Bà Rịa – Vũng Tàu: Kỳ lạ vụ đòi lại đất sau gần 20 năm chuyển nhượng

TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sắp xét xử lại vụ án dân sự “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất, số tiền bồi thường hợp đồng vay tài sản” xảy ra tại thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức. Trước đó, Viện KSND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác định, TAND huyện Châu Đức đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án.

Đưa đủ tiền mua đất, 20 năm sau bị đòi lại đất

Bà Rịa – Vũng Tàu: Kỳ lạ vụ đòi lại đất sau gần 20 năm chuyển nhượng -0
Khu đất (phía trái) bà Nguyệt đã nhận chuyển nhượng gần 20 năm về trước nhưng nay lại bị tranh chấp

Nguyên đơn trong vụ án là ông vợ chồng Nguyễn Văn Thanh và bà Nguyễn Thị Ngọc Tân (ngụ huyện Châu Đức). Bị đơn: vợ chồng ông Dương Văn Biểu và bà Dương Thị Lan (thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức). Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là vợ chồng ông Nguyễn Hoàng Mão và bà Bùi Thị Ánh Nguyệt cùng một số cá nhân khác.

Theo hồ sơ, năm 1991, ông Biểu được UBND huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai (nay là huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSDĐ) đất số: A 586107 gồm 5 thửa đất (thửa 46, 30,31, 45 tờ bản đồ số 31 và thửa 46 thuộc tờ bản đồ số 32) thị trấn Ngãi Giao, với tổng diện tích 22.534m2.

Năm 1997, ông Biểu kê khai lại 3 thửa (30, 45 tờ bản đồ 31 và thửa 46 tờ bản đồ số 32). Do sơ suất nên tháng 10.1997, địa phương đã cấp cho ông Biểu GCNQSDĐ số B 586527 của 3 thửa đất nêu trên với diện tích 12.998 m2 (3 thửa này trùng với 3/5 thửa đã cấp năm 1991). 

Vợ chồng ông Biểu đã đem 2 GCNQSDĐ trên thế chấp tại 2 ngân hàng khác nhau.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Kỳ lạ vụ đòi lại đất sau gần 20 năm chuyển nhượng -0
Phán quyết của TAND huyện Châu Đức tại bản án sơ thẩm. Ảnh: Quang Phương

Đến ngày 19.4.2003, vợ chồng ông Biểu viết “Giấy bán đất” chuyển nhượng cho vợ chồng ông Thanh, bà Tân khu đất tích hơn 12.900m2 (GCNQSDĐ số B 586527, cấp năm 1997) với số tiền 365 triệu đồng. Vợ chồng ông Thanh đã trả 180 triệu đồng (thực tế trên giấy tay chỉ ghi giá trị chuyển nhượng 150 triệu).

Riêng GCNQSDĐ gốc được cấp năm 1991 có diện tích 22.543m2 (đã có chuyển nhượng cho một người khác 613m2 – nên điều chỉnh sổ, còn 21.930m2), ông Biểu thế chấp tại ngân hàng. Đến năm 2006, do không trả được nợ ngân hàng nên vợ chồng ông Biểu đã thỏa thuận chuyển nhượng cho vợ chồng ông Mão, bà Nguyệt với giá 300 triệu đồng sau khi đã lấy được sổ ra.

Bà Nguyệt trình bày, sau khi thỏa thuận, vợ chồng bà đã đưa đủ tiền cho ông Biểu (300 triệu đồng) và ra Phòng Công chứng thị xã Bà Rịa để tiến hành làm hợp đồng chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật. 

“Việc chuyển nhượng của vợ chồng ông Biểu là hoàn toàn tự nguyện và theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, sau khi bị nguyên khởi kiện thì ông Biểu phản tố và tìm mọi cách nhằm muốn lấy lại QSDĐ đã chuyển nhượng cho chúng tôi gần 20 năm. Đây là điều hết sức vô lý, thời điểm chuyển nhượng, vợ chồng ông Biểu không trả được nợ cho ngân hàng nên đã thỏa thuận chuyển nhượng để vừa có tiền trả ngân hàng, vừa có tiền trang trải cuộc sống.

Trong quá trình giải quyết vụ án, chúng tôi đã rất thiện chí và nhân văn bằng cách nhường lại toàn bộ thửa đất số 46 (tờ bản đồ 32) với diện tích 2.290m2 (đây là nơi có một số căn nhà của ông Biểu, các con ông Biểu…), đồng thời hỗ trợ thêm 600 triệu đồng cho ông Biểu và người liên quan”, bà Nguyệt trình bày.

Liên quan đến 2 GCNQSDĐ đất cấp trước đó, do xét thấy việc cấp giấy chứng nhận năm 1997 bị trùng nên năm 2008, UBND huyện Châu Đức ra Quyết định số 1417/QĐ-UBND về việc thu hồi và hủy bỏ đối với GCNQSDĐ số B 586527. Riêng giấy chứng nhận cấp năm 1991 mà ông Biểu đã chuyển nhượng cho vợ chồng bà Nguyệt vẫn được giữ nguyên.

Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Kỳ lạ vụ đòi lại đất sau gần 20 năm chuyển nhượng -0
Một phần nội dung trong Quyết định kháng nghị số 109/QĐ-VKS-DS ngày 21.2.2024 của Viện KSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Quang Phương.

Tại vụ án trên, phía nguyên đơn là vợ chồng ông Thanh khởi kiện yêu cầu TAND giải quyết buộc ông Biểu phải tiếp tục thực hiện hợp đồng…

Trước yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, vợ chồng ông Biểu đã có đơn phản tố yêu cầu tòa hủy hợp đồng chuyển nhượng đất được lập dưới hình thức “Giấy bán đất” ngày 19.4.2003 giữa bị đơn và nguyên đơn; đồng ý trả lại cho nguyên đơn số tiền 186 triệu đồng và lãi suất theo quy định. Lý do hủy hợp đồng: hợp đồng vi phạm về hình thức, chưa giao đất trên thực địa; chưa thực hiện 2/3 nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Vợ chồng ông Biểu còn đề nghị tòa tuyên hợp đồng chuyển nhượng giữa vợ chồng ông với vợ chồng bà Nguyệt năm 2006 là vô hiệu vì cho rằng hợp đồng đó là giả tạo (chỉ vay tiền, chứ không chuyển nhượng đất) nhưng không đưa ra được chứng cứ.

Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện Viện KSND huyện Châu Đức cho rằng, cần công nhận hợp đồng chuyển nhượng năm 2006 giữa vợ chồng ông Biểu với vợ chồng bà Nguyệt là hợp pháp vì tuân thủ cả nội dung lẫn hình thức, hai bên có giao đất trên thực địa nên hợp đồng có hiệu lực để thi hành.

Tại bản án dân sự số 02/2024/DS-ST ngày 22.1.2024 của TAND huyện Châu Đức đã tuyên: chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của vợ chồng ông Thanh; chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của vợ chồng ông Biểu. Tòa tuyên giấy bán đất viết tay ngày 19.4.2003 giữa ông Thanh và ông Biểu là vô hiệu. Buộc vợ chồng ông Biểu trả cho vợ chồng ông Thanh số tiền hơn 2,1 tỷ đồng (trong đó có 186 triệu đồng tiền chuyển nhượng và hơn 2 tỷ đồng tiền bồi thường thiệt hại). Bên cạnh đó, tòa cấp sơ thẩm còn tuyên hợp đồng chuyển nhượng giữa vợ chồng ông Biểu với vợ chồng bà Nguyệt vô hiệu do giả tạo.

Không đồng ý với phán quyết của TAND huyện Châu Đức, các đương sự trong vụ án đã kháng cáo.

Liên quan đến vụ án trên, Viện KSND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có Quyết định kháng nghị số 109/QĐ-VKS-DS ngày 21.2.2024.

Viện KSND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nhận định: TAND huyện Châu Đức chưa thu thập chứng cứ xác định có hay không việc ông Biểu thế chấp QSDĐ được cấp GCNQSDĐ số B586527 ngày 29.10.1997 đối với diện tích hơn 12.900m2 cho ngân hàng để vay tiền; chưa xác minh làm rõ có việc vợ chồng ông Biểu  giao giấy chứng nhận này cho vợ chồng ông Thanh đi làm thủ tục để có căn cứ giải quyết yêu cầu khởi kiện của vợ chồng ông Thanh đúng pháp luật; chưa thu thập các tài liệu thu hồi và bồi thường một phần đất tranh chấp; chưa xác định vị trí đất hơn 3.800m2 mà ông Thanh yêu cầu công nhận và diện tích của thửa 31 (cũ) được Bản án số 04/2012/DSST ngày 23.8.2012 của TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu công nhận cho chủ sử dụng đất liền kề…

Theo Viện KSND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, TAND huyện Châu Đức đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Để bảo đảm pháp luật được tuân thủ nghiêm minh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các đương sự. Căn cứ Điều 42, Điều 308, Điều 310 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có cơ sở để hủy Bản án dân sự số 02/2024/DS-ST ngày 22.1.2024 của TAND huyện Châu Đức; giao hồ sơ cho TAND huyện Châu Đức nhập vụ án này với vụ án thụ lý số 317/2023/TLST-DS ngày 14.11.2023 thành một vụ án để giải quyết theo thủ tục chung.

Sắp tới, TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm trở lại.

Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Pháp luật

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Quốc phòng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, người lao động về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật trong toàn quân.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.

Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 tại Phú Thọ
Pháp luật

Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 tại Phú Thọ

Triển khai Kế hoạch số 26/KH-STP ngày 27.3.2024 của Sở Tư pháp tỉnh Phú Thọ về việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trong năm 2024, mới đây, Sở Tư pháp tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị Tập huấn nghiệp vụ công tác chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 tại 2 huyện Tân Sơn và Thanh Ba.

Thanh Hóa: Phát huy hiệu quả truyền thông chính sách
Pháp luật

Thanh Hóa: Phát huy hiệu quả truyền thông chính sách

Theo tinh thần Quyết định 407/QĐ-TTg ngày 30.3.2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) giai đoạn 2022 - 2027” (Đề án 407), Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa đã tích cực, chủ động tham mưu HĐND, UBND, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh triển khai nhiệm vụ và đạt được những kết quả tích cực.