Phấn đấu đến đầu năm 2025, các địa phương trên cả nước phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

Sáng 16.8, tại Hải Phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo trao đổi về công tác triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương khu vực miền Bắc và miền Trung.

Cục Trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường Hoàng Văn Thức dự và chủ trì hội thảo. Cùng dự có: đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường của 16 tỉnh, thành phố miền Bắc và miền Trung; đại diện lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh thành phố…

Phấn đấu đến 1.1.2025, tất cả các địa phương trên cả nước phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn -0
Cục Trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường Hoàng Văn Thức phát biểu 

Triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên cả nước

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Cục Trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường Hoàng Văn Thức cho biết: hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo tiền đề để tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ môi trường thời gian tới. Tuy nhiên, do sự phát triển kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số diễn ra ngày càng mạnh mẽ đã tạo áp lực lớn tới môi trường, trong đó có những áp lực, thách thức không nhỏ trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) khi lượng CTRSH phát sinh ngày càng nhiều. Việc kiểm soát, quản lý CTRSH còn nhiều hạn chế, dẫn đến nguy cơ gây ra tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống và sức khỏe người dân.

Theo đó, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã có những quy định mới mang tính đột phá, thay đổi cách thức quản lý, ứng xử với chất thải nói chung và CTRSH nói riêng. Một trong những điểm mới đó là quy định nguyên tắc phân loại CTRSH làm 3 loại: chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác.

Quy định về việc thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển xử lý CTRSH thông qua khối lượng hoặc thể tích và các quy định khác nhằm hướng đến tăng cường tối đa việc tái chế và giảm tối đa CTRSH phải xử lý và phát thải ra môi trường. Để bảo đảm tính khả thi của cơ chế này, Luật đã quy định UBND cấp tỉnh quyết định việc phân loại cụ thể chất CTRSH với thời hạn áp dụng chậm nhất là ngày 31.12.2024. Chính sách trên là bước ngoặt quan trọng làm thay đổi cả mô hình quản lý CTRSH cũng như việc vận hành triển khai trên thực tế. 

Phấn đấu đến 1.1.2025, tất cả các địa phương trên cả nước phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn -0
Toàn cảnh Hội thảo 

“Từ nay đến 31.12, còn chưa đầy 5 tháng. Để công tác phân loại CTRSH được triển khai rộng rãi trên cả nước, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo trao đổi về công tác triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt để lắng nghe, trao đổi, hỗ trợ, chia sẻ cũng như đánh giá bước đầu việc triển khai phân loại CTRSH tại các địa phương; đồng thời cùng nhau tìm kiếm những giải pháp mới, có tính khả thi cao cho công tác quản lý CTRSH nói chung và việc phân loại CTRSH từ hộ gia đình, cá nhân nói riêng”- Cục Trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường nhấn mạnh.

Theo báo cáo, để hướng dẫn, hỗ trợ triển khai hiệu quả công tác quản lý CTRSH, đặc biệt là công tác thu gom, vận chuyển, xử lý sau khi phân loại CTRSH tại địa phương theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, trong đó đã quy định cụ thể về yêu cầu kỹ thuật đối với phương tiện vận chuyển, điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Bộ đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt, có nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc các địa phương tập trung triển khai chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc phân loại CTRSH; đồng thời, tăng cường mạnh mẽ công tác truyền thông, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội như Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam để lan tỏa mạnh mẽ chính sách về phân loại CTRSH đến cộng đồng. Gần đây, Bộ TN và MT đã gửi đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thông tin, tuyên truyền nhằm hỗ trợ các cơ quan trung ương và địa phương triển khai công tác truyền thông, phổ biến, tuyên truyền về phân loại CTRSH tới từng hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng.

Phấn đấu đến 1.1.2025, tất cả các địa phương trên cả nước phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn -0
Đại diện Cục kiểm Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường - ông Nguyễn Thành Lam phát biểu tại Hội thảo

 Nhiều khó khăn, bất cập khi triển khai tại địa phương

Theo Đại diện Cục kiểm Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường Nguyễn Thành Lam cho biết: việc quản lý CTRSH tại Việt Nam khá phức tạp, bởi lượng CTRSH phát sinh tiếp tục gia tăng trên phạm vi cả nước. Nếu như năm 2019, tổng lượng CTRSH phát sinh là 64.658 tấn/ngày, thì nay tổng lượng CTRSH phát sinh là 67.877,34 tấn/ngày.

Về công tác thu gom vận chuyển, năm 2023 toàn quốc là 88,34%, trong đó tại đô thị là 96,60%, nông thôn là 77,69%. Về cơ sở xử lý CTRSH, chúng ta có 1.548 cơ sở, trong đó cơ sở đốt CTRSH là 340 cơ sở; cơ sở xử lý CTRSH thành mùn/phân hữu cơ  là 30 cơ sở; cơ sở chôn lấp CTRSH là 1.178 cơ sở, trong đó có nhiều cơ sở không hợp vệ sinh.

Chưa kể, hiện nay, việc quản lý CTRSH còn nhiều thách thức. Cụ thể, trong phân loại chưa triển khai phân loại tại nguồn đồng bộ tại các địa phương. Trong thu gom vận chuyển, chưa cung cấp đủ dịch vụ thu gom CTRSH tại nhiều khu vực nông thôn, miền núi; thiếu thiết bị thu gom vận chuyển đáp ứng yêu cầu; thiếu địa điểm tập kết, trung chuyển đáp ứng quy định dẫn đến tồn đọng CTRSH kéo dài gây ô nhiễm môi trường, gây bức xúc cho người dân. Ngoài ra, công nghệ chôn lấp vẫn là chủ yếu ( chiếm 64%); 75% cơ sở xử lý CTRSH được nhà nước hỗ trợ vận hành…

Phấn đấu đến 1.1.2025, tất cả các địa phương trên cả nước phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn -0
Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng Phạm Văn Thuấn phát biểu tại Hội thảo

Từ thực tế địa phương, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng Phạm Văn Thuấn cho biết: hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH, hiện thành phố phát sinh 1.950 tấn/ ngày, trong đó đô thị khoảng 1000 tấn/ngày, nông thôn 950 tấn/ngày. Phấn đấu đến năm 2026, thành phố Hải Phòng đạt 100% rác thải sinh hoạt được thu gom xử lý hợp vệ sinh; đóng cửa toàn bộ bãi rác mất vệ sinh...

Tuy nhiên, ông Thuấn cũng nêu thực tế: thành phố vẫn còn lúng túng trong việc triển khai việc phân loại rác tại nguồn, mặc dù có nhiều mô hình triển khai nhưng do còn nhiều bất cập giữa các chính sách và thực tiễn phân loại – thu gom - xử lý CTRSH tại các địa phương. Bên cạnh đó, sự quyết tâm, vào cuộc của chính quyền một số địa phương chưa quyết liệt; nhận thức của cộng đồng, người dân về phân loại CTRSH tại nguồn hạn chế; phương tiện thu gom vận chuyển, hạ tầng phục vụ việc phân loại, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại chưa đồng bộ, nhất là khu vực nông thôn…

Với vướng mắc trên để giải quyết những vấn đề trên, đại diện Sở TN và MT thành phố Hải Phòng đề nghị Bộ TN và MT cần sớm ban hành định mức mức kinh tế - kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH để làm cơ sở cho các địa phương định giá tối đa áp dụng đối với chủ đầu tư, cơ sở thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH; định giá cụ thể đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, hộ gia đình, cá nhân; sớm ban hành quy định về cơ chế hỗ trợ tài chính cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải…

Phấn đấu đến 1.1.2025, tất cả các địa phương trên cả nước phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn -0
Phó Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn – Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Thị Thuỷ chia sẻ tại Hội thảo

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn – Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Thị Thuỷ: từ năm 2018 - 2023, Hội đã tổ chức trên 20.000 mô hình bảo vệ tài nguyên, môi trường; thành lập hàng trăm tổ tự quản, câu lạc bộ nông dân tham gia bảo vệ môi trường… Tuy nhiên, hiện chất thải, rác thải trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp ở nông thôn phát sinh nhiều vấn đề nổi cộm nhức nhối; hầu hết rác thải chưa được thu gom, xử lý…

Để giải quyết vướng mắc trên, cần đẩy mạnh tuyên truyền đưa Luật Bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn tuyên truyền đến nông dân, mỗi địa phương thành lập tổ, nhóm đội tuyên truyền; tập huấn quy trình thu gom, phân loại xử lý rác thải…

Phấn đấu đến 1.1.2025, các địa phương trên cả nước phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn -0
Cục Trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường Hoàng Văn Thức kết luận Hội thảo

Kết luận tại Hội thảo, thay mặt Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường Hoàng Văn Thức giải đáp một số vướng mắc của đại biểu tham dự; đồng thời, ghi nhận các kiến nghị, đề xuất, qua đó tổng hợp gửi cơ quan chuyên môn xem xét để có những điều chỉnh, xử lý phù hợp. 

Môi trường

Hà Nội hủy kết quả đấu giá 3 mỏ cát
Môi trường

Hà Nội hủy kết quả đấu giá 3 mỏ cát

Ngày 8.10, theo thông tin từ UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hà Nội vừa có văn bản số 924/QĐ-STNMT-KHTC (ngày 4.10) Quyết định về việc hủy kết quả lựa chọn đơn vị thực hiện gói thầu Tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản (đợt 1) gồm: Mỏ Liên Mạc (Thượng Cát); Mỏ Tây Đằng - Minh Châu; Mỏ Châu Sơn theo Quyết định số 889/QĐ-STNMT-KHTC ngày 16.8.2023 của Sở Tài nguyên - Môi trường.

Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phân bón trong canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long
Môi trường

Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phân bón trong canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 2.10 vừa qua tại TP. Cần Thơ, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức Hội thảo Quốc gia “Đất và phân bón” lần thứ nhất năm 2024, với chủ đề “Thực trạng độ phì nhiêu đất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác lúa”.

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường
Môi trường

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường

Chung tay vì môi trường xanh là mục đích của Chương trình Chiến dịch “World Cleanup Day 2024” - ngày hội thu gom rác thải trên các đường phố, vì môi trường xanh của Thủ đô vừa diễn ra. Đây là hoạt động thiết thực sau khi Thủ đô chịu ảnh hưởng cơn bão số 3.

Hành động chung tay bảo vệ môi trường
Môi trường

Hành động chung tay bảo vệ môi trường

Sáng 22.9, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng UBND huyện Thanh Trì tổ chức lễ ra quân hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 6 tỉnh miền Trung
Xã hội

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 6 tỉnh miền Trung

Mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 4 làm độ ẩm đất ở một số khu vực đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo một số khu vực tại 6 tỉnh miền Trung có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá trong những giờ tới.

 Kiểm soát chặt báo cáo đánh giá tác động công nghệ xử lý rác
Môi trường

Kiểm soát chặt báo cáo đánh giá tác động công nghệ xử lý rác

Để đánh giá, thẩm định công nghệ các dự án xử lý rác thải, chất thải rắn hiệu quả, đầu tiên chúng ta cần thực hiện tốt cơ chế kiểm soát, lập báo cáo đánh giá tác động tới môi trường xem các công nghệ đó có phát sinh những chất thải độc hại ra môi trường hay không? Đây là nhấn mạnh của Tổng Thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Trưởng Ban khoa học, GS.TS Hoàng Xuân Cơ khi đề cập đến vấn đề xử lý rác thải ở nước ta.