Vận dụng linh hoạt các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật

Đó là khẳng định của Thiếu tướng Vũ Trung Kiên, Phó Tư lệnh Pháp luật Cảnh sát biển Việt Nam khi thừa ủy quyền của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn kiểm tra kết quả thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023" tại tỉnh Kiên Giang vừa qua.

Tuyên truyền Luật cho gần 42.000 lượt người

Theo báo cáo tại buổi làm việc, thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã triển khai thực hiện tốt Đề án với nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực như giao lưu, về nguồn và các chương trình như "Tuổi trẻ Phú Quốc với biển đảo quê hương"; "Ngày hội thiếu nhi với biển, đảo quê hương"; "Xuân biên giới - Tết hải đảo"; "Tìm hiểu về vùng biên giới, hải đảo"; Hội thi "Học sinh với biển, đảo quê hương"; thi viết văn, vẽ tranh với chủ đề "Em yêu Tổ quốc Việt Nam"; "Câu lạc bộ biển, đảo quê hương".

Ngoài ra, thông qua các hội nghị, các cuộc họp của Đảng, đoàn, chi hội, tổ nhân dân tự quản, lực lượng chức năng tỉnh Kiên Giang đã lồng ghép tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam với 1.950 buổi tuyên truyền, 41.788 lượt quần chúng nhân dân.

Vận dụng linh hoạt các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật -0
Đoàn công tác Bộ Quốc phòng làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023". Ảnh: Bộ Quốc phòng

Bên cạnh đó, các lực lượng cũng đã phối hợp tổ chức tuyên truyền trực tiếp với 10.785 lượt tàu/86.020 ngư dân. Qua đó, có 9.172 thuyền trưởng ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, khai thác hải sản trái phép. Các sở, ban, ngành, địa phương tập trung duy trì và phát huy có hiệu quả các Tủ sách pháp luật với hơn 3.000 đầu sách; trong đó có nội dung Luật Cảnh sát biển Việt Nam, đáp ứng kịp thời nhu cầu nghiên cứu, học tập, tìm hiểu pháp luật, nâng cao trình độ, kiến thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân.

Đặc biệt, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang đưa nội dung Luật Cảnh sát biển Việt Nam vào chương trình tuyên truyền, giáo dục pháp luật hàng năm của các đơn vị trực thuộc. Các trang, nhóm zalo, facebook tiêu biểu như nhóm facebook "Bản tin quân đội", "Đồng đội", fanpage "Bộ đội Biên phòng Kiên Giang", "Chiến sĩ Kiên Giang", "Những người con của biển" và trên 150 trang, nhóm trên địa bàn tỉnh đã đăng tải, chia sẻ hàng nghìn lượt nội dung tuyên truyền về Luật Cảnh sát biển Việt Nam trên không gian mạng.

Nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn

Lực lượng vũ trang trong tỉnh cũng phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tích cực tham gia tuyên truyền với nhiều chuyên trang, chuyên mục phù hợp; xây dựng phim, phóng sự, video clip, các tin bài đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền sâu rộng về Luật Cảnh sát biển Việt Nam; xây dựng và tổ chức được đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật nói chung và Luật Cảnh sát biển Việt Nam nói riêng, bảo đảm thông tin đúng định hướng, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án.

Vận dụng linh hoạt các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật -0
Đoàn công tác kiểm tra thực tế hoạt động của Tủ sách pháp luật tại xã Nam Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Bộ Quốc phòng

Phát biểu tại buổi kiểm tra, Thiếu tướng Vũ Trung Kiên đánh giá cao kết quả thực hiện Đề án của tỉnh Kiên Giang, nhất là các sở, ban, ngành, đoàn thể của địa phương đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hầu hết cả 5 nội dung cơ bản; bảo đảm nền nếp, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời, vận dụng linh hoạt các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều cách làm hay, sáng tạo, hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng địa bàn và đối tượng.

Nhờ việc triển khai đồng bộ, hiệu quả hoạt động tuyên truyền Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023; nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương được nâng lên; cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn đã hiểu rõ những nội dung cơ bản của Luật Cảnh sát biển Việt Nam, nhất là vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động phối hợp với lực lượng cảnh sát biển thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển. 

Có thể nói, những hoạt động tuyên truyền pháp luật không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết cho ngư dân đối với các quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế mà xa hơn, sâu hơn đã trở thành chỗ dựa tin cậy, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ, đồng hành để bà con yên tâm vươn khơi bám biển; góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ.

Pháp luật

Tuyên truyền bằng loa di động có tác dụng trực tiếp, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu. Ảnh: ITN
Pháp luật

Tiền Giang: Phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn

Với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, các mô hình hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội.

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Pháp luật

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Quốc phòng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, người lao động về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật trong toàn quân.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.