Tập trung thu hồi tài sản các vụ án tham nhũng có khối tài sản lớn

Năm 2024, hệ thống ngành Thi hành án dân sự cần tập trung nâng cao kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế, tín dụng, ngân hàng, nhất là các vụ việc lớn, có khối tài sản lớn, các vụ việc Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo... 

Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính năm 2024 do Bộ Tư pháp tổ chức sáng nay, 1.12, tại Hà Nội.

Thu hồi hơn 20.000 tỷ đồng từ các vụ án kinh tế, tham nhũng

 Báo cáo kết quả công tác thi hành án dân sự (THADS) và Thi hành án hành chính (THAHC) của Tổng Cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp cho thấy, trong năm 2023, với sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự nỗ lực, quyết tâm của toàn hệ thống ngành THADS, công tác THADS cơ bản đạt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Cụ thể, các cơ quan THADS đã thi hành xong 574.819 việc, đạt tỷ lệ 83.25% (tăng 0.75% so với năm 2022). Về tiền, đã thi hành xong 89.412 tỷ 138 triệu 998 nghìn đồng, đạt tỷ lệ 46,78% (tăng 1,24% so với năm 2022).

Tập trung thu hồi tài sản các vụ án tham nhũng có khối tài sản lớn -0
Toàn cảnh hội nghị

Đáng chú ý, công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế tiếp tục được tập trung chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, nhờ đó đã thi hành xong 2.264 việc, tương ứng với 20.405 tỷ 278 triệu 948 nghìn đồng.

Về kết quả thu hồi các khoản nợ cho các tổ chức tín dụng, tổng số phải thi hành là 39.710 việc, tương ứng với 153.681 tỷ 889 triệu đồng. Đã thi hành xong 4.963 việc, tương ứng với số tiền 21.264 tỷ 978 triệu 924 nghìn đồng.

Năm 2023, tổng số bản án, quyết định về vụ án hành chính có nội dung phải thi hành là 1.375 bản án, tăng 453 bản án so với năm 2022. Số bản án Tòa án đã ra quyết định buộc THAHC là 571 bản án. Kết quả, các cơ quan hành chính nhà nước đã thi hành xong 582/1.375 bản án, tăng 153 bản án so với năm 2022; đang tiếp tục thi hành 776 bản án, chủ yếu là các bản án mới phát sinh trong năm 2022 và năm 2023.

Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long khẳng định: công tác THADS luôn được Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Tư pháp đặc biệt quan tâm. Trong năm, Bộ Tư pháp đã tổ chức nhiều cuộc họp lãnh đạo để trực tiếp nghe, cho ý kiến, xử lý các vấn đề liên quan đến ngành, từ thực hiện chỉ tiêu đến những vụ việc nổi cộm trong hệ thống; tập trung hướng dẫn áp dụng pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Nhờ đó, kết quả thi hành án về việc và tiền đều vượt các chỉ tiêu được Quốc hội giao, trong đó tổng số tiền thi hành xong đạt gần 90 nghìn tỷ đồng; Công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế được tập trung chỉ đạo, thực hiện quyết liệt. Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính tiếp tục được triển khai thực hiện số bản án, quyết định thi hành án hành chính thi hành xong tăng 32% so với năm 2022...

Tập trung thu hồi tài sản các vụ án tham nhũng có khối tài sản lớn -0
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu

Tuy vậy, Bộ trưởng cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế, thậm chí có những tồn tại mang tính ổn định cần sớm được khắc phục như: số việc chưa thi hành còn nhiều, còn khá nhiều bản án hành chính chưa được thi hành nghiêm; kết quả thi hành án tín dụng ngân hàng còn thấp; còn nhiều vi phạm liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ như xác minh, ghi sổ, ra quyết định thi hành... Bộ trưởng cho rằng: Đây là những việc lẽ ra những cán bộ làm công tác này phải thuộc nằm lòng thì lại vi phạm, để rồi từ đó sinh ra nhiều hệ lụy, từ bị kiểm tra, thanh tra, giám sát đến cả xử lý hình sự. Chưa kể, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại một số cơ quan thi hành án địa phương còn chưa hiệu quả dẫn đến nhiều vụ việc bị kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh trách nhiệm bồi thường nhà nước; Năng lực quản lý, điều hành của một số lãnh đạo chưa phát huy được vai trò của người đứng đầu; chuyển đổi số trong công tác thi hành án còn chậm…

Để thực hiện tốt công tác THADS, THAHC trong năm 2024 và các năm tiếp theo, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long yêu cầu toàn hệ thống THADS cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để triển khai tổ chức thi hành án ngay từ đầu năm công tác nhằm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao theo đúng yêu cầu Nghị quyết số 96 của Quốc hội, Chỉ thị số 04 của Ban Bí Thư.

"Ngành THADS cần tập trung nâng cao kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, tín dụng, ngân hàng, nhất là các vụ việc lớn, có khối tài sản lớn, các vụ việc Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo”- Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long lưu ý.

Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Pháp luật

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Quốc phòng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, người lao động về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật trong toàn quân.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.

Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 tại Phú Thọ
Pháp luật

Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 tại Phú Thọ

Triển khai Kế hoạch số 26/KH-STP ngày 27.3.2024 của Sở Tư pháp tỉnh Phú Thọ về việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trong năm 2024, mới đây, Sở Tư pháp tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị Tập huấn nghiệp vụ công tác chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 tại 2 huyện Tân Sơn và Thanh Ba.

Thanh Hóa: Phát huy hiệu quả truyền thông chính sách
Pháp luật

Thanh Hóa: Phát huy hiệu quả truyền thông chính sách

Theo tinh thần Quyết định 407/QĐ-TTg ngày 30.3.2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) giai đoạn 2022 - 2027” (Đề án 407), Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa đã tích cực, chủ động tham mưu HĐND, UBND, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh triển khai nhiệm vụ và đạt được những kết quả tích cực.