Ban hành bảng giá đất hàng năm

Khắc phục tình trạng “hai giá” khi giao dịch, chuyển nhượng nhà đất

Một trong những điểm mới của Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 là luật đã bỏ quy định về khung giá đất của Chính phủ; thay vào đó là quy định bảng giá đất được xây dựng hàng năm. Với quy định mới này, người dân sẽ phải kê khai đúng hoặc sát hơn với giá chuyển nhượng bất động sản thực tế theo giá thị trường. Điều này góp phần hạn chế thất thu ngân sách Nhà nước, cùng với đó, khắc phục tình trạng khai “hai giá” khi giao dịch, chuyển nhượng nhà đất.

Bảo đảm tính độc lập, khách quan trong định giá đất

So với Luật Đất đai 2013, chế định về tài chính, giá đất của Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều bổ sung mới. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân, để hoàn thiện chính sách tài chính về đất đai, cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, các cơ chế kiểm tra, giám sát của Trung ương và Hội đồng Nhân dân trong việc xây dựng bảng giá đất, Luật Đất đai (sửa đổi) đã bãi bỏ quy định về khung giá đất của Chính phủ.

Khắc phục tình trạng “hai giá” khi giao dịch, chuyển nhượng nhà đất ảnh 1
Theo Luật Đất đai 2024: Bảng giá đất lần đầu được công bố và áp dụng từ ngày 1.1.2026, được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất từ ngày 1.1 của năm tiếp theo

Ngoài ra, Luật Đất đai (sửa đổi) cũng quy định cụ thể nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá đất; quy định bảng giá đất được xây dựng hàng năm và bảng giá đất lần đầu được công bố và áp dụng từ ngày 1.1.2026, được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất từ ngày 1.1 của năm tiếp theo. Luật quy định xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất; quy định cụ thể thời điểm xác định giá đất. Đồng thời, Luật cũng quy định rõ UBND cấp có thẩm quyền phải ban hành quyết định giá đất cụ thể trong thời gian không quá 180 ngày kể từ thời điểm xác định giá đất đối với các trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất, chuyển hình thức sử dụng đất, điều chỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, điều chỉnh quy hoạch chi tiết.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cũng cho biết, đối với trường hợp áp dụng giá đất trong bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì UBND cấp có thẩm quyền phải ghi giá đất trong quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất, chuyển hình thức sử dụng đất.

Luật Đất đai (sửa đổi) cũng quy định cụ thể các phương pháp định giá đất, bao gồm: phương pháp so sánh, phương pháp thu thập, phương pháp thặng dư và phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất. Đồng thời giao Chính phủ quy định phương pháp định giá đất khác 4 phương pháp trên sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Luật quy định trường hợp, điều kiện áp dụng phương pháp định giá đất. Trong trường hợp áp dụng các phương pháp định giá đất để xác định giá đất cụ thể mà có kết quả thấp hơn giá đất trong bảng giá đất thì sử dụng giá đất trong bảng giá đất.

So với Luật hiện hành, Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định mở rộng thành phần Hội đồng thẩm định giá đất. Theo đó, “ngoài các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND, có thể mời đại diện tổ chức tư vấn xác định giá đất, chuyên gia về giá đất tham gia là thành viên Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức chính trị - xã hội khác tham gia cuộc họp thẩm định giá đất để bảo đảm tính độc lập khách quan trong quá trình định giá” - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết.

Xác định giá đất sát với giá thị trường

Với quy định mới của Luật Đất đai (sửa đổi), việc ban hành bảng giá đất hàng năm sẽ bảo đảm tuân thủ nguyên tắc thị trường, thể hiện sự linh hoạt, cập nhật cao, sát giá thị trường.

Hiện nay, theo quy định Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC giá chuyển nhượng đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá hoặc giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng sẽ được xác định theo bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng. Theo Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP. Đà Nẵng Lê Thị Xuân Nga, quy định này đã dẫn đến tình trạng khi mua bán thực tế giá rất cao nhưng ghi trong hợp đồng thì thấp hơn bảng giá đất để được tính thuế theo bảng giá đất, nhưng giá trong bảng giá đất thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Từ đó gây thất thu ngân sách và quan trọng hơn là Nhà nước không có dữ liệu giá đất đúng thực tế thị trường chuyển nhượng để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất, xây dựng bảng giá đất và xác định giá đất cụ thể.

Theo bà Nga, việc ban hành bảng giá đất hàng năm để sát với giá thị trường, người dân sẽ phải kê khai đúng hoặc sát hơn với giá chuyển nhượng bất động sản thực tế theo giá thị trường. Điều này giúp Nhà nước hạn chế thất thu ngân sách cũng như góp phần khắc phục tình trạng khai “hai giá” khi giao dịch, chuyển nhượng nhà đất như hiện nay.

Cùng quan điểm này, đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Việt Hà, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang cho rằng, bảng giá đất được xây dựng, công bố định kỳ hàng năm, nhất là việc mở rộng các trường hợp áp dụng trong bảng giá đất, qua đó giảm bớt thời gian xác định giá, cải cách thủ tục hành chính đối với các cá nhân tổ chức khi thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai. Quy định cụ thể các phương pháp áp dụng giá đất, trường hợp và điều kiện áp dụng, qua đó minh bạch về phương pháp, dễ thực hiện cho cơ quan tổ chức làm giá đất.

Luật Đất đai (sửa đổi) đã bỏ quy định về khung giá đất, đồng thời tiếp tục có quy định thể hiện rõ hơn việc xác định giá đất phải theo nguyên tắc thị trường. “Đây là thay đổi hết sức quan trọng, là cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm việc xác định giá đất sát với giá thị trường, bảo đảm không quá thấp, không có sai lệch, tương đối phù hợp, tăng giá đất bồi thường góp phần cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng được hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn trên cơ sở giá thị trường. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, đây chính là điểm nghẽn của hàng nghìn dự án, dễ “tạo điều kiện” phát sinh tham nhũng, tiêu cực” - đại biểu Đỗ Thị Việt Hà nhận định.

Điều 160, Luật Đất đai (sửa đổi) quy định thẩm quyền quyết định giá đất cụ thể như sau:

Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết, thu hồi đất, xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất, xác định giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh theo quy định của luật này.

Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định giá đất cụ thể đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết, thu hồi đất, xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện theo quy định của luật này.

Cơ quan có chức năng quản lý đất đai có trách nhiệm giúp Chủ tịch UBND cùng cấp tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Trong quá trình thực hiện, cơ quan có chức năng quản lý đất đai được thuê tổ chức tư vấn xác định giá đất để xác định giá đất cụ thể.

Pháp luật

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.

Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 tại Phú Thọ
Pháp luật

Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 tại Phú Thọ

Triển khai Kế hoạch số 26/KH-STP ngày 27.3.2024 của Sở Tư pháp tỉnh Phú Thọ về việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trong năm 2024, mới đây, Sở Tư pháp tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị Tập huấn nghiệp vụ công tác chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 tại 2 huyện Tân Sơn và Thanh Ba.

Thanh Hóa: Phát huy hiệu quả truyền thông chính sách
Pháp luật

Thanh Hóa: Phát huy hiệu quả truyền thông chính sách

Theo tinh thần Quyết định 407/QĐ-TTg ngày 30.3.2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) giai đoạn 2022 - 2027” (Đề án 407), Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa đã tích cực, chủ động tham mưu HĐND, UBND, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh triển khai nhiệm vụ và đạt được những kết quả tích cực.

Kiên Giang: Tiếp tục cưỡng chế, tháo dỡ 9 căn biệt thự xây trái phép ở TP. Phú Quốc
Pháp luật

Kiên Giang: Tiếp tục cưỡng chế, tháo dỡ 9 căn biệt thự xây trái phép ở TP. Phú Quốc

Sáng 6.9, ngành chức năng TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) đã tiến hành cưỡng chế 9 căn biệt thự và tháo dỡ 2 đường bê tông tại ấp Đường Bào, xã Dương Tơ. Những căn biệt thự nằm trong khu 18,9ha đất do UBND xã Dương Tơ quản lý nhưng bị nhiều người dân vào xây dựng 79 căn biệt thự trái phép.

Tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền cho báo cáo viên pháp luật
Tin tức

Tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền cho báo cáo viên pháp luật

Vừa qua, Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức Hội nghị Tập huấn kỹ năng thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho báo cáo viên pháp luật. Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Nguyễn Thị Thược dự và chỉ đạo Hội nghị.

Đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật tại Đắk Nông
Tin tức

Đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật tại Đắk Nông

Thực hiện nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch triển khai Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Bộ Tư pháp năm 2024, mới đây, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo "Đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật" tại TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

Hải đoàn Biên phòng 18 tuyên truyền chống khai thác IUU
Tin tức

Hải đoàn Biên phòng 18 tuyên truyền chống khai thác IUU

Biên đội III/24 Hải đoàn Biên phòng 18 vừa tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho ngư dân trên vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dưới nhiều hình thức thích hợp với địa bàn, từng đối tượng cụ thể; nhằm tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhân dân về ý thức chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước; đặc biệt là chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Tin tức

Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp vừa tổ chức Tọa đàm nắm bắt tình hình thực hiện Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân" ban hành tại Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11.8.2022 của Thủ tướng Chính phủ của Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam. Phó Cục trưởng Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp Ngô Quỳnh Hoa chủ trì, điều hành buổi làm việc.