Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)

Phân định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, cơ chế làm việc của các cấp chính quyền

Sáng 5.2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

dbnd_br_ctqh-a2.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
dbnd_br_khac-dinh-a2.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan

Theo Tờ trình dự án Luật do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày, mục tiêu là sửa đổi cơ bản, toàn diện và hợp lý các quy định về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương để cụ thể hoá đầy đủ quy định của Hiến pháp năm 2013, thể chế hoá các chủ trương, định hướng trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, nhằm tiếp tục đổi mới chính quyền địa phương theo hướng đẩy mạnh phân quyền giữa cơ quan nhà nước ở Trung ương với địa phương, tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm sự thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.

Dự thảo Luật gồm 7 chương, 59 điều (giảm 84 điều so với Luật hiện hành).

Về nguyên tắc phân định thẩm quyền, dự thảo Luật quy định khi phân quyền, phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương phải bảo đảm: Xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả; không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan và giữa các cấp chính quyền địa phương; phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ của chính quyền địa phương các cấp; kiểm soát quyền lực và quy định trách nhiệm giám sát, kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên.

dbnd_tl_thanh-tra-a2.jpg
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình dự án Luật. Ảnh: Lâm Hiển

Dự thảo Luật quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND mỗi đơn vị hành chính theo hướng: phân định nhiệm vụ, quyền hạn giữa HĐND và UBND ở mỗi đơn vị hành chính nơi tổ chức cấp chính quyền địa phương; phân định nhiệm vụ của UBND nơi tổ chức cấp chính quyền địa phương và nơi không tổ chức cấp chính quyền địa phương.

Các nhiệm vụ, quyền hạn tại Luật được quy định theo hướng khái quát trong các ngành, lĩnh vực như: tổ chức bộ máy, tài chính ngân sách; kế hoạch và đầu tư, đất đai, quy hoạch… bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc phân định thẩm quyền tại dự thảo Luật và bảo đảm tính ổn định lâu dài của luật.

Trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Thường trực Ủy ban Pháp luật nhất trí với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương với những lý do như đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ và tán thành với phạm vi sửa đổi, tên gọi và bố cục của dự thảo Luật như đề nghị của Chính phủ.

dbnd_br_thanh-tung-4064.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với việc tiếp tục hoàn thiện các quy định về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương nhằm cụ thể hóa chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đồng thời đề nghị tiếp tục rà soát dự thảo Luật này và dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) để có sự thống nhất trong cách thức quy định các nguyên tắc về phân định thẩm quyền, về phân quyền, phân cấp, ủy quyền, bảo đảm tính đồng bộ, thông suốt cả về chủ thể, đối tượng, phương thức phân cấp, ủy quyền, chế độ trách nhiệm cũng như điều kiện bảo đảm thực hiện phân cấp, ủy quyền.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương (Điều 5, Điều 6 và Chương IV, Chương V), Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với việc thể hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND các cấp theo hướng chỉ quy định một cách khái quát, tạo điều kiện để Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp chủ động, linh hoạt hơn trong việc tiếp tục phân cấp và xác định các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước cho từng cấp chính quyền địa phương sau này.

Đồng thời, đề nghị tiếp tục rà soát, chỉnh lý cách thể hiện nhiệm vụ của HĐND, UBND trong dự thảo Luật theo hướng khái quát hơn, bảo đảm phân định được một cách hợp lý, rõ ràng trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương cũng như bảo đảm tính khả thi, ổn định lâu dài của Luật.

Rà soát kỹ lưỡng quy định không tổ chức HĐND cấp xã trong đô thị

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương là cần thiết để đồng bộ với Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và các luật khác có liên quan.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan, nhất là Bộ Tư pháp, Ủy ban Pháp luật cần rà soát lại những quy định mới, bảo đảm phải phù hợp với quy định của Hiến pháp, "cân nhắc trước sau thật kỹ; không vội vàng mà phải có sự tổng kết".

Về mô hình hoạt động của cơ quan UBND do Chủ tịch UBND quyền như Thủ trưởng, theo Chủ tịch Quốc hội, cũng cần cân nhắc kỹ bởi thẩm quyền chung là tập thể, thẩm quyền riêng là quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố. Trong các luật, trong các quyết định của Quốc hội, của Chính phủ đều giao quyền cuối cùng là do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quy định. Chính vì vậy, nếu lần này nâng thêm quyền của Chủ tịch UBND thì sẽ hợp lý hơn, không nên bỏ chế độ tập thể UBND.

Đối với các quy định có liên quan tại Luật Thủ đô, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, Bộ Nội vụ phải có văn bản lấy ý kiến của các địa phương, đặc biệt đối với Hà Nội. "Dứt khoát là phải sửa, có những điểm mới rất hay nhưng phải phù hợp", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Liên quan đến quy định không tổ chức HĐND cấp xã ở đô thị, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, phải đánh giá mặt được và chưa được, nếu không có HĐND thì như thế nào, từ phân tích, so sánh đó mới trình ra Quốc hội. Hiện nay vấn đề gì cũng cần phát huy quyền làm chủ tập thể của Nhân dân, dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân thụ hưởng, mà Nhân dân dựa vào HĐND, bầu ra HĐND, bầu ra đại biểu Quốc hội. Do đó, nếu quy định không có HĐND thì phải lý giải, giải thích cho kỹ tại sao nơi có, nơi không có; đánh giá rõ, thuyết phục đại biểu Quốc hội, phải tuyên truyền rộng rãi cho Nhân dân.

dbnd_br_thanh-ha-neje.jpg
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Cũng quan tâm đến nội dung về mô hình tổ chức chính quyền tại đơn vị hành chính đô thị, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu rõ, quy định tại dự thảo Luật thì tổ chức theo mô hình phường, quận, không thành lập HĐND.

Bày tỏ nhất trí việc thực hiện để giảm bớt trung gian và phát huy hiệu quả, tuy nhiên, đối với mô hình tại các xã thuộc đô thị, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề nghị cần rà soát và thuyết minh làm rõ hơn cơ sở chính trị và pháp lý, thực tiễn cũng như đánh giá tác động chính sách và hệ quả pháp lý đối với quy định này.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất phạm vi sửa đổi toàn diện, sự cần thiết cũng như các nội dung cơ bản, những tư tưởng sửa đổi luật mới bảo đảm thể chế kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tổ chức bộ máy, về phân cấp, phân quyền và ủy quyền và nâng cao hiệu lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của toàn bộ đất nước.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với những nội dung về phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền và ủy quyền; giao các cơ quan tiếp tục rà soát để thống nhất giữa dự thảo Luật này với dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và các luật chuyên ngành có liên quan để bảo đảm chỉnh lý các nội dung, kể cả câu chữ, thuật ngữ, từ ngữ cho phù hợp.

dbnd_bl_quang-canh-a2.jpg
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất quy định rõ nhiệm vụ của HĐND, cơ chế làm việc của HĐND, UBND, Chủ tịch UBND các cấp trong dự thảo Luật theo hướng khái quát nhưng đủ cụ thể và phân định rõ được trách nhiệm của tập thể, cá nhân, cơ chế làm việc của các cấp chính quyền, của từng cơ quan trong hệ thống chính quyền và bảo đảm tính ổn định, khái quát, khả thi của luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất về hiệu lực thi hành như đề nghị của Chính phủ là từ ngày 1.3.2025.

Đối với 2 nội dung là không tổ chức HĐND ở xã trong đô thị; tổ chức mô hình hoạt động của UBND, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các cơ quan tiếp tục nghiên cứu và trình tại cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ sắp tới.

Thời sự Quốc hội

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành phiên thảo luận. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Cần trao quyền cho Chính phủ tạm thời cho phép thí điểm công nghệ, mô hình mới mà luật chưa điều chỉnh

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số đại biểu đề nghị tiếp tục nghiên cứu nhằm có những chính sách thật sự đột phá về phát triển công nghệ số, thúc đẩy kinh tế dữ liệu, thu hút nhân tài... nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trong lĩnh vực này.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công an TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công an TP. Hồ Chí Minh

Sáng 25.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Công an TP. Hồ Chí Minh phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống

Phát biểu khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, nhiệm kỳ Khóa XV sáng 25.3, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, hội nghị diễn ra trong bối cảnh cả hệ thống chính trị đang rất khẩn trương triển khai các nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy. Các dự án Luật thảo luận tại Hội nghị lần này điều chỉnh nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La các thời kỳ

Chiều 24.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã gặp mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La các thời kỳ đang tham gia chương trình "Về nguồn" hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026).