Dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)

Phân loại chữ ký điện tử theo phạm vi sử dụng

Sáng nay, 30.5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Năm, trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nêu rõ, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã phân loại chữ ký điện tử theo phạm vi sử dụng và 3 hình thức chữ ký điện tử bao gồm: chữ ký điện tử chuyên dùng; chữ ký số công cộng và chữ ký số chuyên dùng công vụ để áp dụng cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng chữ ký điện tử khác nhau phù hợp với thực tiễn.

Phân loại chữ ký điện tử theo phạm vi sử dụng -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Chứng thư điện tử nước ngoài không bị phủ nhận giá trị pháp lý

Theo Báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày, về nội dung còn ý kiến khác nhau như chứng thư điện tử, có ý kiến đề nghị bổ sung những yếu tố cần thiết để xác định giá trị pháp lý của chứng thư điện tử ở nước ngoài bảo đảm sự toàn vẹn; đề nghị làm rõ quy định đối với việc chuyển giao chứng thư điện tử.

Phân loại chữ ký điện tử theo phạm vi sử dụng -0
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Ảnh: Hồ Long

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc xác định giá trị pháp lý chứng thư điện tử nước ngoài cần căn cứ vào các hiệp định, điều ước quốc tế và sự công nhận, thừa nhận lẫn nhau về chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quy định theo hướng: chứng thư điện tử nước ngoài không bị phủ nhận giá trị pháp lý và bổ sung quy định chứng thực chứng thư điện tử nước ngoài để xác định giá trị pháp lý tại khoản 4 Điều 22 dự thảo Luật.

Về ý kiến làm rõ quy định đối với việc chuyển giao chứng thư điện tử, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý Khoản 1, Điều 23 dự thảo Luật để quy định các yêu cầu cần đáp ứng khi thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu đối với chứng thư điện tử theo hướng: chứng thư điện tử khẳng định được chủ thể sở hữu duy nhất và đang kiểm soát chứng thư điện tử đó và được chứng thực theo quy định của pháp luật bởi cơ quan có thẩm quyền chứng thực; hệ thống thông tin phục vụ việc chuyển giao phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin mạng tối thiểu cấp độ 3 theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.

Quy định các hình thức xác nhận bằng phương tiện điện tử

Về chữ ký điện tử, Chủ nhiệm UB Lê Quang Huy nêu rõ, có ý kiến đề nghị cần làm rõ nội hàm của chữ ký số, chữ ký điện tử; đề nghị làm rõ các hình thức OTP, SMS hay sinh trắc học có phải là chữ ký điện tử không? Có ý kiến nghiên cứu bổ sung quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các biện pháp xác thực với vai trò như là chữ ký điện tử.

Phân loại chữ ký điện tử theo phạm vi sử dụng -0

Hiện nay, các hình thức mã xác thực giao dịch qua tin nhắn điện tử (SMS), xác nhận mật khẩu dùng một lần (OTP), Token OTP, sinh trắc học, định danh người dùng bằng phương thức điện tử (eKYC)… được sử dụng tương đối phổ biến trong giao dịch điện tử. Tuy nhiên, các hình thức này chỉ được coi là chữ ký điện tử khi kết hợp một cách lô gic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận chủ thể ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của chủ thể đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký quy định tại khoản 11 Điều 3 dự thảo Luật.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội , dự thảo Luật đã chỉnh lý nội dung giải thích từ ngữ về “Chữ ký số”, “Chữ ký điện tử” tại Điều 3. Ngoài ra, Điều 25 dự thảo Luật đã phân loại chữ ký điện tử theo phạm vi sử dụng theo 3 hình thức chữ ký điện tử bao gồm: chữ ký điện tử chuyên dùng; chữ ký số công cộng và chữ ký số chuyên dùng công vụ để áp dụng cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng chữ ký điện tử khác nhau phù hợp với thực tiễn.

Phân loại chữ ký điện tử theo phạm vi sử dụng -0

Đối với ý kiến đề nghị bổ sung quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các biện pháp xác thực với vai trò như là chữ ký điện tử, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng theo khoản 3 Điều 4 về nguyên tắc chung tiến hành giao dịch điện tử, các bên được “Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ, phương tiện điện tử, chữ ký điện tử để thực hiện giao dịch điện tử”. Thực tế theo báo cáo của các ngân hàng, khách hàng có thể sử dụng tài khoản giao dịch, mật khẩu, mã OTP… do ngân hàng cung cấp để thực hiện giao dịch. Đây là một hình thức xác nhận sự chấp thuận của khách hàng đối với nội dung thông điệp dữ liệu (nội dung giao dịch), tuy nhiên những hình thức này không phải là chữ ký điện tử theo quy định của Luật này.

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội  đã chỉ đạo bổ sung khoản 4 Điều 25 quy định về “các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử để thể hiện sự chấp thuận của chủ thể đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu mà không phải là chữ ký điện tử thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành” để phù hợp với thực tiễn triển khai.

Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Hội thảo về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Hội thảo về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Sáng 25.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo góp ý về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lãng phí diễn ra khá phổ biến, gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lãng phí diễn ra khá phổ biến, gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng

Sáng 25.2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo nhằm rà soát công việc và bổ sung, kiện toàn Ban Chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ phòng, chống lãng phí thời gian tới, đặc biệt xử lý các dự án tồn đọng nhằm giải phóng nguồn lực cho phát triển.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự

Sáng nay, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội đã diễn ra Lễ khánh thành công trình Viện Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương, Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm và kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 - 27.2.2025).

Công bố quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với Ban Thường vụ các Tỉnh ủy, Thành ủy phía Nam
Chính trị

Công bố quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với Ban Thường vụ các Tỉnh ủy, Thành ủy phía Nam

Chiều 24.2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên, Trưởng Đoàn kiểm tra số 1915 của Bộ Chính trị đã chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố Quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thầy thuốc phải có kiến thức đầy đủ, đức hạnh vẹn tròn, hành vi mẫu mực
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thầy thuốc phải có kiến thức đầy đủ, đức hạnh vẹn tròn, hành vi mẫu mực

Chiều 24.2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 – 27.2.2025); thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sĩ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh viện Quân y 103. Cùng đi có: Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Thượng tướng Vũ Hải Sản, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan.

Công bố quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với các Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
Chính trị

Công bố quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với các Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

Chiều 24.2, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Đoàn kiểm tra số 1917 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chủ trì Hội nghị công bố quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với các Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương
Chính trị

Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương

Ngày 24.2, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Phiên họp thứ nhất năm 2025 để công bố Quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo và Quy định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; cho ý kiến về kết quả công tác cải cách tư pháp thời gian qua, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2025, Chương trình công tác năm 2025 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo; đồng thời cho ý kiến về một số nội dung về rà soát, đánh giá pháp luật liên quan đến hình phạt tử hình và thi hành án tử hình.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, rào cản, nút thắt để ngành y tế vươn dậy, để chúng ta có được “một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta”
Chính trị

Tập trung tháo gỡ khó khăn, rào cản, nút thắt để ngành y tế vươn dậy, để chúng ta có được “một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta”

Lời Tòa soạn: Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955-27.2.2025), sáng 24.2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thăm, làm việc với Bộ Y tế và có bài phát biểu quan trọng, nhấn mạnh 12 nội dung nhằm tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng về lĩnh vực y tế, giải quyết các thách thức đối với ngành y tế hiện nay và trong nhiều năm tới.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Tạp chí Cộng sản ra mắt ấn phẩm đặc biệt “Khơi thông điểm nghẽn thể chế để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới”
Chính trị

Tạp chí Cộng sản ra mắt ấn phẩm đặc biệt “Khơi thông điểm nghẽn thể chế để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới”

Sáng 24.2, tại Hà Nội, Tạp chí Cộng sản đã tổ chức lễ ra mắt ấn phẩm đặc biệt “Khơi thông điểm nghẽn thể chế để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới” với sự chủ trì của Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Lê Hải Bình.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiểm tra phải nêu bật kết quả, cũng như chỉ ra hạn chế và giải pháp khắc phục
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiểm tra phải nêu bật kết quả, cũng như chỉ ra hạn chế và giải pháp khắc phục

Chiều 23.2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng đoàn kiểm tra số 1908 đã chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phải tiên phong xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phải tiên phong xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu

Sáng 23.2, dự lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (27.1.1995 – 27.1.2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một biểu trưng của sự nỗ lực vượt bậc, đổi mới toàn diện và phát triển không ngừng của nền giáo dục đại học Việt Nam với nhiều thành tích xuất sắc, rất đáng tự hào.