối hợp công tác với Thường trực HĐND tỉnh. Kết quả đạt được cho thấy, việc phối hợp trong tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ là cơ sở để thực hiện thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ và chương trình công tác đề ra hàng năm.

Hoạt động tiếp xúc cử tri tiếp tục đổi mới, đa dạng, linh hoạt về hình thức

Theo Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc, những năm qua, hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh đã có nhiều cách làm đổi mới, sáng tạo, do đó chất lượng, hiệu quả công việc ngày càng được nâng cao, khẳng định vị trí, vai trò của Đoàn, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân.

Đoàn ĐBQH luôn chủ động, tích cực trong công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Trong đó, hoạt động phối hợp giữa Đoàn ĐBQH với Thường trực HĐND tỉnh đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đoàn ĐBQH đã ký Quy chế phối hợp công tác với Thường trực HĐND tỉnh. Trong đó, quy định chặt chẽ nguyên tắc, nội dung và các hình thức phối hợp, nhiệm vụ của các bên bảo đảm hoạt động chất lượng và hiệu quả.

Theo Quy chế ký kết, hàng năm Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh đều xây dựng chương trình kế hoạch bám sát nội dung phối hợp, từ đó tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi bên thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm tiếp tục khẳng định, nâng cao vị thế, vai trò của cơ quan dân cử ở địa phương.

Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình cũng cho biết, năm 2023, Đoàn ĐBQH đã phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đối với 5 dự án luật; tham gia đóng góp vào 15 dự thảo luật trình tại Kỳ họp thứ Năm và 17 dự thảo luật trình tại Kỳ họp thứ Sáu.

Công tác phối hợp trong hoạt động giám sát được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ, hiệu quả. Thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hằng năm, Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh xây dựng chương trình giám sát, thảo luận, thống nhất các nội dung, xác định thời gian, địa điểm, đối tượng giám sát tránh trùng lặp và không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của các cơ quan, đối tượng giám sát.

Năm 2023, đã phối hợp tổ chức 16 cuộc giám sát với 7 cuộc khảo sát của Đoàn ĐBQH theo kế hoạch; khảo sát 9 chuyên đề để nắm tình hình thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến nội dung các luật trình tại Kỳ họp thứ Năm, Kỳ họp thứ Sáu. Phối hợp tham gia nhiều cuộc giám sát chuyên đề liên quan đến những vấn đề nóng, bức xúc được cử tri và Nhân dân trên địa bàn quan tâm.

Hoạt động tiếp xúc cử tri tiếp tục được quan tâm phối hợp chặt chẽ, đổi mới, đa dạng, linh hoạt về hình thức như: tổ chức hội nghị, gặp gỡ tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri, kết hợp trực tiếp với trực tuyến ở những nơi bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất; thường xuyên tổ chức các hoạt động tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi công tác, tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu quan tâm.

Cùng đó, cách thức tổ chức ngày càng chuyên nghiệp hơn, từ xây dựng kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện, tổng hợp, phân loại ý kiến, kiến nghị của cử tri, thường xuyên theo dõi, giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân.

Đối với những vấn đề nổi cộm, bức xúc, cử tri kiến nghị nhiều lần đều được Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND tỉnh phối hợp tổ chức giám sát, khảo sát từ đó phát hiện những khó khăn, vướng mắc để đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền và đôn đốc UBND tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan, các huyện, thành phố có phương án giải quyết bảođảm quy định của pháp luật.

Việc tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND tỉnh quan tâm phối hợp, nhất là công tác theo dõi, đôn đốc việc giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền; từ đó làm cơ sở thống nhất lựa chọn vấn đề để phối hợp giám sát, khảo sát, trong đó tập trung vào các vụ việc nổi cộm, phức tạp, kéo dài. Định kỳ hàng tháng, Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND với Tỉnh ủy, UBND tỉnh thực hiện tiếp dân.

Phối hợp chặt trong theo dõi, đôn đốc giải quyết kiến nghị sau giám sát

Cùng với việc triển khai thực hiện nội dung của Quy chế phối hợp, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình cho biết, hàng quý, Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giao ban với Thường trực HĐND các huyện, thành phố để xem xét những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc, những kiến nghị, đề xuất từ cơ sở. Phối hợp trong việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND tỉnh và HĐND các huyện, thành phố, tạo sự phấn khởi, đồng thuận và thống nhất trong tổ chức, hoạt động, được HĐND các huyện, thành phố đánh giá cao.

Từ đó, kịp thời phát hiện những vấn đề nóng, vướng mắc, khó khăn tại cơ sở, Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh tổng hợp, họp bàn thống nhất phương án để xem xét và đề xuất phương án xử lý. Nhiều nội dung các luật, nghị quyết của Quốc hội mới ban hành, Đoàn ĐBQH đã phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh tổ chức triển khai hướng dẫn thực hiện.

“Phải nói rằng, kết quả mà Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh đã đạt được trong thời gian qua cho thấy, việc phối hợp trong tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ là vô cùng quan trọng, là cơ sở để thực hiện thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ và chương trình công tác đề ra hàng năm”, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khẳng định.

Từ thực tiễn hoạt động, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc kiến nghị 3 nội dung cần quan tâm nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả trong phối hợp công tác giữa Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh trong thời gian tới.

Phát huy cao nhất tinh thần chủ động, tích cực trao đổi, chia sẻ thông tin giữa Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh Hòa Bình -0
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Quang Khánh

Một là, cần phát huy tối đa sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền,  trước hết là Thường trực Tỉnh ủy; chủ động, tích cực trong tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy những vấn đề nóng được dư luận, cử tri và Nhân dân quan tâm. Phát huy cao nhất tinh thần chủ động, tích cực trao đổi, chia sẻ thông tin giữa Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND về các lĩnh vực công tác có liên quan, bám sát quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ được giao, nội dung Quy chế để xây dựng chương trình phối hợp cụ thể. Hàng năm, cụ thể hóa chương trình, kế hoạch, trong đó, tận dụng tối đa thế mạnh của mỗi cơ quan, đơn vị để xây dựng mối quan hệ phối hợp ngày càng gắn bó, chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động.

Hai là, tăng cường mối quan hệ phối hợp hoạt động giữa Đoàn ĐBQH với Thường trực HĐND, các Ban của HĐND. Định kỳ hàng quý tổ chức họp giao ban chuyên đề giữa Đoàn ĐBQH với Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh để kịp thời nắm bắt, trao đổi về kết quả thực hiện nhiệm vụ, những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề bức xúc, kiến nghị của Nhân dân còn chưa được giải quyết, kéo dài cũng như đề xuất các giải pháp thực hiện nhiệm vụ của mỗi cơ quan trong thời gian tiếp theo. Định kỳ thực hiện sơ kết, tổng kết Quy chế phối hợp, tiếp tục rút ra những cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả để nhân rộng và hướng dẫn HĐND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Ba là, tiếp tục tăng cường phối hợp trong hoạt động giám sát nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, khắc phục chồng chéo trong giám sát; hướng tới những nhiệm vụ chính trị quan trọng của tỉnh, những vấn đề nóng, bức xúc được cử tri và Nhân dân quan tâm. Cùng với đó, phải phối hợp chặt chẽ trong theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát, bảo đảm các kiến nghị được giải quyết đúng tiến độ, đúng quy định của pháp luật.

Hội đồng nhân dân

HĐND tỉnh Đắk Lắk thông qua 22 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội
Hội đồng nhân dân

HĐND tỉnh Đắk Lắk thông qua 22 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội

Nhiều nghị quyết liên quan đến đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng cùng các nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách tỉnh đã được thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 15, HĐND tỉnh Đắk Lắk Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa được tổ chức.

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn
Diễn đàn

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn

Lực lượng bảo vệ rừng liên tục nghỉ việc; việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động gặp nhiều khó khăn. Địa hình rừng núi Gia Lai phức tạp, diện tích đất lâm nghiệp quản lý lớn trong khi lực lượng bảo vệ còn mỏng, thiếu so với quy định dẫn đến rất khó khăn trong bảo vệ rừng. Trong khi đó, điều kiện làm việc của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng còn hạn chế, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, truy quét lâm tặc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; chế độ, chính sách cũng còn không ít bất cập.

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”
Diễn đàn

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”

Yên Bái là tỉnh đầu tiên của vùng Tây Bắc, tỉnh thứ tư trong toàn quốc thực hiện “phòng họp không giấy” từ năm 2019. Nỗ lực không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh và chất lượng đại biểu HĐND tỉnh với những việc tưởng như khó thực hiện, song với quyết tâm làm, dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”, HĐND tỉnh ngày càng khẳng định vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

HĐND tỉnh Đắk Lắk khai mạc kỳ họp chuyên đề xem xét nhiều nội dung quan trọng
Chuyển động

HĐND tỉnh Đắk Lắk khai mạc kỳ họp chuyên đề xem xét nhiều nội dung quan trọng

Sáng 6.11, dưới sự điều hành của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Chiến Hòa và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Phú Hùng, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa 15, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ 15 nhằm xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng.

Trường Tiểu học Quảng Tân (Đầm Hà) được bổ sung trang thiết bị giảng dạy, chỉnh trang phòng thư viện, phòng đọc sách.
Diễn đàn

Thêm nguồn lực phát triển giáo dục và đào tạo

Tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã thảo luận và thống nhất thông qua Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách cấp tỉnh năm 2024. Trong đó, có việc phân bổ gần 158 tỷ đồng nguồn tăng thu năm 2023, thưởng vượt thu năm 2022 hỗ trợ các địa phương đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Nội dung này đã nhận được sự quan tâm, kỳ vọng rất lớn của đông đảo cử tri, Nhân dân trên địa bàn.

 Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh Vi Ngọc Bích phát biểu bế mạc kỳ họp.
Diễn đàn

Phát huy cao nhất hiệu quả các nghị quyết

Trong nội dung phát biểu bế mạc kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vi Ngọc Bích đã nhấn mạnh yêu cầu, khẩn trương tổ chức thực hiện các nghị quyết vừa được HĐND tỉnh thông qua cũng như các cơ chế, chính sách còn hiệu lực để phát huy hiệu quả cao nhất; đặc biệt, là các nghị quyết trong lĩnh vực kinh tế - ngân sách, đầu tư công...

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 thực tế tại huyện Ba Chẽ.
Diễn đàn

Những dấu ấn quan trọng của cơ quan dân cử

Đến thời điểm này, tỉnh Quảng Ninh đã đi qua hơn 3/4 chặng đường thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển của năm 2024 với rất nhiều “điểm sáng” giữa bối cảnh còn không ít khó khăn, thách thức và những vấn đề phát sinh ngoài dự báo. Trong kết quả chung ấy, có đóng góp quan trọng từ sự linh hoạt, đổi mới, quyết liệt, kịp thời, sát thực tiễn trong hoạt động của cơ quan dân cử địa phương.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình BÙI ĐỨC HINH
Đại biểu - Cử tri

Đề xuất nhiều giải pháp thiết thực tháo gỡ "điểm nghẽn"

Theo dõi phiên thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, đại diện cơ quan dân cử các địa phương chung nhận định: phiên thảo luận diễn ra sôi nổi, dân chủ, các ĐBQH đã đưa ra những ý kiến đánh giá rất sâu sắc, trách nhiệm, sát với tình hình thực tế. Từ những khó khăn, thách thức do thiên tai đến những “điểm nghẽn” vẫn chưa thể giải quyết triệt để, các ĐBQH đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực khắc phục khó khăn, hướng tới thực hiện tốt mục tiêu những tháng cuối năm 2024 và trong năm 2025.

Đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua các nghị quyết
Diễn đàn

Thúc đẩy hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển

Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV diễn ra hôm qua (5.11) đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra với 11 nghị quyết được thông qua với sự tán thành rất cao của đại biểu tham dự. Đây là những cơ chế, chính sách, biện pháp quan trọng, cần thiết, góp phần thúc đẩy hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; tạo động lực cho sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững của địa phương trong thời gian tới…

Nghệ An phát huy tinh thần trách nhiệm trong thẩm tra về lồng ghép giới
Diễn đàn

Nghệ An phát huy tinh thần trách nhiệm trong thẩm tra về lồng ghép giới

Để nâng cao hiệu quả lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), UBND tỉnh, các ngành và địa phương quán triệt các văn bản luật, nghị định, thông tư của Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện về lồng ghép giới; tạo điều kiện để HĐND có đủ hồ sơ thẩm tra, đánh giá việc lồng ghép giới, bình đẳng giới trong quá trình xây dựng VBQPPL; các Ban HĐND cần phát huy tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt các quy định trong quá trình thẩm tra về lồng ghép giới...

Quang cảnh phiên khai mạc kỳ họp. Ảnh: Đỗ Phương
Chuyển động

Xem xét, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền

Ngày 5.11, HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) để thảo luận, quyết nghị một số nội dung thuộc thẩm quyền. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vi Ngọc Bích và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Văn Ánh chủ tọa, điều hành kỳ họp.

Ứng phó với biến đổi khí hậu, người dân tỉnh Gia Lai đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với thời tiết. Ảnh: Phạm Hoài
Hội đồng nhân dân

Khuyến khích đầu tư chiến lược phục hồi, quản lý bền vững diện tích rừng

Dự án giảm thiểu khí thải tại khu vực Tây nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu Chương trình hành động quốc gia REDD+ tỉnh Gia Lai được thực hiện với mục tiêu giảm thiểu khí thải do mất rừng, suy thoái rừng thông qua giải quyết các nhân tố trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp; khuyến khích đầu tư chiến lược, hiệu quả nhằm phục hồi, quản lý bền vững diện tích rừng; trao quyền, cải thiện khả năng thích ứng của các cộng đồng, thể chế mục tiêu nhằm cải thiện sinh kế, giảm nghèo trong cộng đồng và ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu...

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt tặng quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho Làng Kon Lanh Te. Ảnh: Ngọc Minh
Hội đồng nhân dân

Phát huy bản sắc, sức mạnh đại đoàn kết, quyết tâm xây dựng xã, làng nông thôn mới

Về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng bà con làng Kon Lanh Te (xã Đăk Rong, huyện Kbang) vừa diễn ra, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt mong muốn bà con Làng Kon Lanh Te phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, quyết tâm phấn đấu xây dựng xã, làng nông thôn mới, xây dựng gia đình văn hóa.

Toàn cảnh phiên thảo luận
Diễn đàn

Thành quả lớn nhất là niềm tin của Nhân dân

Phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV ngày 4.11 diễn ra trong bối cảnh đặc biệt. Đất nước đứng trước không ít thách thức từ những biến động khó lường của tình hình thế giới, lại liên tiếp hứng chịu sự tàn phá khốc liệt của thiên tai tại các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Chính vì vậy, sự quan tâm, kỳ vọng của cử tri cũng trở thành mạch cảm xúc chung không chỉ trong ngày làm việc hôm qua mà còn xuyên suốt từ khi kỳ họp bước vào chương trình nghị sự.

Đúng nghĩa là nhà ở vì mục đích nhân văn
Diễn đàn

Đúng nghĩa là nhà ở vì mục đích nhân văn

Trong chương trình nghị sự Kỳ họp thứ Tám, việc Quốc hội xem xét kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” không chỉ thu hút sự quan tâm của đại biểu mà còn là diễn đàn được nhiều cử tri mong đợi. Từ kết quả giám sát, cử tri mong muốn sẽ có giải pháp giải quyết dứt điểm vấn đề quản lý thị trường bất động sản để vận hành đúng hướng và phát triển nhà ở xã hội đúng nghĩa là nhà ở vì mục đích nhân văn vốn có.