Cà Mau: Đánh giá hiệu quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Để kịp thời đánh giá hiệu quả công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Cà Mau, mới đây, Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau đã thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại huyện Trần Văn Thời, Ngọc Hiển, Thới Bình và Phú Tân.

Tại mỗi huyện, đoàn kiểm tra chọn 1 đơn vị cấp xã tiến hành kiểm tra trực tiếp công tác hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024.

Tại mỗi đơn vị, đoàn kiểm tra nghe báo cáo về tình hình thực hiện và kiểm tra thực tế hồ sơ đánh giá, chấm điểm, đề nghị công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 và kế hoạch, tình hình thực hiện trong năm 2024; trao đổi, thảo luận, hướng dẫn và đề ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với đơn vị được kiểm tra...

Cà Mau: Đánh giá hiệu quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật -0
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Phú Toàn

Sau khi nghe báo cáo, kết hợp với kiểm tra thực tế hồ sơ tiếp cận pháp luật các xã cho thấy, thời gian qua, các địa phương đã có sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư nguồn lực, kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho hòa giải viên và công chức làm công tác đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện thường xuyên, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu trong xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Bên cạnh những kết quả đạt được, bà Phạm Thị Ngọc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp - Trưởng đoàn kiểm tra đã chỉ ra những hạn chế mà địa phương gặp phải trong xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Cụ thể như một số nơi, vẫn còn tình trạng khoán trắng nhiệm vụ cho công chức tư pháp; chưa có sự phân công, giao nhiệm vụ rõ ràng cho các ngành có liên quan đến từng tiêu chí, chỉ tiêu; hồ sơ minh chứng cho kết quả chấm điểm chưa được công chức chuyên môn tổng hợp đầy đủ; một số chỉ tiêu chấm còn mang tính hình thức, chưa sát với tình hình thực tế tại địa phương…

Để kịp thời khắc phục những hạn chế vừa nêu, nâng cao chất lượng, bảo đảm chặt chẽ trong đánh giá, chấm điểm các tiêu chí tiếp cận pháp luật gắn với xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và huyện nông thôn; đại diện Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau đề nghị, các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện tốt quy định về xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; UBND huyện và UBND cấp xã cần thực hiện nghiêm túc việc phân công trách nhiệm cho cán bộ, công chức chuyên môn phụ trách từng tiêu chí, chỉ tiêu. 

Cà Mau: Hướng tới xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Phú Toàn

Bên cạnh đó, chỉ đạo công chức chuyên môn thực hiện tổng hợp hồ sơ minh chứng đầy đủ theo quy định; các mô hình, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật các xã đang triển khai thực hiện cần đánh giá được tính hiệu quả và thực hiện đầy đủ việc lấy ý kiến của đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, đại diện các ấp, khóm trên địa bàn; thường xuyên thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra cơ sở, nhằm kịp thời phát hiện hạn chế để có giải pháp khắc phục, chấn chỉnh, bảo đảm khách quan, thực chất.

Pháp luật

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Pháp luật

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Quốc phòng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, người lao động về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật trong toàn quân.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.

Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 tại Phú Thọ
Pháp luật

Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 tại Phú Thọ

Triển khai Kế hoạch số 26/KH-STP ngày 27.3.2024 của Sở Tư pháp tỉnh Phú Thọ về việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trong năm 2024, mới đây, Sở Tư pháp tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị Tập huấn nghiệp vụ công tác chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 tại 2 huyện Tân Sơn và Thanh Ba.

Thanh Hóa: Phát huy hiệu quả truyền thông chính sách
Pháp luật

Thanh Hóa: Phát huy hiệu quả truyền thông chính sách

Theo tinh thần Quyết định 407/QĐ-TTg ngày 30.3.2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) giai đoạn 2022 - 2027” (Đề án 407), Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa đã tích cực, chủ động tham mưu HĐND, UBND, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh triển khai nhiệm vụ và đạt được những kết quả tích cực.

Kiên Giang: Tiếp tục cưỡng chế, tháo dỡ 9 căn biệt thự xây trái phép ở TP. Phú Quốc
Pháp luật

Kiên Giang: Tiếp tục cưỡng chế, tháo dỡ 9 căn biệt thự xây trái phép ở TP. Phú Quốc

Sáng 6.9, ngành chức năng TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) đã tiến hành cưỡng chế 9 căn biệt thự và tháo dỡ 2 đường bê tông tại ấp Đường Bào, xã Dương Tơ. Những căn biệt thự nằm trong khu 18,9ha đất do UBND xã Dương Tơ quản lý nhưng bị nhiều người dân vào xây dựng 79 căn biệt thự trái phép.