Trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi

Theo Cục Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp), ngày 21.12.2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021 - 2030; trong đó, bảo đảm quyền trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi là một trong những mục tiêu quan trọng. Thực hiện Chương trình hành động, hệ thống trợ giúp pháp lý từ Trung ương đến địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan đã triển khai hiệu quả công tác này, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi.

Trợ giúp pháp lý cho trên 18.000 lượt người

Theo thống kê của Cục Trợ giúp pháp lý, giai đoạn 2010 - 2023, có hơn 18 nghìn lượt người cao tuổi thuộc diện trợ giúp pháp lý được cung cấp dịch vụ miễn phí. Trong đó, giai đoạn 2010 - 2017 (trước khi triển khai Luật Trợ giúp pháp lý 2017), các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trên toàn quốc đã trợ giúp pháp lý cho hơn 10 nghìn lượt người cao tuổi. Từ khi triển khai Luật Trợ giúp pháp lý đến nay, trong giai đoạn 2018 đến hết năm 2023, khoảng hơn 8 nghìn lượt người cao tuổi có khó khăn về tài chính được trợ giúp pháp lý.

Qua báo cáo của các địa phương và qua theo dõi việc thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp lý, hầu hết, các vụ việc (trong đó có vụ việc trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi) được đánh giá là đạt chất lượng trở lên, không có vụ việc nào bị khiếu kiện về chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý. Đồng thời, thông qua các phương thức truyền thông về trợ giúp pháp lý khác nhau, các cơ quan, tổ chức và người dân, trong đó có người cao tuổi hiểu biết hơn về quyền được trợ giúp pháp lý của mình và cách thức để tiếp cận dịch vụ pháp lý miễn phí khi có vướng mắc pháp luật, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân cho đối tượng "yếu thế" này.

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thái Nguyên truyền thông về trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho Hội viên người cao tuổi. Nguồn: ITN
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thái Nguyên truyền thông về trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho người cao tuổi. Nguồn: ITN

Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2036, nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên dự kiến chiếm khoảng 14,17% tổng dân số. Khi đó, Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn dân số già; tỷ lệ và số lượng người cao tuổi Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng trong những năm tới. Do đó, có thể dự đoán được số lượng người cao tuổi thuộc diện được trợ giúp pháp lý sẽ gia tăng.

Vì vậy, ngày 21.12.2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021 - 2030; trong đó đặt ra mục tiêu ít nhất 80% người cao tuổi có khó khăn về tài chính, bị bạo lực, bạo hành được cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu giai đoạn 2022 - 2025 và ít nhất 90% người cao tuổi có khó khăn về tài chính, bị bạo lực, bạo hành được cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu giai đoạn 2026 - 2030.

Nhằm triển khai hiệu quả Chương trình hành động, Bộ Tư pháp đã có Quyết định số 1334/QĐ-BTP ngày 10.6.2022 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính giai đoạn 2022 - 2030. Theo đó, tính đến nay, hầu hết các địa phương đều đã ban hành văn bản triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi.

Bảo đảm hiệu quả, đúng đối tượng

Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người cao tuổi thuộc diện được trợ giúp pháp lý, Cục Trợ giúp pháp lý đã tăng cường truyền thông về quyền trợ giúp pháp lý cho người dân nói chung, trong đó có người cao tuổi khó khăn về tài chính; tiếp tục chú trọng và đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng như phát sóng thông điệp, tiểu phẩm về trợ giúp pháp lý trên các kênh truyền hình hoặc tổ chức các đợt truyền thông điểm về trợ giúp pháp lý cho người dân, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng...

Tại địa phương, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố đã tổ chức nhiều hình thức truyền thông về quyền được trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi có khó khăn về tài chính như thông qua các đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý tại cơ sở, phối hợp với đài phát thanh, truyền hình, báo chí, phát tờ gấp pháp luật… để tuyên truyền về hoạt động này.

Đơn cử như tại Sơn La, từ năm 2022 đến nay, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước đã thực hiện trên 100 vụ việc cho người cao tuổi thuộc diện được trợ giúp pháp lý, chủ yếu là tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng.

Theo ông Đặng Văn Quảng, Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Sơn La, để công tác trợ giúp pháp lý đúng đối tượng và hiệu quả, Trung tâm đã biên soạn tờ gấp pháp luật, đề cương truyền thông có nội dung về chính sách trợ giúp pháp lý, quyền được trợ giúp pháp lý; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong hoạt động truyền thông để tăng khả năng tiếp cận trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi. Ngoài hoạt động truyền thông, Trung tâm còn phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi, nhất là trong các vụ việc người cao tuổi bị bạo lực, hành hạ, ngược đãi, bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp. 

Đại diện Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Sơn La cho biết, sẽ tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng thực hiện trợ giúp pháp lý cho các vụ việc, nhất là hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng gắn liền với đại diện ngoài tố tụng; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng cho đội ngũ trợ giúp pháp lý; đổi mới chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, nhất là các cơ quan tiến hành tố tụng, Hội người cao tuổi trong truyền thông và hướng dẫn người cao tuổi thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý cũng như trong thực hiện vụ việc được trợ giúp pháp lý.

Pháp luật

Lừa đảo bằng hình thức kêu gọi đầu tư vào các sản phẩm của Bảo hiểm nhân thọ Prudential
Vụ án

Lừa đảo bằng hình thức kêu gọi đầu tư vào các sản phẩm của Bảo hiểm nhân thọ Prudential

Bộ Công an cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Giang vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và khám xét nơi ở đối với Lê Thùy Dung (sinh năm 1985, trú tại phường Quang Trung, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức lợi dụng đầu tư vào các sản phẩm của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam.

Nổi lên tình trạng sử dụng resort cao cấp để tổ chức sử dụng trái phép ma túy
Pháp luật

Nổi lên tình trạng sử dụng resort cao cấp để tổ chức sử dụng trái phép ma túy

Theo báo cáo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy do Bộ Công an tổ chức sáng ngày 18.11, thời gian qua, nổi lên tình trạng các đối tượng thuê, sử dụng khách sạn, căn hộ chung cư, resort nghỉ dưỡng cao cấp để tổ chức sử dụng trái phép ma túy.

Quang cảnh buổi kiểm tra
Pháp luật

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Bảo đảm chuyên nghiệp và tạo điểm nhấn

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng vừa dẫn đầu Đoàn công tác Bộ Quốc phòng kiểm tra thực địa và nghe báo cáo công tác chuẩn bị Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 tại Sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã đề nghị các đơn vị quyết tâm, nỗ lực, cố gắng hoàn thành mọi công tác chuẩn bị để Triển lãm diễn ra theo đúng kế hoạch, đạt mục đích, yêu cầu đề ra.

Vai trò của phụ nữ khi tham gia lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy
Tin tức

Vai trò của phụ nữ khi tham gia lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy

Ngày 13.11, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) cho biết: từ ngày 3-11.11, Đoàn công tác phụ nữ Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Việt Nam đã tham gia các hội thảo về vai trò của phụ nữ khi tham gia lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tại trụ sở Cảnh sát liên bang Úc (AFP).