​Kết luận thanh tra liên quan đến Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh

Ngày 25.12, Thanh tra Chính phủ ban hành thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Chú thích ảnh
Dự án điện gió và điện mặt trời tại xã Lợi Hải và Bắc Phong (Thuận Bắc, Ninh Thuận). Ảnh minh họa: Minh Hưng/TTXVN

Kết luận thanh tra đánh giá công tác quản lý thực hiện quy hoạch đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, giúp tăng sản lượng điện, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội. Tuy vậy, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra hàng loạt tồn tại, hạn chế, khuyết điểm và vi phạm liên quan đến việc bổ sung các dự án điện mặt trời, năng lượng tái tạo.

Bổ sung nhiều dự án không có quy hoạch

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, Bộ Công thương đã phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch điện lực cấp tỉnh 114 dự án điện mặt trời với tổng công suất 4.166 MW có tiến độ vận hành trong giai đoạn 2016 - 2020; trong đó 92 dự án với tổng công suất 3.194 MW phê duyệt bổ sung riêng lẻ vào Quy hoạch phát triển điện lực của 23 tỉnh trên cơ sở đề nghị của UBND các tỉnh xuất phát từ đề nghị của các chủ đầu tư.

Có tới 15 trong số 23 tỉnh nêu trên không quy hoạch đầu tư điện mặt trời trong Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh và không có quy hoạch điện mặt trời đến năm 2020 của 63 tỉnh, thành phố. Do đó, việc phê duyệt các dự án này là không có căn cứ pháp lý về quy hoạch.

Cũng theo cơ quan thanh tra, tổng công suất nguồn điện mặt trời đến năm 2020 được phê duyệt tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh là 850 MW. Tuy nhiên, Bộ Công thương đã tham mưu, trình Thủ tướng phê duyệt bổ sung riêng lẻ 54 dự án với tổng công suất 10.521 MW vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh trên cơ sở đề nghị của UBND các tỉnh xuất phát từ đề nghị của các chủ đầu tư, trong khi không lập Quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia đến năm 2020 theo yêu cầu tại Quyết định 11/2017 của Thủ tướng. Vì vậy, việc phê duyệt 54 dự án này cũng là không có căn cứ pháp lý về quy hoạch.

Thanh tra Chính phủ xác định, với việc phê duyệt 168 dự án điện mặt trời với tổng công suất 14.707 MW (cao gấp 17,3 lần so với tổng công suất được phê duyệt tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh), trong đó đáng chú ý là phê duyệt riêng lẻ 137 dự án với tổng công suất 9.366 MW có tiến độ vận hành trong giai đoạn 2016 - 2020; tính đến cuối năm 2020, tổng công suất nguồn điện mặt trời nối lưới đã đầu tư thực tế là 8.642 MW, cao gấp 10,2 lần so với công suất đến năm 2020 được phê duyệt tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh (850 MW), thậm chí vượt công suất quy hoạch đến năm 2025 (4.000 MW).

Ngoài ra, nguồn điện mặt trời mái nhà cũng đã được đầu tư nhanh với công suất lớn (7.864 MW), nâng tổng công suất nguồn điện mặt trời lên thành 16.506 MW, cao gấp 19,42 lần so với công suất phê duyệt tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Điều này dẫn đến cơ cấu công suất nguồn điện mặt trời theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã tăng từ 1,4% lên 23,8%. Chưa kể, còn có 6 dự án/phần dự án (452,62 MW) đã hoàn thành nhưng chưa được vận hành thương mại.

Chuyển hồ sơ 8 vụ việc sang Bộ Công an

Thanh tra Chính phủ nhận định, nguồn điện mặt trời phụ thuộc vào thời tiết, tính ổn định thấp, do đó, việc đầu tư nhiều điện mặt trời nối lưới, tập trung chủ yếu ở khu vực các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên có phụ tải thấp, cần phải có phương án truyền tải để giải tỏa công suất. Dù vậy, lưới điện đã không được đầu tư kịp thời, đồng bộ, dẫn đến mất cân đối giữa nguồn và lưới, cơ cấu nguồn điện, vùng miền..., gây khó khăn cho công tác quản lý vận hành hệ thống điện.

Những vi phạm nêu trên còn dẫn tới tổng công suất đặt nguồn điện mặt trời dự kiến vận hành thương mại trước năm 2020 đã ký hợp đồng mua bán điện là 5.088 MW, vượt xa mục tiêu Quy hoạch điện VII điều chỉnh (850 MW).

Ngoài giá FIT trả cho chủ đầu tư, chi phí hệ thống tăng thêm ít nhất là 5,5 cents/kWh. Đáng chú ý là sự không đồng bộ giữa việc bổ sung quy hoạch từng dự án, không có quy hoạch tổng thể và không đồng bộ với lưới điện đi kèm - với tiến độ xây dựng các công trình lưới điện từ 3 - 5 năm, chậm hơn nhiều so với tiến độ vận hành của điện mặt trời, dẫn đến khó khăn trong việc vận hành hệ thống điện, có khả năng gây quá tải cục bộ và trên diện rộng khu vực các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Gia lai, Đắk Lắk, buộc các nhà máy điện phải giảm phát.

Thực tế trên cũng là nguyên nhân chính dẫn đến mất cân đối giữa nguồn và lưới, mất cân đối về cơ cấu nguồn điện, vùng miền, gây khó khăn cho công tác quản lý vận hành hệ thống điện, gây lãng phí nguồn lực xã hội... Thanh tra Chính phủ xác định việc để xảy ra các vi phạm đã nêu thể hiện sự buông lỏng quản lý, có dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Kết quả thanh tra chỉ ra rất nhiều vi phạm, vì vậy, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ, tài liệu 8 vụ việc để xem xét, điều tra xử lý theo quy định. Hiện, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận kiến nghị này của Thanh tra Chính phủ.

Cũng theo thông báo kết luận, Thanh tra Chính phủ chuyển kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý do có liên quan đến những tồn tại, khuyết điểm, vi phạm nêu tại kết luận thanh tra.

Pháp luật

Duy trì hiệu quả 100% xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Tin tức

Duy trì hiệu quả 100% xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Trong những năm qua, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong công tác xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, đến nay, 100% (16/16) xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều được công nhận đạt chuẩn này.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì cuộc họp Ban Tổ chức Diễn đàn “Kinh doanh và pháp luật năm 2024”.
Pháp luật

Kịp thời nắm bắt, giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp

Theo Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), dự kiến vào ngày 9.10, tại Hà Nội, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương sẽ tổ chức Diễn đàn "Kinh doanh và pháp luật năm 2024". Đây là hoạt động ý nghĩa gắn kết cơ quan quản lý nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp, góp phần minh bạch hóa những vấn đề liên quan đến thể chế mà doanh nghiệp đang phải đối mặt.

Hội Người khuyết tật quận Hoàng Mai tổ chức Hội nghị tuyên truyền PBGDPL và trợ giúp pháp lý về Luật Đất đai cho các hội viên.
Pháp luật

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền pháp luật cho người khuyết tật

Tại Hội nghị "Tập huấn và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người khuyết tật" do Bộ Tư pháp vừa tổ chức, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên cho biết, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác PBGDPL với mục tiêu hướng về cơ sở, lấy người dân làm trung tâm, chú trọng đến các đối tượng đặc thù; trong đó, có đối tượng là người khuyết tật.

Đối tượng bị bắt giữ
Tin tức

Công an Bắc Giang bắt giữ nhóm đối tượng lừa đảo qua đầu tư tiền ảo

Dùng những lời chào mời, hứa hẹn lợi nhuận cao, đầu tư dễ dàng, tạo lòng tin để lừa đảo chiếm đoạt tiền người đầu tư qua sàn tiền ảo, sau đó “làm sạch” số tiền để sử dụng. Nhóm đối tượng phạm tội này vừa bị Công an huyện Lạng Giang, Bắc Giang phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đấu tranh, triệt phá.

Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị Tập huấn quy định xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Tin tức

Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị Tập huấn quy định xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Thực hiện Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 27.2.2024 của UBND tỉnh về thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2024, sáng 4.10, Sở Tư pháp tỉnh Hà Tỉnh đã tổ chức Hội nghị tập huấn quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tuyên truyền Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho 250 đại biểu đang làm công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh. 

Toàn cảnh buổi làm việc.
Pháp luật

Tăng cường phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực trẻ em

Nhận thức về vai trò đặc biệt quan trọng của trẻ em, các lực lượng chức năng tỉnh Sơn La luôn chủ động, tích cực thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em. Đồng thời, xử lý nghiêm các vụ, việc xâm hại trẻ em, qua đó nâng cao ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật của quần chúng Nhân dân.

Cảnh báo thủ đoạn mới để cướp giật tài sản
Pháp luật

Cảnh báo thủ đoạn mới để cướp giật tài sản

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bắc Từ Liêm vừa ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với bị can Nguyễn Duy Thái, sinh năm 1985, hộ khẩu thường trú tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội để điều tra làm rõ hành vi cướp giật tài sản.

Bình Thuận hướng dẫn chỉ tiêu 'tiếp cận pháp luật' trong đánh giá nông thôn mới
Tin tức

Bình Thuận hướng dẫn chỉ tiêu 'tiếp cận pháp luật' trong đánh giá nông thôn mới

Thực hiện Kế hoạch số 364/KH-STP về tập huấn tăng cường tiếp cận pháp luật và truyền thông chính sách cho người dân đối với các xã dự kiến đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024; Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận đã tổ chức 5 Hội nghị tập huấn tại UBND 5 xã dự kiến đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.

Nâng khống thiết bị giáo dục ở Hà Tĩnh: Nhiều đối tượng lĩnh án
Tin tức

Nâng khống thiết bị giáo dục ở Hà Tĩnh: Nhiều đối tượng lĩnh án

Để đảm bảo thắng thầu, các doanh nghiệp đã trao đổi, thống nhất với các công ty đối tác kinh doanh, mượn hồ sơ năng lực, xây dựng các “quân xanh” cùng tham gia dự thầu để 1 công ty trúng thầu. Ngoài ra, sản phẩm thiết bị giáo dục đã bị các đối tượng cho chạy lòng vòng qua nhiều đơn vị trung gian nhằm nâng giá trước khi cấp cho Sở GD-ĐT Hà Tĩnh.