Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV:

Phân loại doanh nghiệp để có chính sách tương ứng

Đồng tình với việc cần điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm nay để tạo nền tảng tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tới, đại biểu Quốc hội đề nghị, để đạt được mục tiêu này, cần thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển. Muốn vậy, nên phân loại doanh nghiệp theo quy mô để có chính sách tương ứng.

“Cuộc tập dượt” để bước lên ngưỡng tăng trưởng mới

Tại Phiên thảo luận tổ chiều 14.2 của Tổ 4 gồm Đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng và các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận, Phú Yên, Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang (ĐBQH Hải Phòng) cho biết: việc đề ra mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm nay giống như một cuộc tập dượt để bước lên ngưỡng tăng trưởng mới hai con số trong nhiều năm tới. Kinh nghiệm tại Nhật Bản cho thấy, nước này đã từng tăng trưởng hai con số trong 18 năm liên tiếp; tương tự, Trung Quốc có tới 13 – 14 năm.

Sở dĩ nói đây là cuộc tập dượt, theo đại biểu là bởi hai lý do. Một là, để hướng tới mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào 2045, cần phải tăng trưởng hai con số trong thời gian dài. Hai là, để vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2010, mức này vào khoảng 1.000 – 12.000 USD/người/năm, hiện chúng ta vào khoảng hơn 4.000 USD/người và phải cố gắng vượt qua.

a1.jpg
Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang (ĐBQH Hải Phòng) phát biểu. Ảnh: Viết Chung

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra, đại biểu Trần Lưu Quang cho rằng, cần tập trung cho 3 đột phá: thể chế, nhân lực và hạ tầng.

Trong đó, Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia “có thể coi là con đường ngắn nhất để đưa nước ta đến tương lai tươi sáng”; cùng với đó, việc tinh gọn bộ máy để bộ máy hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của tháo gỡ về thể chế, đại biểu bổ sung, cần nhận diện rất rõ ràng về giải pháp, xác định được năm 2025 phải làm thế nào để cụ thể hóa mục tiêu tăng trưởng.

a5.jpg
ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) phát biểu. Ảnh: Trần Thu

ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) bày tỏ cơ bản thống nhất với Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.

Nhấn mạnh năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá để hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đại biểu cho rằng, việc đề ra các mục tiêu theo Đề án là phù hợp và có cơ sở thực hiện. Bởi lẽ, tăng trưởng GDP của năm 2024 đạt 7,09%, chỉ cần phấn đấu tăng thêm 0,91% trong năm nay.

Tuy vậy, theo đại biểu, khi điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm nay cần cân nhắc điều chỉnh quy mô GDP (theo Đề án là trên 500 tỷ USD).

Nên phân chia giải pháp trước mắt và lâu dài

Cho rằng việc điều chỉnh tốc độ tăng trưởng là rất cần thiết, bởi nếu không sẽ không thể đạt các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ĐBQH Lê Tiến Châu (Hải Phòng) cho rằng, điều quan trọng là phải xác định nguồn lực, động lực, cách làm.

Đại biểu phân tích, trong các chỉ tiêu phân công giao nhiệm vụ của Thủ tướng cho các vùng thì Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng phải đạt mức tăng trưởng cao nhất là 13%, thấp nhất là đồng bằng sông Cửu Long 7%.

db-tien-chau1.jpg
ĐBQH Lê Tiến Châu (Hải Phòng) phát biểu. Ảnh: Trần Thu

Đặt trong bối cảnh đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của cả nước, yêu cầu bảo đảm an ninh lương thực không chỉ cho riêng Việt Nam, do đó diện tích đất lúa phải được bảo đảm, trong khi sản xuất nông nghiệp rất bấp bênh. Như vậy, chỉ có thể phát triển dựa vào công nghiệp, cụ thể là công nghiệp chế biến.

Tuy nhiên, với kinh nghiệm từng sống và làm việc tại đồng bằng sông Cửu Long, đại biểu Lê Tiến Châu cho biết, trong vùng có nhiều khu công nghiệp nhưng khó khăn trong mời gọi đầu tư, vì chi phí logistics rất lớn.

"Nếu không cẩn thận, đến một lúc nào đó, khu công nghiệp ở vùng này sẽ là bãi rác công nghiệp, vì muốn có tăng trưởng sẽ phải thu hút công nghiệp bằng mọi giá, và khi đó sẽ phải trả giá quá lớn", đại biểu lo ngại.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5.2.2025, trong đó giao cụ thể mục tiêu tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực và địa phương. Theo đại biểu Lê Tiến Châu, mỗi địa phương cần phải tìm ra nguồn lực của mình.

a3.jpg
Các đại biểu tham gia thảo luận tại tổ 4 chiều 14.2. Ảnh: Quang Khánh

Từ kinh nghiệm của Hải Phòng, đại biểu Lê Tiến Châu cho rằng, một là, phải có thể chế, chính sách đặc thù. Từ khi triển khai 5 cơ chế đặc thù, dù trải qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19, bão số 3 (bão Yagi) hồi tháng 9.2024, tốc độ tăng trưởng của Hải Phòng vẫn duy trì trên 10%; năm 2024 đánh dấu 10 năm liên tục thành phố tăng trưởng hai con số. Xác nhận mức tăng trưởng này có nhiều yếu tố, song theo đại biểu, thể chế là nguồn lực đóng vai trò rất quan trọng.

Chúng ta đã có 10 năm triển khai cơ chế đặc thù. Do đó, nên nghiên cứu đánh giá mở rộng phạm vi cơ chế chính sách đặc thù, đó chính là nguồn lực vô cùng quan trọng, đại biểu Lê Tiến Châu nhấn mạnh.

Hai là, nguồn lực về tài chính bởi yêu cầu đầu tư rất lớn cho mục tiêu tăng trưởng cao. Muốn vậy, chỉ có nguồn lực đi vay hoặc nguồn lực trong dân. Đối với đi vay thì Trung ương đã cho chính sách trần nợ vay linh hoạt, song đại biểu lưu ý, cần làm rõ linh hoạt như thế nào, cho địa phương nào?

Đối với nguồn lực trong dân hiện rất lớn. Để huy động, không phải là tăng lãi suất, mà quan trọng là phải có chính sách để người dân cùng tham gia đầu tư với Nhà nước, đại biểu đề nghị.

Ba là, hiện tăng trưởng và xuất khẩu của chúng ta chủ yếu dựa vào khu vực đầu tư nước ngoài (FDI). Chúng ta chưa tận dụng được các ưu thế của FDI, chủ yếu giải quyết vấn đề lao động là cơ bản, còn chuyển giao công nghệ “hầu như không”, cũng không phát triển được công nghiệp phụ trợ. Muốn phát triển phải phát triển khu vực doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, hiện nay, khoảng trên 90% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, trong đó có tới 80% là siêu nhỏ. Song, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ lại đang “đánh đồng” doanh nghiệp. Với cơ chế, chính sách như hiện nay thì doanh nghiệp siêu nhỏ không thể hấp thụ được, và khi đánh giá lại thì không khai thác được nguồn lực này.

Từ phân tích trên, đại biểu Lê Tiến Châu đề nghị cần phân loại doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ để có chính sách phù hợp. Khi doanh nghiệp trong nước phát triển sẽ đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng.

a2.jpg
ĐBQH Lê Đào An Xuân (Phú Yên) phát biểu. Ảnh: Trần Thu

Tán thành với điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng trên 8%, ĐBQH Lê Đào An Xuân (Phú Yên) cho rằng, phần lớn giải pháp trong dự thảo đề án mang tính dài hạn, trong khi chỉ còn 10 tháng nữa là kết thúc năm 2025. Do vậy, đại biểu đề nghị cần cơ cấu lại giải pháp, nhiệm vụ cấp bách phải thực hiện trong năm nay và giải pháp dài hạn.

Trong đó, với giải pháp cấp bách, cần ưu tiên giải pháp đã có hoặc hiện giờ đã có hiệu quả bước đầu, và tăng cường thêm chính sách hỗ trợ như đẩy mạnh đầu tư công; hay với các dự án đang vướng mắc thì cần đẩy nhanh tháo gỡ; có giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu nông sản “triệu đô” như sầu riêng…

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội

Sáng 17.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì phiên họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về một số nội dung liên quan đến Đề án phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; tiến độ công việc phục vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. 

Bài cuối: Hướng tới một chính quyền phục vụ, kiến tạo
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Hướng tới một chính quyền phục vụ, kiến tạo

Bỏ cấp huyện - một chủ trương lớn, bước chuyển mình mang tính lịch sử đang đặt ra những thách thức và cơ hội chưa từng có. Mỗi công dân không chỉ là đối tượng được hưởng lợi từ sự thay đổi này mà còn cần chủ động tìm hiểu, tham gia đóng góp ý kiến và giám sát quá trình chuyển giao quyền lực. Sự tham gia nhiệt tình và có trách nhiệm của cộng đồng chính là nền tảng vững chắc để hiện thực hóa tầm nhìn phát triển, hướng tới một chính quyền phục vụ, kiến tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị công bố dự thảo báo cáo kiểm tra tại Đắk Lắk
Chính trị

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị công bố dự thảo báo cáo kiểm tra tại Đắk Lắk

Chiều 16.3, Đoàn kiểm tra 1922 của Bộ Chính trị do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Trưởng đoàn Công tác 1922 làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk về công bố dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vĩnh Phúc phải tiên phong hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả hơn nữa
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vĩnh Phúc phải tiên phong hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả hơn nữa

Trong chương trình thăm, làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc, chiều 16.3, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết các đề xuất, kiến nghị để Vĩnh Phúc phát triển nhanh bền vững.

Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII thảo luận nhiều vấn đề quan trọng chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Hết sức bền bỉ, công phu, tăng "sức đề kháng" để bảo vệ Đảng

Xây dựng văn hóa trong Đảng phải hết sức bền bỉ, công phu, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Phải làm cho toàn Đảng, từng tổ chức đảng, từng cán bộ, đảng viên có nhận thức đúng về văn hóa Đảng, làm văn hóa Đảng trở thành những giá trị đặc trưng cho một đảng cách mạng chân chính và hiện đại, thành nhu cầu trong Đảng và của đảng viên. Phải làm cho Đảng tăng sức đề kháng để bảo vệ mình vì suy đến cùng sức mạnh của Đảng là sức mạnh về văn hóa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, khảo sát các dự án trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, khảo sát các dự án trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc

Trong chương trình thăm, làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 16.3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm Tổ hợp trang trại và Nhà máy chế biến thịt bò Tam Đảo; dự khởi công dự án Nhà ở xã hội tại Khu đô thị Nam Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và khảo sát vị trí tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến xây dựng các khu đô thị, khu du lịch.

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá
Chính trị

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá

Trong Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có yêu cầu nghiên cứu định hướng không tổ chức cấp huyện. Đây là một bước đi quyết liệt và mang tính đột phá, rất cần thiết trong tiến trình cải cách bộ máy hành chính ở nước ta, hướng tới xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ Nhân dân tốt hơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu tại cuộc gặp - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan: Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm

Phát biểu tại cuộc gặp gỡ các nhà khoa học khối nông - lâm - ngư nghiệp chiều 15.3, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan nêu rõ, Nghị quyết 57-NQ/TW đã đặt ra những định hướng lớn, nhưng điều quan trọng hơn là làm sao để Nghị quyết này đi vào cuộc sống, tạo ra bước ngoặt thực sự trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm, vì tương lai con cháu chúng ta.”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề nghị Giáo sư Thomas Vallely tham vấn để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề nghị Giáo sư Thomas Vallely tham vấn để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng

Chiều 15.3, tiếp Giáo sư Thomas Vallely, Cố vấn Cấp cao về Việt Nam tại Viện Đông Nam Á của Đại học Columbia (Hoa Kỳ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Giáo sư và các cộng sự tiếp tục tham vấn chính sách để Việt Nam thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tiếp theo.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng

Ngày 15.3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng đã chủ trì họp Tiểu ban Văn kiện, cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo Chính trị do Tổ Biên tập xây dựng trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Hội nghị Trung ương 10 và ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư tại các cuộc họp với Thường trực các Tiểu ban Đại hội XIV của Đảng, để trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 11.

Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Chính trị

Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Sáng 15.3, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ hai, công bố các quyết định về phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường với sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch điều hành toàn cầu Tập đoàn Airbus Wouter Van Wersch
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch điều hành toàn cầu Tập đoàn Airbus Wouter Van Wersch

Chiều tối 14.3, tiếp ông Wouter Van Wersch, Phó Chủ tịch điều hành toàn cầu Tập đoàn Airbus - Tập đoàn chế tạo máy bay hàng đầu thế giới đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam đang phát triển kinh tế hàng không, mở rộng đường bay quốc tế; đề nghị Airbus đầu tư, tham gia và hỗ trợ phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp hàng không Việt Nam.