Thỏa thuận công nghiệp sạch của Ủy ban châu Âu

Phao cứu sinh hay cơ hội bị bỏ lỡ?

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố chi tiết về dự thảo luật mang tên Thỏa thuận công nghiệp sạch, nhằm duy trì năng lực cạnh tranh của ngành hóa chất và các lĩnh vực công nghiệp khác trong khi vẫn nỗ lực cắt giảm lượng khí thải carbon. Mặc dù sáng kiến này nhận được sự hoan nghênh từ các nhà lãnh đạo ngành, nhưng vẫn tồn tại những lo ngại về mức độ hiệu quả của nó trong việc bảo vệ ngành hóa dầu châu Âu.

Áp lực và nhu cầu cải cách

Dự thảo trên được đưa ra sau những nỗ lực vận động hành lang mạnh mẽ từ Hội đồng Công nghiệp hóa chất châu Âu (Cefic), tổ chức lâu nay vẫn chỉ trích các quy định hiện hành của EU vì cho rằng chúng góp phần khiến nhiều nhà máy phải đóng cửa, đồng thời làm suy giảm khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất châu Âu do chi phí năng lượng cao và thuế phát thải carbon nặng nề.

Nguồn: socialeurope.eu

Nguồn: socialeurope.eu

Một nghiên cứu gần đây của Cefic cho thấy trong năm 2023 và 2024, các công ty hóa chất ở châu Âu đã phải đóng cửa hơn 11 triệu tấn sản lượng mỗi năm tại 21 nhà máy lớn. Đây là xu hướng khiến các giám đốc điều hành trong ngành lo ngại.

Trong khi đó, Chủ tịch Tập đoàn Hóa chất đa quốc gia Ineos có trụ ở Vương quốc Anh, ông Jim Ratcliffe cảnh báo, ngành hóa dầu của châu Âu có nguy cơ “tuyệt chủng”, trừ khi được các nhà hoạch định chính sách hỗ trợ đầy đủ. Trong bức thư gửi các nhà lãnh đạo châu Âu, ông nêu bật sự chênh lệch chi phí cực lớn giữa châu Âu và các khu vực khác. Chẳng hạn, cơ sở của Ineos tại Cologne, Đức, phải gánh thêm 105 triệu USD chi phí khí đốt mỗi năm so với Mỹ, trong khi chi phí điện cao hơn 42 triệu USD và thuế carbon tiếp tục tạo áp lực với khoản chi gần 105 triệu USD.

Tháo gỡ những vướng mắc của ngành công nghiệp

Thỏa thuận Công nghiệp Sạch được thiết kế để giải quyết những thách thức hiện tại của ngành công nghiệp châu Âu bằng một cách tiếp cận toàn diện, tập trung vào 3 yếu tố cốt lõi.

Trước tiên, việc tiếp cận năng lượng với giá cả phải chăng là một ưu tiên quan trọng. EC nhận thức rõ rằng chi phí năng lượng cao đang trở thành một gánh nặng lớn đối với các doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp. Vì vậy, chính sách mới cam kết đưa ra các ưu đãi cụ thể hơn, giúp các công ty giảm bớt áp lực tài chính trong quá trình khử carbon, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang sản xuất xanh theo cách hiệu quả và bền vững hơn. Một trong những thay đổi quan trọng là bổ sung tiêu chí mới vào hoạt động mua sắm công, trong đó chính phủ và các cơ quan công quyền sẽ ưu tiên sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường sản xuất tại EU, thay vì chỉ dựa vào chi phí thấp.

Thứ hai, ưu tiên nền kinh tế tuần hoàn là một bước đi quan trọng nhằm giảm thiểu tác động môi trường của các hoạt động sản xuất công nghiệp. Chính sách này khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các hệ thống sản xuất tuần hoàn, tập trung vào việc tái sử dụng nguyên liệu, giảm chất thải và tối ưu hóa nguồn tài nguyên. Mô hình này không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất, mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế bền vững hơn cho châu Âu.

Cuối cùng, các ưu đãi đầu tư sẽ đóng vai trò then chốt trong việc thu hút dòng vốn vào ngành công nghiệp xanh. Dự thảo mới được thiết kế để tạo ra khung pháp lý rõ ràng và minh bạch, giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn khi rót vốn vào các công nghệ thân thiện với môi trường. Bằng cách này, EC hy vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực sản xuất xanh, từ đó bảo đảm sự tăng trưởng dài hạn của nền công nghiệp châu Âu trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt. Phó Chủ tịch Ủy ban Teresa Ribera cho rằng, quá trình chuyển đổi xanh có thể tạo ra hơn 3,5 triệu việc làm mới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo vào năm 2030.

Theo Chủ tịch Cefic Ilham Kadri, dự thảo đáp ứng "9 trong số 10" yêu cầu của ngành do Cefic và các nhóm doanh nghiệp khác đặt ra một năm trước. Ông Kadri và khoảng 400 nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã gặp Chủ tịch EC Ursula von der Leyen vào ngày 26.2 tại Antwerp, Bỉ, thúc giục thực hiện nhanh chóng thỏa thuận, trong bối cảnh châu Âu vẫn cam kết thực hiện mục tiêu phi carbon hóa nền kinh tế vào năm 2050.

Thách thức và e ngại

Dù nhận được sự ủng hộ từ ngành công nghiệp, các nhóm môi trường lại bày tỏ lo ngại, cho rằng dự thảo thỏa thuận quá tập trung vào khử carbon mà bỏ qua những vấn đề ô nhiễm rộng hơn và trách nhiệm môi trường. Họ chỉ trích rằng thỏa thuận chưa đánh giá đầy đủ tác động của hoạt động sản xuất hóa chất đối với hệ sinh thái. Cục Môi trường châu Âu (EEB), đại diện cho hơn 180 tổ chức trên khắp châu lục, lập luận rằng các ngành công nghiệp phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch đã được trao quá nhiều ảnh hưởng trong việc định hình chính sách. Ông Christian Schaible, người đứng đầu bộ phận Công nghiệp không ô nhiễm tại EEB, cảnh báo rằng Thỏa thuận công nghiệp sạch không giải quyết được tác động môi trường tổng thể của ngành hóa chất.

Hơn nữa, ông Paul Hodges, Chủ tịch của New Normal Consulting, cảnh báo chỉ cải cách quy định sẽ không cứu được ngành hóa dầu của châu Âu. Ngoài các rào cản về quy định, ông chỉ ra tình trạng dư thừa năng lực sản xuất toàn cầu và dân số già hóa của châu lục khiến lượng tiêu thụ ít hơn, đang làm giảm nhu cầu về hóa chất hàng hóa trong khu vực.

Với việc các lãnh đạo quốc gia thành viên EU chuẩn bị thảo luận về thỏa thuận vào tháng tới, Cefic kêu gọi đánh giá nghiêm ngặt các sáng kiến ​​mới để bảo đảm chúng duy trì khả năng cạnh tranh của châu Âu, giảm chi phí năng lượng, giảm gánh nặng hành chính, thu hút đầu tư và tạo việc làm. Nếu bất kỳ đề xuất nào không đáp ứng được các tiêu chí này, Cefic kêu gọi các nhà hoạch định chính sách xem xét lại và sửa đổi cách tiếp cận của họ.

Mặc dù Thỏa thuận công nghiệp sạch đưa ra một khuôn khổ đầy hứa hẹn để hỗ trợ ngành công nghiệp châu Âu, nhưng nó cần đạt được sự cân bằng tinh tế, giảm bớt gánh nặng quy định mà không làm suy yếu trách nhiệm bảo vệ môi trường. Theo giới quan sát, liệu thỏa thuận này sẽ trở thành một bước ngoặt quan trọng hay chỉ là một cơ hội bị bỏ lỡ vẫn còn là dấu hỏi.

Theo Politico, EC đã công bố gói tài trợ 100 tỷ euro vào ngày 26.2 nhằm thúc đẩy sản xuất xanh và hỗ trợ các ngành công nghiệp truyền thống cắt giảm khí thải carbon. Đây là một phần trong Thỏa thuận công nghiệp sạch của EU, giúp khối này duy trì sức cạnh tranh trước Trung Quốc và Mỹ trong cuộc đua công nghệ xanh.

Ủy viên Công nghiệp EU Stéphane Séjourné nhấn mạnh rằng châu Âu cần tăng tốc phi carbon hóa và tái công nghiệp hóa để bảo vệ lợi thế của mình. Ông khẳng định khoản đầu tư này sẽ giúp EU phát triển mô hình công nghiệp độc lập, tránh phụ thuộc vào các nền kinh tế bên ngoài.

EC dự kiến huy động nguồn vốn từ nhiều quỹ khác nhau, bao gồm 20 tỷ euro từ Quỹ Đổi mới của EU, 30 tỷ euro từ đóng góp tự nguyện của các quốc gia thành viên, 25 tỷ euro từ chương trình InvestEU và 25 tỷ euro từ doanh thu thị trường carbon.

Ủy viên phụ trách khí hậu Wopke Hoekstra cho biết, Ngân hàng khử carbon công nghiệp có thể huy động tổng cộng 100 tỷ euro trong 10 năm, đồng thời thu hút thêm vốn tư nhân, nâng tổng giá trị lên 400 tỷ euro. Kế hoạch này đặt mục tiêu giảm 30% lượng khí thải từ ngành công nghiệp EU, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và củng cố vị thế của châu Âu trong nền kinh tế xanh toàn cầu.

Quốc tế

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?
Thế giới 24h

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, một động thái mà Nhà Trắng tuyên bố sẽ giúp thúc đẩy sản xuất trong nước và giúp Mỹ thu về 100 tỷ USD doanh thu từ thuế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, điều này sẽ gây sức ép tài chính đối với các nhà sản xuất ô tô nội địa phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử
Thế giới 24h

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua Luật Bầu cử các chức vụ công sửa đổi nhằm giải quyết tình trạng các ứng cử viên lạm dụng áp phích bầu cử ngày càng gia tăng để quảng bá cho bản thân. Các quy định mới trong luật cấm nội dung không phù hợp trong áp phích vận động tranh cử, đặc biệt là khai thác các hình ảnh khiêu khích hoặc phục vụ lợi ích thương mại.

Trung Quốc dự kiến miễn học phí mầm non
Quốc tế

Trung Quốc dự kiến miễn học phí mầm non

Chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch từng bước tiến tới miễn học phí cho bậc học mầm non nhằm giảm gánh nặng nuôi con cho các hộ gia đình, thúc đẩy tiêu dùng và tăng tỷ lệ sinh trong nước. Đây là kế hoạch được Ủy ban Cải cách và Phát triển Kinh tế (NDRC), cơ quan hoạch định chính sách của Trung Quốc, đưa ra tại kỳ họp Quốc hội đầu tháng này.

Nguồn: timeskuwait.com
Quốc tế

Tạo ra “bước ngoặt địa kinh tế”

Gần đây, các quốc gia vùng Vịnh như Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE), Ảrập Xêút và Qatar đã điều chỉnh chiến lược đối ngoại tại châu Phi, chuyển từ trọng tâm chính trị - an ninh sang mở rộng ảnh hưởng kinh tế. Thông qua các khoản đầu tư lớn vào hạ tầng, năng lượng và thương mại, các nước vùng Vịnh không chỉ gia tăng hiện diện mà còn góp phần tái định hình trật tự kinh tế khu vực, biến châu Phi thành mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển của mình.

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa
Quốc tế

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa

Một loạt quốc gia đồng minh của Mỹ đã phải ban hành khuyến cáo đối với công dân du lịch đến Mỹ sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump thực hiện chính sách nhập cư đặc biệt nghiêm ngặt và hà khắc. Giới quan sát lo ngại, động thái này sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ, mà còn tạo ra làn sóng căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia.

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn
Thế giới 24h

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn

Một luật mới tại bang Paraíba, Brazil, sẽ thay đổi cách trưng bày sản phẩm trong các chuỗi siêu thị lớn như Assaí và Atacadão. Luật 13.403/2024, có hiệu lực từ năm 2025, nhằm cải thiện khả năng tiếp cận sản phẩm trên kệ hàng, giúp người khuyết tật, người cao tuổi và những ai gặp khó khăn trong di chuyển có thể mua sắm thuận tiện hơn.

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới
Thế giới 24h

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông sẽ công bố mức thuế đối với ô tô "trong vài ngày tới", làm dấy lên suy đoán rằng mức thuế mới đối với ô tô có thể được áp dụng trước khi mức thuế "có đi có lại" có hiệu lực vào đầu tháng 4.

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ vào tháng 7
Quốc tế

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ vào tháng 7

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ vừa cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10.2025, nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN
Thế giới 24h

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN

Hệ thống tài chính của ASEAN đang trải qua một cuộc chuyển đổi sâu rộng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính (fintech). Tại 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực—Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam—tỷ lệ đầu tư fintech vào ASEAN đã tăng từ 2% năm 2018 lên 7% vào năm 2022, tương đương khoảng 4,3 tỷ USD.

Nguồn: ITN
Thế giới 24h

Đòn bẩy kích thích tiêu dùng và nhu cầu nội địa

Tại kỳ họp "Lưỡng hội" vừa kết thúc, Trung Quốc đã xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 là "thúc đẩy tiêu dùng và kích thích nhu cầu nội địa". Trước bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, Quốc Vụ Viện nhấn mạnh vai trò của chính sách "Hai đổi mới" - trụ cột chính để hiện thực hóa mục tiêu này. Chính sách này được công bố lần đầu vào năm 2023 nhưng chỉ thực sự được đẩy mạnh trong năm qua. Đáng chú ý, vào năm 2024, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành lập một doanh nghiệp tái chế cấp quốc gia, coi đây là giải pháp then chốt để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, giảm phát thải và hướng tới sự bền vững lâu dài.

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?
Thế giới 24h

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?

“Mức thuế trung bình của Trung Quốc đối với các sản phẩm của chúng tôi cao gấp đôi mức chúng tôi áp dụng cho họ. Và mức thuế trung bình của Hàn Quốc cao gấp 4 lần… Trong khi chúng tôi hỗ trợ rất nhiều về mặt quân sự và nhiều mặt khác cho Hàn Quốc”, Tổng thống Donald Trump đã phát biểu như vậy mới đây, báo hiệu nguy cơ Hàn Quốc sẽ nằm trong tầm ngắm.

Lợi ích lâu dài cho tương lai đất nước
Quốc tế

Lợi ích lâu dài cho tương lai đất nước

Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến thăm tới Ấn Độ hồi đầu năm, không chỉ là động thái ngoại giao, mà còn báo hiệu mong muốn của Indonesia trong việc học hỏi từ "Chương trình cung cấp bữa ăn học đường" nổi tiếng của Ấn Độ. Chương trình này đã giúp thúc đẩy tỷ lệ đi học của học sinh, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và cải thiện kết quả học tập. Giới quan sát nhận định, để Indonesia thực hiện "Chương trình bữa ăn dinh dưỡng miễn phí" một cách bền vững và mang lại lợi ích lâu dài cho dinh dưỡng và giáo dục trẻ em, nước này phải học cách khắc phục rủi ro về tài chính và quản lý.

Nguồn ITN
Nghị viện thế giới

Phát triển đường sắt bằng công nghệ và pháp lý

Nhật Bản là một trong những quốc gia có hệ thống đường sắt phát triển nhất thế giới, đặc biệt nổi bật với mạng lưới đường sắt cao tốc Shinkansen. Thành công này không chỉ đến từ công nghệ tiên tiến bảo đảm an toàn hàng đầu, mà còn nhờ khung pháp lý chặt chẽ và chiến lược phát triển hợp lý.