Phát động sáng tác văn học, nghệ thuật về Thăng Long - Hà Nội

Ngày 14.5, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức Lễ phát động cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”.

Phát động sáng tác văn học, nghệ thuật về Thăng Long - Hà Nội -0
Cuộc vận động sáng tác nhằm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Ảnh: Thụy Du

Phát biểu tại Lễ phát động, NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội cho biết, cuộc vận động sáng tác “Hà Nội - Đổi mới và phát triển” được tổ chức nhằm kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời khơi dậy, phát huy lòng tự hào về Thăng Long - Hà Nội.

Cuộc vận động cũng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, giáo dục truyền thống lịch sử - cách mạng cho Nhân dân, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển của thời đại, phục vụ tốt nhất sự nghiệp xây dựng văn hóa, con người Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

NSND Trần Quốc Chiêm kêu gọi toàn thể hội viên với tâm huyết, khát vọng, tài năng, trách nhiệm của người nghệ sĩ - chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa, tích cực hưởng ứng, tham gia cuộc vận động để sáng tạo ra nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng, từ đó tuyên truyền tới Nhân dân Hà Nội và cả nước về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, trách nhiệm phát triển Thủ đô.

Theo bà Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Sở sẽ đồng hành và tạo điều kiện tốt nhất để Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội và các văn nghệ sĩ thâm nhập thực tế, sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị, chất lượng.

Phát động sáng tác văn học, nghệ thuật về Thăng Long - Hà Nội -1
Tiết mục biểu diễn về Hà Nội của Nhà hát Chèo Hà Nội. Ảnh: Nhà hát Chèo Hà Nội

Thể lệ Cuộc thi nêu rõ, hội viên thuộc 9 hội chuyên ngành trong Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội đều có thể tham gia cuộc vận động. Tác phẩm tham gia thuộc các hình thức: văn học (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết); âm nhạc (ca khúc); nhiếp ảnh (ảnh đơn, ảnh bộ); mỹ thuật (hội họa, điêu khắc); sân khấu (chèo, kịch nói, cải lương); điện ảnh (phim truyện, phim tài liệu), múa (tiết mục múa, thơ múa, kịch múa); văn nghệ dân gian; kiến trúc (công trình kiến trúc, quy hoạch đô thị).

Tác phẩm tham gia tập trung phản ánh các giá trị văn hóa, lịch sử của Thăng Long - Hà Nội; đề cao và tôn vinh những giá trị đạo đức, truyền thống, phù hợp với cuộc sống hiện đại của con người Thủ đô trong giai đoạn hiện nay; về công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp và xây dựng nông thôn mới; xóa đói, giảm nghèo; những điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, giữ gìn an ninh, chính trị ở địa phương; về miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn Hà Nội.

Các tác phẩm cũng có thể ghi nhận, thể hiện, cổ vũ sự phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025.

Nhận tác phẩm từ nay đến hết ngày 30.8 tại Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội (19 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Hội đồng nghệ thuật sẽ thẩm định tác phẩm qua 2 vòng. Lễ tổng kết và trao giải dự kiến được tổ chức vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, trong đó có 1 giải Đặc biệt, 9 giải A, 18 giải B và 27 giải C.

Văn hóa

Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay
Văn hóa

Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay

Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, với tài năng sáng tạo xuất sắc, lòng yêu nước thiết tha và tư tưởng cách mạng vững vàng, Nguyễn Đình Thi đã để lại cho chúng ta một di sản văn hóa, văn nghệ to lớn, phong phú, có sức sống lâu bền.

Tiếp lửa nghệ thuật truyền thống
Văn hóa - Thể thao

Tiếp lửa nghệ thuật truyền thống

Nghệ thuật truyền thống là một phần quan trọng của di sản văn hóa, mang theo giá trị lịch sử, tâm hồn và tinh hoa của văn hóa dân tộc. Đào tạo, truyền dạy nghệ thuật truyền thống không chỉ giúp bảo tồn giá trị quý báu mà còn phát triển, làm phong phú thêm văn hóa đương đại.

Ngày Việt Nam tại Ảrập XêÚt: Quảng bá văn hóa Việt tại Trung Đông
Văn hóa - Thể thao

Ngày Việt Nam tại Ảrập XêÚt: Quảng bá văn hóa Việt tại Trung Đông

Riyadh - thủ đô Ảrập XêÚt sẽ trở thành điểm dừng chân tiếp theo của chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024. Với chủ đề “Hội tụ tinh hoa ngàn năm văn hóa - Vươn mình trong kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng”, đây là cơ hội đặc biệt để văn hóa Việt Nam lan tỏa sâu rộng tại khu vực Trung Đông.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động mỹ thuật

Theo Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phạm Cao Thái, Nghị định số 113/2013/NĐ-CP là một bước quan trọng trong quản lý, phát triển hoạt động mỹ thuật tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm, một số quy định trong Nghị định cần được rà soát, sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Bảo vệ bản quyền - đòn bẩy thúc đẩy sáng tạo
Văn hóa

Bảo vệ bản quyền - đòn bẩy thúc đẩy sáng tạo

Để bảo vệ bản quyền, bên cạnh hoàn thiện hành lang pháp lý và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, PHẠM THỊ KIM OANH cho rằng, cần sự chủ động hơn nữa của các nhà sáng tạo - chủ thể quyền.