Luật sư phân tích thế nào vụ ông Huỳnh Uy Dũng bị tố giác đồng phạm với bà Nguyễn Phương Hằng

Nhiều luật sư cho rằng, việc ông Huỳnh Uy Dũng bị tố giác đồng phạm với bà Nguyễn Phương Hằng là thủ tục tố tụng bình thường. Căn cứ đơn tố giác, cơ quan chức năng cần xem xét, giải quyết đơn theo quy định, dù khởi tố hay không cũng phải trả lời cho người tố cáo bằng văn bản.

Luật sư phân tích thế nào vụ ông Dũng “lò vôi” bị tố giác đồng phạm với bà Nguyễn Phương Hằng
Ông Huỳnh Uy Dũng và bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện trong một buổi livestream trước đây (ảnh cắt từ clip).

Trong đơn tố cáo gửi đến cơ quan chức năng, ông Nguyễn Quang Tuấn (ngụ TP. Hồ Chí Minh, con trai bà Nguyễn Phương Hằng) tố giác về việc bỏ lọt tội phạm trong vụ án liên quan đến vụ án bà Nguyễn Phương Hằng đã bỏ lọt tội phạm đối với ông Huỳnh Uy Dũng (chồng bà Hằng) là người giúp sức tích cực cho bà Hằng thực hiện hành vi phạm tội.

Ông Nguyễn Quang Tuấn cho rằng, ông Dũng là người cùng có vai trò tổ chức, cùng thực hiện hành vi, có dấu hiệu đồng phạm giúp sức khi cùng bà Phương Hằng thực hiện livestream, tham gia một số buổi livestream và có hô hào, khích lệ, ủng hộ tinh thần bà Hằng khi mắng chửi, xúc phạm người khác; cho sử dụng trường đua chó, đua ngựa của Công ty CP Đại Nam để tổ chức đặt tên chó đua, ngựa đua với tên của những người muốn xúc phạm….

Theo ông Tuấn, 3 trợ lý chỉnh máy, giúp bà Hằng đăng bài viết, phụ hoạ là phạm là Nguyễn Thị Mai Nhi (40 tuổi, trợ lý của bà Hằng), Lê Thị Thu Hà (31 tuổi, nhân viên Công ty CP Đại Nam), Huỳnh Công Tân (29 tuổi, Trưởng phòng Truyền thông Công ty CP Đại Nam), hiện đã bị khởi tố. Tuy nhiên, ông Dũng vẫn không bị xử lý mặc dù dấu hiệu đồng phạm của ông là rất nhiều và các bị hại của mẹ ông Tuấn đã có yêu cầu xử lý đồng phạm.

Trước đó, tháng 6.2023, TAND TP.Hồ Chí Minh đã ra quyết định trả hồ sơ vụ bà Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm cho Viện TP. Hồ Chí Minh để điều tra bổ sung. Theo đó, tòa yêu cầu Viện KSND TP.Hồ Chí Minh làm rõ một số nội dung. Trong đó có nội dung ông Huỳnh Uy Dũng với tư cách chủ tịch HĐQT, bà Hằng với tư cách tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam đã có những lần livestream ở Công ty Đại Nam, ở nhà riêng... 

Do đó TAND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu Viện KSND TP. Hồ Chí Minh làm rõ hành vi của ông Dũng có đồng phạm với bà Hằng hay không. Hiện chưa có kết luận về điều này.

Luật sư phân tích thế nào vụ ông Dũng “lò vôi” bị tố giác đồng phạm với bà Nguyễn Phương Hằng
Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh

Liên quan vụ việc này, theo Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh, việc ông Tuấn tố giác ông Dũng là quyền của ông Tuấn và đây cũng là thủ tục tố tụng bình thường. Căn cứ đơn tố giác tội phạm, cơ quan chức năng cần xem xét và giải quyết đơn đúng theo quy định pháp luật và dù khởi tố hay không khởi tố thì cũng phải trả lời cho người tố cáo bằng văn bản. Đến nay, cơ quan tố tụng đã tiếp nhận đơn tố giác của ông Tuấn và đang thụ lý vụ việc theo quy định.

Luật sư Trần Minh Hùng phân tích thêm, nhìn mắt thường qua các clip nhận thấy có dấu hiệu đồng phạm, tuy nhiên cơ quan điều tra cũng cần điều tra cụ thể, xác minh, làm rõ tính chất hành vi, động cơ, mục đích, yếu tố cấu thành tội phạm…, nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố vụ án, nếu không có dấu hiệu tội phạm thì cũng phải trả lời cho ông Tuấn biết.

Luật sư phân tích thế nào vụ ông Dũng “lò vôi” bị tố giác đồng phạm với bà Nguyễn Phương Hằng
Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh

Cùng quan điểm trên, Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh) nêu quan điểm, theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. 

Về mặt chủ quan, những người đồng phạm thực hiện tội phạm với lỗi cố ý. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. 

Do đó, đối với hành vi có “những lời lẽ cho rằng vợ mình là bà Hằng nói rất thật và cùng thách thức người khác sao kê; cùng tổ chức sử dụng trường đua, hô hào, vỗ tay khi xem đua chó có đặt tên người bị xúc phạm nhiều cá nhân” như ông Tuấn tố cáo và các clip thể hiện trong trường hợp này có thể được coi là đồng phạm. Tuy nhiên, kết quả như thế nào còn phải tùy thuộc vào Cơ quan điều tra và Viện KSND TP. Hồ Chí Minh.

Mới đây, Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao đã chuyển đơn của con trai bà Nguyễn Phương Hằng tố giác về việc bỏ lọt tội phạm trong vụ án liên quan đến vụ án bà Nguyễn Phương Hằng tới Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh để xem xét, xử lý theo thẩm quyền.

Văn bản chuyển đơn của Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao thể hiện, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao nhận được đơn của ông Nguyễn Quang Tuấn (ngụ TP. Hồ Chí Minh) nội dung: Tố giác cơ quan chức năng trong quá trình thụ lý giải quyết vụ án Nguyễn Phương Hằng (mẹ ông Tuấn) phạm tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo quy định của Điều 331 Bộ luật Hình sự đã bỏ lọt tội phạm đối với ông Huỳnh Uy Dũng (chồng bà Hằng) là người giúp sức tích cực cho bà Hằng thực hiện hành vi phạm tội nêu trên nhưng không bị xem xét, xử lý hình sự.

Sau khi nghiên cứu, xem xét thấy nội dung đơn là khiếu nại tố cáo trong tố tụng hình sự, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao chuyển đơn đến Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh để xem xét giải quyết theo thẩm quyền.

Trước đó, ngày 30.5, Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng chuyển đơn tố giác liên quan ông Huỳnh Uy Dũng đến Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh để chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền.

Theo phiếu chuyển đơn, Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an nhận được đơn của ông Nguyễn Quang Tuấn (con trai bà Nguyễn Phương Hằng) có nội dung: Tố giác ông Huỳnh Uy Dũng có hành vi Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Căn cứ các quy định của pháp luật, Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an chuyển đơn của ông Nguyễn Quang Tuấn đến Công an TP. Hồ Chí Minh.

Pháp luật

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.

Tủ sách Pháp luật của Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Đà Nẵng
Pháp luật

Nâng chất lượng tủ sách pháp luật

Đánh giá kết quả 5 năm triển khai Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, các chuyên gia nhận định rằng, hoạt động khai thác tủ sách pháp luật đã thực sự đi vào cuộc sống, hướng về cơ sở; đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức ở cơ sở, cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân; hỗ trợ một phần nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người tiếp cận thông tin pháp luật một cách dễ dàng.

Đến hết năm 2024, 77 triệu dữ liệu hộ tịch đã được số hóa
Pháp luật

Nỗ lực số hóa dữ liệu hộ tịch

Theo Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) Nhâm Ngọc Hiển, năm 2024, đánh dấu bước tiến quan trọng trong thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch; đơn vị đã quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc địa phương triển khai nhiệm vụ số hóa dữ liệu hộ tịch.

Lực lượng công an hướng dẫn người dân đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID
Pháp luật

Bảo đảm minh bạch trong cấp phiếu lý lịch tư pháp

Sự chuyển mình mạnh mẽ trong công tác lý lịch tư pháp, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo ra những thay đổi đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đó là ý kiến của các chuyên gia tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025 do Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia vừa tổ chức mới đây.

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản lòng sông
Pháp luật

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản lòng sông

Ngày 31.12.2024 Phòng Cảnh sát giao thông phối hợp Thuỷ đoàn I – Cục Cảnh sát giao thông, Công an huyện Lục Nam kiểm tra hoạt động 02 mỏ khai thác khoáng sản trên tuyến sông Lục Nam: Công ty TNHH khai thác khoáng sản Hồng Phát (Công ty Hồng Phát) và Hợp tác xã khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng Cương Sơn (Hợp tác xã Cương Sơn).

Công an huyện Đông Anh và Công an huyện Ứng Hòa (Hà Nội) tổ chức tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường Tiểu học Đông Hội, THCS Ngô Quyền, và THCS Đại Cường nhân ngày Pháp luật Việt Nam 2024.
Pháp luật

Đổi mới tư duy tuyên truyền pháp luật

Trước yêu cầu đổi mới tư duy phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh nhấn mạnh, chính quyền các cấp mà nòng cốt là ngành tư pháp, Sở Tư pháp phải tạo dựng các điều kiện cần thiết về thông tin pháp lý, PBGDPL để người dân tiếp cận và nâng cao nhận thức về pháp luật; từ đó chủ động chấp hành, tuân thủ, sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.