Phân hoá đầu ra theo năng lực và định hướng nghề cho học sinh

Trong bối cảnh thị trường lao động đang chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ, việc phân hoá đầu ra theo năng lực và định hướng nghề nghiệp từ bậc trung học trở thành xu hướng giáo dục cần thiết, không chỉ để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế mà còn để tạo điều kiện tối ưu cho học sinh phát triển năng lực cá nhân.

Thách thức từ thị trường lao động trong nước và quốc tế

Tại buổi Hội thảo Hướng nghiệp cho tuổi 15 do trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội tổ chức, Chuyên gia giáo dục hướng nghiệp Phạm Thị Thuỳ Chi - Trưởng ban biên tập kênh truyền hình VTV7 cho biết: Thị trường lao động hiện nay đòi hỏi nhiều hơn ở người lao động ngoài bằng cấp và kinh nghiệm làm việc. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 76% doanh nghiệp đã chuyển sang phương thức tuyển dụng dựa trên kỹ năng. Các bài kiểm tra kỹ năng được thiết kế riêng cho từng vị trí đã chứng minh hiệu quả trong việc dự đoán năng lực làm việc, thậm chí chính xác hơn gấp 5 lần so với đánh giá trình độ học vấn.

z6247038845765-94a17791abcd9117a4bc1531b6868c0a.jpg
Các chuyên gia hướng nghiệp, chuyên gia giáo dục đã đưa nhiều lời khuyên hữu ích cho phụ huynh và học sinh tại Hội thảo Hướng nghiệp cho tuổi 15

Ngoài ra, kể từ năm 2019, tỷ lệ nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên dựa trên kỹ năng tăng 25%. Một phần năm các công việc được tuyển trên LinkedIn vào năm 2022 không yêu cầu bằng đại học. Điều này phản ánh sự thay đổi sâu sắc trong tiêu chí tuyển dụng, nhấn mạnh vào năng lực thực tế hơn là giấy tờ chứng minh.”

Cô Trần Lệ Thủy - Giám đốc đào tạo trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội nhận định: “Công tác giảng dạy ngày nay không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức, mà còn cần quy hoạch chương trình phù hợp với lực lượng lao động. Mục tiêu là xây dựng hệ thống giáo dục hiệu quả, cân đối giữa nhu cầu cung cấp đầu ra và sử dụng nguồn lực.”

Hà Nội đẩy mạnh phân luồng và định hướng nghề

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tăng cường đổi mới, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh cuối cấp trung học phổ thông. Theo Kế hoạch số 363/KH-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030: 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp, 40% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tham gia các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.

Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp nhưng không tìm được việc làm đúng ngành học, dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Việc phân luồng học sinh và định hướng chọn học nghề sớm không chỉ giảm áp lực “bằng mọi giá phải vào đại học” mà còn góp phần cung cấp nguồn lao động lành nghề, đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường.

z6247038853461-7c8ad7eb6c7bd079290e618771e42f12.jpg

Mô hình giáo dục phân hoá: Tiệm cận xu hướng quốc tế

Cũng theo cô Thuỳ Chi, để tiệm cận các mô hình giáo dục tiên tiến trên thế giới, Việt Nam đang triển khai hệ thống giáo dục được phân chia thành hai giai đoạn chính. Giai đoạn giáo dục cơ bản từ lớp 1 đến lớp 9 tập trung vào việc xây dựng nền tảng kiến thức thông qua các môn học bắt buộc và tự chọn, giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản. Đồng thời, các kỹ năng như thuyết trình, làm việc nhóm, nghiên cứu và phân tích chuyên sâu cũng được chú trọng phát triển. Bên cạnh đó, học sinh được định hướng sớm thông qua các bài kiểm tra năng lực và các hoạt động hướng nghiệp, giúp các em bộc lộ sở trường và thiên hướng cá nhân.

Giai đoạn thứ hai là giai đoạn định hướng nghề nghiệp từ lớp 10 đến lớp 12, nơi học sinh có thể lựa chọn hệ đào tạo phù hợp với năng lực và mục tiêu của mình. Các lựa chọn bao gồm tiếp tục học tại các trường công lập, tư thục, quốc tế hoặc chuyên; tham gia chương trình “9+” kết hợp học văn hoá phổ thông và đào tạo nghề ở trình độ trung cấp hoặc trung cấp nghệ thuật; hoặc theo học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp hay giáo dục thường xuyên với lộ trình linh hoạt. Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh hoàn thành chương trình phổ thông đồng thời sở hữu kỹ năng nghề nghiệp, sẵn sàng bước vào thị trường lao động hoặc tiếp tục học lên đại học.

z6247038852576-8619af4a86349f679fd01c81ecfd49ca.jpg
Định hướng nghề sớm giúp học sinh, sinh viên định hình được hướng đi cho mình

Thầy Nguyễn Đăng Tùng - Quản lý Chương trình Cao đẳng phổ thông tại Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội cho hay: “Học sinh cần được khuyến khích chọn lộ trình học phù hợp với năng lực cá nhân thay vì cố chạy theo quan niệm rằng chỉ vào đại học mới thành công. Định hướng nghề đúng từ sớm giúp các em nhanh chóng gia nhập thị trường lao động, phát triển kỹ năng chuyên môn, đồng thời sở hữu tấm bằng chính quy, tạo cơ hội học liên thông, du học nghề và tham gia các chương trình quốc tế. Điều này không chỉ đảm bảo sự nghiệp bền vững mà còn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng tốt nhu cầu doanh nghiệp.”

Phân hoá đầu ra theo năng lực và định hướng nghề nghiệp là giải pháp thiết yếu để phát triển nền giáo dục hiện đại, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Đây không chỉ là bước đi chiến lược trong giáo dục mà còn là cách để xây dựng một lực lượng lao động trẻ, giàu kỹ năng và năng động cho tương lai.

Giáo dục

Đào tạo lĩnh vực vi mạch bán dẫn không dễ, sinh viên cần giỏi các môn tự nhiên
Giáo dục

Đào tạo lĩnh vực vi mạch bán dẫn không dễ, sinh viên cần giỏi các môn tự nhiên

GS.TS Chử Đức Trình nhìn nhận, bán dẫn vi mạch là lĩnh vực yêu cầu nhân lực chất lượng cao, tài năng. Do đó, đào tạo lĩnh vực vi mạch bán dẫn không dễ, tuyển sinh các chương trình đào tạo về bán dẫn vi mạch cũng không dễ. Muốn học tốt ngành này, sinh viên cần giỏi các môn tự nhiên bao gồm Toán, Vật lý, Hóa học cũng như các kỹ năng mềm và có khả năng tiếng Anh. 

Gần 2.500 học sinh, phụ huynh, giáo viên chinh phục đường chạy "Lương Thế Vinh - Tết sẻ chia 2025"
Giáo dục

Gần 2.500 học sinh, phụ huynh, giáo viên chinh phục đường chạy "Lương Thế Vinh - Tết sẻ chia 2025"

Hòa chung không khí vui tươi, rộn ràng dịp Tết đến Xuân về, sáng 19.1.2025, trường THCS & THPT Lương Thế Vinh, cơ sở Tân Triều đã tổ chức sự kiện “Tết Sẻ Chia 2025”. Sự kiện thu hút khoảng 2500 vận động viên bao gồm: học sinh, phụ huynh và cán bộ giáo viên của nhà trường.

Ủng hộ thành lập “Trường học Nga” tại Việt Nam
Giáo dục

Ủng hộ thành lập “Trường học Nga” tại Việt Nam

Trao đổi về dự án xây dựng “Trường học Nga” tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc chia sẻ sự ủng hộ việc thành lập cơ sở giáo dục theo các chương trình của Nga tại Việt Nam do Chính phủ Nga đầu tư, là cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Quảng Trị: Cử giáo viên sang Lào giảng dạy cho học sinh người Việt
Giáo dục

Quảng Trị: Cử giáo viên sang Lào giảng dạy cho học sinh người Việt

Hiện Sở GD-ĐT Quảng Trị đang tích cực phối hợp với Sở Nội vụ và các địa phương có liên quan để hoàn tất hồ sơ đưa 4 giáo viên (gồm 2 giáo viên mầm non, 2 giáo viên tiểu học) sang giảng dạy tiếng Việt và một số môn văn hóa cho học sinh tại các cơ sở giáo dục trong đó có Trường THPT Hữu Nghị Lào - Việt.