Pháp, Mỹ thúc đẩy thỏa thuận ngừng bắn 21 ngày giữa Israel và Hezbollah

Bên lề cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA) ngày 25.9, Pháp cho biết, các bên đang nỗ lực để đạt được thỏa thuận ngừng bắn trong vòng 21 ngày giữa Israel và nhóm chiến binh Hezbollah ở Lebanon trong bối cảnh cuộc xung đột đang leo thang ngày càng nguy hiểm.

Pháp đang phối hợp với Mỹ để Israel và Hezbollah đạt được thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 21 ngày, cho phép các bên đàm phán nhằm tránh một cuộc xung đột toàn diện.

"Một giải pháp ngoại giao thực sự hoàn toàn có thể thực hiện được. Những ngày gần đây, chúng tôi đã làm việc với các đối tác Mỹ về một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời trong 21 ngày giữa Israel và Hezbollah để cho phép đàm phán", Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot ngày 25.9 tại cuộc họp khẩn của HĐBA.

z5868337030785_65c82b4cf2ef4051967b3c16f88fd150.jpg
Hội đồng Bảo an LHQ nhóm họp về cuộc xung đột giữa Israel và Hezbollah ỏ Lebanon ngày 25.9. Ảnh: Reuters

"Chúng tôi đã đạt được tiến triển quan trọng trong vài giờ qua và chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực trong những giờ tới", Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Noel Barrot phát biểu với các phóng viên bên lề cuộc họp của HĐBA.

Ông Barrot, người dự kiến sẽ tới Lebanon vào cuối tuần này, trước đó đã phát biểu trước hội đồng gồm 15 thành viên: "Chúng tôi tin tưởng cả hai bên sẽ chấp nhận đề xuất ngừng bắn để bảo vệ dân thường và cho phép các cuộc đàm phán ngoại giao có thể bắt đầu”.

Ông khẳng định chi tiết kế hoạch sẽ sớm được công bố. "Chúng tôi hy vọng cả hai bên sẽ chấp nhận đề xuất này ngay lập tức, để bảo vệ dân thường và cho phép các cuộc đàm phán ngoại giao bắt đầu. Đó là một con đường khó khăn, nhưng đó là một con đường khả thi", Ngoại trưởng Barrot nói.

Ngoại trưởng Barrot cũng cho biết, Pháp đã làm việc với các bên trong việc xác định các giới hạn cho một lối thoát ngoại giao để thoát khỏi cuộc khủng hoảng theo Nghị quyết 1701 của HĐBA.

Nghị quyết 1701, được thông qua sau cuộc chiến kéo dài một tháng giữa Israel và Hezbollah năm 2006, đã mở rộng nhiệm vụ của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, cho phép lực lượng này giúp quân đội Lebanon bảo đảm phi quân sự khu vực phía nam.

"Tuyên bố mà chúng tôi đã đàm phán hiện đã được Hoa Kỳ, Australia, Canada, Liên minh châu Âu, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Ảrập Xêút, Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất và Qatar ủng hộ. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Israel và Lebanon chấp thuận và ủng hộ ngay lập tức", tuyên bố của các nước nêu rõ.

Trước cuộc họp của HĐBA, Đại sứ Israel tại LHQ Danny Danon nói với các phóng viên rằng Israel sẽ hoan nghênh lệnh ngừng bắn và ưu tiên giải pháp ngoại giao. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến New York vào 26.9 và sẽ có bài phát biểu tại Đại hội đồng LHQ ngày 27.9.

Trong khi đó, Thủ tướng Lebanon Najib Mikati kêu gọi HĐBA gây sức ép lên Israel "ngừng bắn ngay lập tức trên mọi mặt trận". Khi được hỏi liệu lệnh ngừng bắn có thể sớm đạt được hay không, ông trả lời Reuters: "Hy vọng là có".

Các nhà lãnh đạo thế giới lo ngại cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Lebanon - diễn ra song song với cuộc chiến của Israel ở Gaza với các chiến binh Hamas của Palestine - đang leo thang nhanh chóng khi số người thiệt mạng liên tục gia tăng và hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

Israel đã mở rộng các cuộc không kích nhằm vào Lebanon vào ngày 24.9 khiến ít nhất 72 người đã thiệt mạng, theo một bản tổng hợp của Reuters về các tuyên bố của Bộ Y tế Lebanon.

Trước đó, Israel tuyên bố bắt đầu giai đoạn xung đột mới bằng làn sóng không kích hàng nghìn mục tiêu Hezbollah bên trong lãnh thổ Lebanon hôm 22.9. Các cuộc tấn công này khiến hơn 500 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.

Tổng tư lệnh quân đội Israel cho biết, một cuộc tấn công trên bộ là có thể xảy ra, làm dấy lên lo ngại cuộc xung đột có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh lớn hơn ở Trung Đông.

Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.

Khẳng định vị thế Uzbekistan
Nghị viện thế giới

Khẳng định vị thế Uzbekistan

Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Á, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150) sẽ diễn ra tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Việc Uzbekistan đăng cai hội nghị lớn nhất của cơ quan nghị viện thế giới là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với hiệu quả của các cải cách đang được thúc đẩy ở Uzbekistan cũng như cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Uzbekistan trên trường quốc tế.

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện
Nghị viện thế giới

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện

Ngày 5.4 tới, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Đại hội đồng lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Đây là dịp để nhìn lại hành trình 136 năm qua của IPU, kể từ Đại hội đồng đầu tiên tại Paris năm 1889, nhìn lại những sự kiện tôn vinh tinh thần hợp tác bền bỉ giữa các nghị sĩ trên toàn thế giới cũng như một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí và phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng trên toàn cầu của IPU.

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Pakistan và con đường vượt qua khủng hoảng
Quốc tế

Pakistan và con đường vượt qua khủng hoảng

Năm 2024, Pakistan chứng kiến ​bất ổn kinh tế, chính trị, xã hội và sự trở lại của chủ nghĩa khủng bố, đẩy đất nước trước nguy cơ rơi vào khủng hoảng. Để giải quyết những thách thức này, Pakistan cần chuyển đổi toàn diện với những ưu tiên: phục hồi kinh tế, hiện đại hóa kỹ thuật số, cải cách giáo dục, đơn giản hóa quy định, mở rộng cơ sở thuế, đổi mới công nghiệp và ổn định chính trị để bảo đảm tiến bộ bền vững.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.

Ấn Độ củng cố vị thế trong cuộc đua AI toàn cầu
Quốc tế

Ấn Độ củng cố vị thế trong cuộc đua AI toàn cầu

Thành công chỉ sau một đêm của công cụ DeepSeek của Trung Quốc đã thay đổi đáng kể nhận thức của Ấn Độ về cuộc đua AI. Nhằm củng cố vị thế của mình trong cuộc cạnh tranh AI toàn cầu, quốc gia này đã có những thay đổi đáng chú ý trong các chiến lược và sáng kiến, được thiết kế để thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới AI quốc gia, cho phép nước này cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc thông qua sự tham gia tích cực với các công ty khởi nghiệp và doanh nhân Ấn Độ.

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?
Thế giới 24h

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, một động thái mà Nhà Trắng tuyên bố sẽ giúp thúc đẩy sản xuất trong nước và giúp Mỹ thu về 100 tỷ USD doanh thu từ thuế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, điều này sẽ gây sức ép tài chính đối với các nhà sản xuất ô tô nội địa phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử
Thế giới 24h

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua Luật Bầu cử các chức vụ công sửa đổi nhằm giải quyết tình trạng các ứng cử viên lạm dụng áp phích bầu cử ngày càng gia tăng để quảng bá cho bản thân. Các quy định mới trong luật cấm nội dung không phù hợp trong áp phích vận động tranh cử, đặc biệt là khai thác các hình ảnh khiêu khích hoặc phục vụ lợi ích thương mại.

Trung Quốc dự kiến miễn học phí mầm non
Quốc tế

Trung Quốc dự kiến miễn học phí mầm non

Chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch từng bước tiến tới miễn học phí cho bậc học mầm non nhằm giảm gánh nặng nuôi con cho các hộ gia đình, thúc đẩy tiêu dùng và tăng tỷ lệ sinh trong nước. Đây là kế hoạch được Ủy ban Cải cách và Phát triển Kinh tế (NDRC), cơ quan hoạch định chính sách của Trung Quốc, đưa ra tại kỳ họp Quốc hội đầu tháng này.