Công an Bà Rịa - Vũng Tàu thụ lý nhiều đơn tố giác lừa đảo bất động sản

Bộ Công an, Viện KSND Tối cao đã chuyển đơn bà Loan tố giác bà Ngô Thị Minh Phượng (trú tại P. Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu) và bà Nguyễn Thị Kim Liên (trú tại P. 9, TP Vũng Tàu) về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản đến Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Bà Rịa - Vũng Tàu. 

Thụ lý đơn tố cáo  

Công an Bà Rịa - Vũng Tàu thụ lý nhiều đơn tố giác lừa đảo bất động sản -0
Cơ quan CSĐT Công an Bà Rịa – Vũng Tàu nhân được nhiều đơn tố giác lừa đảo bất động sản

Trong văn bản gửi Cơ quan CSĐT Công an Bà Rịa – Vũng Tàu, bà Nguyễn Thị Như Loan (ngụ TP. Hồ Chí Minh) cho biết: Ngày 5.4.2021, bà Nguyễn Thị Kim Liên và bà Ngô Thị Minh Phượng (đại diện bên A) đã ký hợp đồng thỏa thuận nguyên tắc, cam kết sẽ chuyển nhượng 125ha đất tại phường Kim Dinh và phường Long Hương (TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho bà Nguyễn Thị Như Loan (đại diện bên B), tổng giá trị là 799,5 tỷ đồng. Thời gian thực hiện chuyển nhượng đủ 125ha đất là 60 ngày kể từ ngày 5.4.2021, nếu một trong hai bên vi phạm Hợp đồng thì sẽ bị phạt gấp đôi tiền cọc (tiền cọc 20 tỷ đồng) hoặc chịu mất tiền cọc.

Theo thỏa thuận, bà Loan đã đặt cọc với số tiền 20 tỷ đồng và trước ngày ký hợp đồng bà Liên giao 4 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) với diện tích khoảng 10ha để làm tin. Đến ngày 6.5.2021, bà Loan đã chuyển 4 lần chuyển tiền theo đề nghị của bà Liên, tổng số tiền cả cọc hơn 130 tỷ đồng.

Về phía bên chuyển nhượng, hết thời hạn 60 ngày theo hợp đồng nhưng bà Liên, bà Phượng không có đất đủ 125ha để ký công chứng chuyển nhượng. Ngày 1.7.2021 (sau khi quá hạn 26 ngày), bà Loan gửi thông báo vi phạm thời hạn hợp đồng cho bà Liên, đồng thời yêu cầu bà Liên, bà Phượng phải hoàn trả số tiền gốc bà Loan đã chuyển và bồi thường cọc và lãi vay chậm trả theo chế tài, do vi phạm nghĩa vụ Hợp đồng.

“Sau rất nhiều lần đòi nợ nhưng bên phía bà Phượng, bà Liên không hoàn trả tiền mà chặn cuộc gọi, chặn liên lạc, bên mua tìm hiểu thì được biết bà Liên chỉ sở hữu 7,9 ha đất chứ không phải sở hữu 110ha đất như trong cam kết ngày 29.4.2021. Những thông tin bên bà Liên, bà Phượng đưa ra như cam kết sở hữu 125ha đất, không tranh chấp, không thuộc diện phải thi hành án... và hứa sẽ hoàn thành ký công chứng chuyển nhượng cho bên mua trong 60 ngày là sự lừa dối ngay từ thời điểm ký kết hợp đồng cố ý chiếm đoạt tài sản”,  đơn của bà Loan nêu.

Nhận thấy quyền lợi bị xâm phạm nên tháng 10.2023 bà Loan đã gửi đơn đến Viện KSND Tối cao, Bộ Công an để tố cáo hành vi của bà Ngô Thị Minh Phượng và bà Nguyễn Thị Kim Liên. Sau đó, Viện KSND Tối cao đã có văn bản số 230/VKSTC-V3, Cục cảnh sát Hình sự có văn bản số 158/TB-C02-P3, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã có văn bản số 39/TB-CSKT-P2, Thanh Tra Bộ Công An đã có văn bản số 3923TB-X05-P6 thông báo cho bà Loan biết việc các cơ quan này đã chuyển đơn của bà đến Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Phản hồi về các nội dung trên bà Ngô Thị Minh Phượng cho biết, hiện bà cũng đang có đơn phản tố gửi cơ quan chức năng vì cho rằng mình đã bị bà Loan vu khống, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bà Phượng cho rằng nhóm bà Loan đã tạo lập nhiều chứng từ, hợp đồng giả cách để lừa chiếm tài sản của bà.

Người trong cuộc nói gì?

Công an Bà Rịa - Vũng Tàu thụ lý nhiều đơn tố giác lừa đảo bất động sản
Ảnh minh hoạ

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, bà Phượng thừa nhận có ký hợp đồng chuyển nhượng 125ha đất tại khu nam TP Bà Rịa cho bà Loan. Theo thỏa thuận trong hợp đồng bà Phượng cam kết sẽ thực hiện chuyển nhượng cho bà Loan đủ số 125ha trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký hợp đồng. Bà Phượng cho rằng dù chưa hoàn toàn đứng tên sở hữu 125ha đất nhưng nhóm của bà đã gom đủ số lượng bằng nhiều hình thức khác nhau như ủy quyền, đặt cọc mua đất của những người dân khác. Theo đó, bà Phượng cho rằng bà Loan đã không ra công chứng chuyển nhượng từng lần như đã thỏa thuận với nhiều lý do khác nhau.

Về 20 GCNQSDĐ tại dự án Oceanami, bà Phượng cho rằng bà Loan có hỏi mượn 20 sổ để tham khảo chứ không phải là thế chấp để vay số tiền 75,7 tỷ đồng. Số tiền 75,7 tỷ đồng là bà Phượng vay của bà Loan nhưng bà Phượng cho rằng do bà Loan đang còn nợ lại tiền nên bà Phượng chưa trả.

Sau đó, bà Phượng cùng bà Loan ký hợp đồng nguyên tắc vay tiền có đảm bảo (thế chấp) để vay 105 tỷ đồng với ông N.. Trong đó, bên cho vay là ông N. (bên A), bên đi vay là bà Loan và bà Phượng (bên B), tài sản đảm bảo là 3 bất động sản của bà Loan cùng 10 GCNQSDĐ trong số 20 GCNQSDĐ bà Loan đã mượn. Theo điều khoản trong hợp đồng, tại thời điểm ký hợp đồng này bên B đã nhận đủ số tiền vay là 105 tỷ đồng.

Bà Phượng cho rằng toàn bộ số tiền vay đều do bà Loan nhận nhưng bà Phượng lại là người phải bỏ ra số tiền 93 tỷ đồng trả nợ cho ông N. để chuộc lại 10 GCN đã thế chấp.

Về việc ký giấy xác nhận nợ bà Loan số tiền hơn 897 tỷ đồng theo biên bản ngày 1.11.2022, bà Phượng cho rằng bản thân “ký bừa” vì sợ hãi, lo lắng và các khoản vay liên quan đến nhiều người khác bà không nắm được.

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, bà Nguyễn Thị Như Loan khẳng định: “Việc bà Phượng nói tôi không mua đất như ký kết là vu khống hoàn toàn, bà Phượng không có bất cứ bằng chứng nào để chứng minh việc tôi không mua. Tôi đã chuyển tiền cho bà Phượng thì không có lý do gì mà không tiếp tục mua đất, không ra công chứng cả”.

Về số tiền 75,7 tỷ đồng bà Phượng vay của bà Loan nhưng bà Phượng cho rằng do bà Loan đang còn nợ lại tiền nên bà Phượng chưa trả, bà Loan cho biết: “Đâu có thể muốn nói dự án khác là được trong khi không đưa được bất kỳ bằng chứng nào về việc tôi ký nợ bất cứ dự án nào. Nếu sợ sao tôi lại đi thưa ở tòa và nếu tôi nợ thì sao bà Phượng lại ký nhận nợ với tôi”.

Về 20 GCNQSDĐ dự án Khu biệt thự nghỉ dưỡng Oceanami, bà Loan khẳng định, tất cả hồ sơ đều do công ty của bà Phượng đóng dấu vay và số tiền bà Loan đều chuyển theo uỷ nhiệm chi 75,7 tỷ đồng cùng ngày ký vay có ghi là chuyển theo khế ước vay.

Đối với khoản tiền 105 tỷ đồng vay của ông N., bà Loan xác định, cả công ty của bà Phượng ký biên bản họp hội đồng quản trị và ký uỷ quyền cho bà Phượng ký vay của ông N., nếu bà phượng không vay 105 tỷ đồng sao lại có cả bộ hồ sơ của công ty ký cho bà Phượng đại diện đi vay. Nếu bà Phượng không vay nợ sao không đòi lại sổ đã cho mượn mà lại đi trả nợ?

Về việc ký giấy xác nhận nợ bà Loan số tiền hơn 897 tỷ đồng, bà Loan cho rằng: “Bà Phượng nói sợ hãi, lo lắng mất tài sản vậy nguyên nhân từ đâu bà Phượng đưa tài sản cho bà tôi, mà mượn từ năm 2021, hơn 2 năm mà không đòi. Vậy tài sản trong tủ bà Phượng tự bay qua tủ của tôi hay sao?, bà phượng và tôi cũng ký đối chiếu vào văn bản xác nhận công nợ, cam kết trả nợ làm 4 đợt, đồng thời liệt kê toàn bộ tài sản thế chấp. Như vậy sao nói là sợ hãi, lo lắng được”.

Hiện, Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tiếp nhận thụ lý vụ việc và tiến hành thu thập thông tin, xác minh điều tra làm rõ.

Pháp luật

Tuyên truyền bằng loa di động có tác dụng trực tiếp, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu. Ảnh: ITN
Pháp luật

Tiền Giang: Phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn

Với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, các mô hình hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội.

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Pháp luật

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Quốc phòng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, người lao động về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật trong toàn quân.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.