Xét xử vụ án ly hôn vắng mặt bị đơn

Vợ chồng tôi có 1 con chung. Tôi nộp đơn ly hôn đơn phương nhưng Tòa án trả lại đơn khởi kiện ly hôn, không thụ lí vụ án vì lý do chồng tôi vắng mặt tại địa phương. Toà án đã làm đúng quy định chưa? Tôi cần làm gì để đạt mục đích? - Câu hỏi của bạn Lê Hoa - Quảng Ninh.

Luật sư Trần Thị Khánh Hương, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Tại khoản 14, Điều 3, Luật Hôn nhân và Gia đình quy định như sau:

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Theo đó, có thể hiểu, khi có bản án, quyết định ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ, chồng sẽ chấm dứt. Đây cũng là quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân nêu tại khoản 1, Điều 57, Luật Hôn nhân và Gia đình:

Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Có thể thấy, chỉ khi vợ, chồng yêu cầu ly hôn, được Tòa án xem xét, giải quyết thông qua bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ, chồng cũng chấm dứt vào thời điểm bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực.

Khởi kiện tranh chấp ly hôn giúp giải quyết rất nhiều vấn đề, nó không đơn thuần chỉ giải quyết xin ly hôn mà còn giúp người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về nuôi con, tài sản chung, xác định cha mẹ cho con,... hoặc hủy kết hôn trái pháp luật.

Xét xử vụ án ly hôn vắng mặt bị đơn -0
Luật sư Trần Thị Khánh Hương. Ảnh: Thái Yến

Quyền khởi kiện ly hôn:

Pháp luật có quy định về quyền khởi kiện ly hôn theo khoản 1, điều 51, luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắcbệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đượchành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”.

Điều 56 Luật hôn nhân gia đình quy định trường hợp đơn phương ly hôn như sau:

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hônnếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ củavợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”.

Tuy nhiên, Tòa án chỉ chấp nhận đơn ly hôn đơn phương của bạn nếu có các căn cứ sau theo mục 8, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân gia đình, cụ thể :

“8. Căn cứ cho ly hôn (Điều 89)

a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 thì Toà án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được.

a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1, mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.”.

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 85, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Đối với việc ly hôn thì các đương sự không được ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng thay mình. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 51, Luật Hôn nhân và Gia đình. Đó là khi khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Tòa án có thẩm quyền thủ lý hồ sơ

Điều 36, Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của các Tòa án chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:

“Điều 36. Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

2. Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

3. Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có Tòa chuyên trách thì Chánh án Tòa án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.”

Điều 39, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ như sau:

“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.…”

Như vậy, thẩm quyền sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi anh chị đang cư trú. Và có hai trường hợp về Thẩm quyền của Tòa án như sau:

- Trong trường hợp đơn phương xin ly hôn: theo điểm a, khoản 1, Điều 39, Bộ luật tố tụng dân sự  2015 thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân quận, huyện nơi chồng chị đang cư trú.

- Trong trường hợp thuận tình ly hôn : theo điểm h, khoản 2, Điều 39, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân quận, huyện nơi chị hoặc chồng chị cư trú.

Tuy nhiên, nếu những vụ án ly hôn này có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì Tòa án cấp huyện không có thẩm quyền mà thuộc về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Căn cứ Điều 37 BLTTDS).

Xác định nơi cư trú của bị đơn

Điều 2 Luật cư trú 2020 giải thích nơi cư trú của công dân như sau:

Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã).

Điều 11 Luật cư trú 2020 quy định cụ thể vấn đề nơi cư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
2. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.

Như vậy, đối với các trường hợp khởi kiện, khi xác định thẩm quyền tòa án nơi bị đơn cư trú hoàn toàn có thể lựa chọn nơi bị đơn “thường trú” hoặc “tạm trú”. Trong trường hợp không xác định bị đơn hiện tại đang ở đâu thì chị có nhu cầu ly hôn đơn phương sẽ nộp đơn tại nơi chồng chị - bị đơn đăng ký hộ khẩu thường trú.

Hồ sơ khởi kiện đơn phương ly hôn bao gồm:

- Đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành theo mẫu;

- Đăng ký kết hôn (bản chính); nếu không có thì có thể xin cấp bản sao;

- Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của vợ và chồng;

- Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con nếu có con chung;

- Nếu có tài sản chung và yêu cầu phân chia tài sản chung khi ly hôn thì chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung này.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, chị có thể yêu cầu Tòa án phân chia quyền nuôi con và tài sản chung cùng với đề nghị giải quyết việc ly hôn hoặc hai vợ chồng có thể tự thỏa thuận về quyền nuôi con và tài sản chung thì Tòa án chỉ giải quyền việc ly hôn.

Việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện ly hôn, không nhận thụ lí vụ án vì lý do không có mặt anh ta tại địa phương là chưa đúng với quy định pháp luật. Chị có thể mang sổ hộ khẩu gia đình có tên chồng chị lên UBND xã nơi cư trú ghi trong sổ hộ khẩu đề nghị xác nhận nơi cư trú và nộp kèm theo hồ sơ khởi kiện được hướng dẫn như trên. Nếu chồng chị trốn tránh không về thì Tòa án vẫn phải thụ lý và giải quyết theo quy định pháp luật. Chị nên giải quyết trước khi đi Nhật để thủ tục đỡ phức tạp và đỡ mất thời gian giải quyết hơn.

Pháp luật

Lực lượng chức năng khám xét nơi ở của đối tượng Nguyễn Văn Bình
Pháp luật

Bắc Giang: Tăng cường đấu tranh, triệt phá tội phạm trên không gian mạng

Trước diễn biến phức tạp, phương thức, thủ đoạn tinh vi của tội phạm trên không gian mạng, công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này được Công an tỉnh Bắc Giang chú trọng. Điển hình là vụ triệt phá đường dây đánh bạc liên tỉnh trên không gian mạng hay triệt phá đường dây cho vay lãi nặng trên không gian mạng với quy mô lớn.

Vụ tài sản thế chấp vẫn chuyển nhượng tại Đồng Tháp: Viện KSND cấp cao đề nghị hủy 2 bản án
Pháp luật

Vụ tài sản thế chấp vẫn chuyển nhượng tại Đồng Tháp: Viện KSND cấp cao đề nghị hủy 2 bản án

Vợ chồng bà Thanh bất bình vì thửa đất bán cho ông Thái đang thế chấp ở ngân hàng nhưng TAND huyện Tháp Mười và TAND tỉnh Đồng Tháp đều tuyên hợp đồng mua bán đúng pháp luật. Mới đây, Viện KSND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh đề nghị Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh tuyên hủy hai bản án này.

Các chính sĩ hướng dẫn các biện pháp, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn, cứu nạn khi xảy ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố
Pháp luật

Tổ chức trải nghiệm, thực hành chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại thành phố Bắc Giang

Hôm nay, 23.11, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Công an thành phố Bắc Giang tổ chức Chương trình tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, học sinh và Nhân dân trên địa bàn thành phố Bắc Giang. Chương trình được diễn ra trong 2 ngày, 23 và 24.11.

Bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thăm khám cho bệnh nhân bị dập nát tay do pháo nổ tự chế - ẢNH T. MINH
Pháp luật

Chặn tận gốc mối nguy hiểm do pháo, chất nổ

Nhận định nguy cơ xảy ra cháy, nổ do sử dụng, tàng trữ, sản xuất pháo nổ, chất nổ, nhất là vào dịp Tết rất cao, Công an tỉnh Bắc Giang đã định tuyến, địa bàn trọng điểm để đấu tranh, kiểm soát việc vận chuyển, tàng trữ pháo nổ, thuốc nổ. Trên cơ sở đó, công an các địa phương, đơn vị liên quan đã tích cực vào cuộc, lên phương án đấu tranh. Cùng với đó, cần những giải pháp đồng bộ chặn tận gốc mối nguy hiểm do pháo và chất nổ gây ra.

Lừa đảo bằng hình thức kêu gọi đầu tư vào các sản phẩm của Bảo hiểm nhân thọ Prudential
Vụ án

Lừa đảo bằng hình thức kêu gọi đầu tư vào các sản phẩm của Bảo hiểm nhân thọ Prudential

Bộ Công an cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Giang vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và khám xét nơi ở đối với Lê Thùy Dung (sinh năm 1985, trú tại phường Quang Trung, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức lợi dụng đầu tư vào các sản phẩm của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam.

Nổi lên tình trạng sử dụng resort cao cấp để tổ chức sử dụng trái phép ma túy
Pháp luật

Nổi lên tình trạng sử dụng resort cao cấp để tổ chức sử dụng trái phép ma túy

Theo báo cáo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy do Bộ Công an tổ chức sáng ngày 18.11, thời gian qua, nổi lên tình trạng các đối tượng thuê, sử dụng khách sạn, căn hộ chung cư, resort nghỉ dưỡng cao cấp để tổ chức sử dụng trái phép ma túy.

Quang cảnh buổi kiểm tra
Pháp luật

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Bảo đảm chuyên nghiệp và tạo điểm nhấn

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng vừa dẫn đầu Đoàn công tác Bộ Quốc phòng kiểm tra thực địa và nghe báo cáo công tác chuẩn bị Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 tại Sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã đề nghị các đơn vị quyết tâm, nỗ lực, cố gắng hoàn thành mọi công tác chuẩn bị để Triển lãm diễn ra theo đúng kế hoạch, đạt mục đích, yêu cầu đề ra.