Phấn đấu hết năm 2025 xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 đã đạt và vượt mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.

Đạt nhiều mục tiêu quan trọng

Theo đó, ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2024 dưới 1,9%, (giảm trên 1%); tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số dưới 13,5% (giảm trên 3%); tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo khoảng 26% (giảm khoảng 5%).

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, giai đoạn 2021 - 2024, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm khoảng 4,2% (giảm bình quân khoảng 1,05%/năm); tỷ lệ hộ nghèo các huyện nghèo giảm bình quân trên 4%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân trên 3%/năm. Các chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 đã đạt và vượt mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.

Năm 2024, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã chủ động tham mưu cho Chính phủ tổ chức Chương trình "Hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước". Chương trình đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ, tham gia của các bộ, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đối với công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát và đã huy động được trên 5.000 tỷ đồng; phấn đấu đến hết năm 2025 xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo trên phạm vi cả nước, về đích sớm trước 5 năm so với mục tiêu Ban Chấp hành Trung ương Đảng đặt ra.

img-3265.jpg
Mục tiêu giảm nghèo được đặt ra trong năm 2025 là tỷ lệ nghèo đa chiều cả nước bình quân duy trì giảm 1 - 1,5%/năm. Ảnh: Hoàng Hiệp

Để đạt kết quả trên, theo đánh giá của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hệ thống chính sách, pháp luật về giảm nghèo đã được ban hành khá đồng bộ, toàn diện. Ngân sách nhà nước và nguồn lực huy động từ xã hội đầu tư cho công tác giảm nghèo ngày càng tăng; nhận thức, ý chí vươn lên của người nghèo tăng cao, có nhiều tấm gương điển hình nỗ lực vươn lên thoát nghèo.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, hiện phần lớn hộ nghèo, cận nghèo còn thiếu sinh kế, việc làm, thu nhập thấp, không ổn định. Những trường hợp này cũng thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản như: Nhà ở, vệ sinh, thông tin; thiếu kỹ năng nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực thấp, khó tiếp cận việc làm.

Việc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo ở một số địa phương còn chậm. Kết quả giảm nghèo đạt mục tiêu nhưng chưa bền vững do người dân dễ rơi vào tình trạng tái nghèo vì các lý do khách quan (ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt... đặc biệt là ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ quét, lũ ống tại một số địa phương vừa qua).

Tỷ lệ hộ nghèo chênh lệch giữa các vùng miền còn cao, đặc biệt là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, biên giới; chưa đánh giá được chi tiết mục tiêu, kết quả cụ thể thực hiện các dự án, tiểu dự án và chỉ tiêu giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của chương trình theo năm.

Một bộ phận nhỏ người dân vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa quyết tâm vươn lên thoát nghèo bền vững. Bên cạnh đó, nhiều hộ nghèo, cận nghèo tại một số địa phương có thành viên bị bệnh tật, khuyết tật, người không có khả năng lao động, thiếu đất để sản xuất, thiếu lao động để tham gia dự án nên không đáp ứng điều kiện để tham gia dự án, mô hình phát triển sản xuất.

Tiếp tục với mục tiêu đa chiều và bền vững

Mục tiêu giảm nghèo được đặt ra trong năm 2025 là tỷ lệ nghèo đa chiều cả nước bình quân duy trì giảm 1 - 1,5%/năm, trong đó tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 1%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4 - 5%/năm.

Theo lãnh đạo Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, để đạt chỉ tiêu này sẽ khó khăn, bởi những người có khả năng thoát nghèo đều đã hỗ trợ thoát nghèo những năm qua. Do đó, để thực hiện mục tiêu, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế về giảm nghèo, đẩy nhanh tiến độ rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách giảm nghèo theo hướng tích hợp chính sách thuộc các lĩnh vực khác nhau để không bị chồng chéo, trùng lắp, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân.

Đồng thời, truyền thông và nhân rộng các mô hình giảm nghèo, đặc biệt là truyền thông việc hướng dẫn, hỗ trợ thí điểm nhân rộng và phát triển các mô hình giảm nghèo nông nghiệp, phi nông nghiệp, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn nghèo để góp phần tạo ra việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dịch chuyển cơ cấu lao động, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc trong tăng trưởng kinh tế, phát triển du lịch văn hóa ở cộng đồng.

Bên cạnh đó, Bộ sẽ tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu hộ nghèo, cận nghèo kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức rà soát xác định hộ nghèo, cận nghèo, hộ có mức sống trung bình, tổng hợp kết quả rà soát và phân loại hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025; đẩy mạnh hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển để huy động sự hỗ trợ kỹ thuật, nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

Đời sống

Mở rộng đối tượng, linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Mở rộng đối tượng, linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 đạt 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội. Để đạt được mục tiêu trên, Luật Việc làm (sửa đổi) đang được xem xét sửa đổi với nhiều chính sách mới quan trọng như mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, sửa đổi mức đóng bảo hiểm thất nghiệp...

Tiên phong dẫn dắt, phát triển đột phá
Đời sống

Tiên phong dẫn dắt, phát triển đột phá

Không chỉ thành công trong xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn cao, tận tâm, trách nhiệm với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; bảo đảm tăng trưởng nguồn vốn, dư nợ... Đảng ủy Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Hà Nội còn lãnh đạo, chỉ đạo toàn Chi nhánh phát triển và có bước đột phá về quy mô dư nợ, nguồn vốn cũng như hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, xứng đáng là người tiên phong dẫn dắt với 5 năm liền là đơn vị dẫn đầu toàn hệ thống.

Nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho thanh niên, sinh viên
Xã hội

Nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho thanh niên, sinh viên

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2025 - 2028. Mục tiêu của thỏa thuận này là nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho thanh niên, sinh viên và đồng hành với các bạn trẻ trong việc thực hiện các công trình, phần việc bảo đảm an sinh xã hội, góp phần phát triển đất nước.

Ảnh minh họa
Xã hội

Tăng giám sát để nguồn lực giảm nghèo đi đúng hướng

Để thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình), Kiểm toán Nhà nước sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát; ứng dụng khoa học công nghệ để bảo đảm nguồn lực của Chương trình theo đúng nội dung, mục tiêu đề ra.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.

Các đại biểu tham dự cắt băng khai mạc triển lãm ảnh "Lâm Đồng - 50 năm giải phóng"
Xã hội

Triển lãm ảnh "Lâm Đồng - 50 năm niềm vui thống nhất"

Sáng 25.3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã long trọng tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Lâm Đồng - 50 năm niềm vui thống nhất”. Sự kiện nhằm chào mừng Kỷ niệm 50 năm giải phóng Lâm Đồng, hướng tới cùng cả nước kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước.

Bất chấp nguy hiểm, phố cà phê đường tàu vẫn đông khách "check in"
Đời sống

Bất chấp nguy hiểm, phố cà phê đường tàu vẫn đông khách "check in"

Bất chấp rào chắn, nguy hiểm rình rập đến tính mạng, nhiều du khách vẫn tìm đến Train Street Coffee Street Ha Noi (phố cà phê đường tàu) tọa lạc trên địa bàn các phường Cửa Nam, Hàng Bông, Cửa Đông (quận Hoàn Kiếm) và một phần trên phường Điện Biên (quận Ba Đình) để check in,  vì cho rằng nơi đây cho họ trải nghiệm "có một không hai"...

Vươn lên cùng "đôi cánh" tín dụng chính sách
Đời sống

Vươn lên cùng "đôi cánh" tín dụng chính sách

Không chỉ thiết kế các chính sách cho vay ưu đãi giải quyết việc làm, trang trải học phí, mà Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) còn đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội, giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn phần nào yên tâm cho con em mình thỏa ước mơ đến trường học tập, xây dựng tương lai...

Động lực cải cách từ Luật Bảo hiểm xã hội 2024
Đời sống

Động lực cải cách từ Luật Bảo hiểm xã hội 2024

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1.7.2025, được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích mạnh mẽ cho cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt trong tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Hà Nội: Hàng nghìn người dân tham gia thực hành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Đời sống

Hà Nội: Hàng nghìn người dân tham gia thực hành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Tổ đội Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Bắc Từ Liêm vừa phối hợp cùng cơ sở tòa nhà chung cư 1A, 2A Vinaconex, phường Phú Diễn và tòa nhà chung cư An Bình City, phường Cổ Nhuế 1 tổ chức các hoạt động tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ quý I năm 2025 trực tiếp tại các cơ sở với sự tham gia của 1.000 người dân.

"Chuyển dịch xanh – Tương lai xanh"
Đời sống

"Chuyển dịch xanh – Tương lai xanh"

Chiến dịch Giờ Trái đất tại Việt Nam do Bộ Công Thương đồng chủ trì, thu hút sự quan tâm và hưởng ứng của 63 tỉnh, thành phố cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một trong những đơn vị tiêu biểu, luôn tích cực phối hợp để triển khai hiệu quả chương trình.

Đời sống

Mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Từ ngày 1.7.2025, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi chính thức có hiệu lực, mang đến nhiều thay đổi đáng kể về mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT). Những quy định mới giúp mở rộng quyền lợi, giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh và tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình điều trị.