Phân bón Đầu Trâu chuyên dùng giúp cây cà phê tăng năng suất, chất lượng sản phẩm

 Để đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng phân bón cho cà phê giai đoạn nuôi trái, các nhà khoa học khuyến cáo nên dùng các loại phân bón lá chuyên dùng cho cà phê hoặc các sản phẩm đảm bảo cân đối các yếu tố đa, trung và vi lượng phù hợp với giai đoạn tăng trưởng và tích lũy chất khô quả. Phân bón Đầu Trâu của Công ty CP Phân bón Bình Điền là một sự lựa chọn phù hợp. 

Điều chỉnh phân bón cho phù hợp với đặc điểm tăng trưởng của cây cà phê

Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến sinh lý ra hoa, đậu quả, phát triển quả cà phê trong năm 2024 ở Tây Nguyên. Giai đoạn giữa mùa mưa (tháng 7, 8) vẫn có nhiều vườn cà phê mang quả còn nhỏ hơn so với quy luật bình thường như các năm trước. Đường kính quả cà phê chỉ đạt khoảng 40 - 70 % so với các vườn bình thường nên việc sử dụng phân bón cũng cần phải được quan tâm điều chỉnh cho phù hợp với tình hình sinh trưởng và phát triển của quả cũng như nhu cầu dinh dưỡng của cây để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất.

Ở Tây Nguyên do sự phân bố về địa hình các tỉnh, huyện trong vùng là không giống nhau, vì vậy các yếu tố thời tiết là khác nhau. Các vùng địa hình thấp có xu hướng chấm dứt mùa mưa sớm hơn, mùa khô đến sớm hơn nên khả năng phân hóa mầm hoa của cây cà phê sớm hơn, đòi hỏi cần phải tưới sớm hơn để cà phê ra hoa đậu quả tốt.

Vùng có địa hình cao, nhiệt độ thấp hơn, mùa khô đến muộn hơn từ đó cây cà phê cũng phân hóa mầm hoa muộn hơn và do vậy thời điểm tưới nước cho cây cũng muộn hơn, cây ra hoa đậu quả muộn hơn. Chính do đặc điểm về sự khác nhau của địa hình, khí hậu thời tiết của từng vùng nên sự tăng trưởng và phát triển của quả cà phê vào giữa mùa mưa cũng khác nhau.

Mùa mưa năm 2024 đến muộn, nắng nóng kéo dài vào cuối mùa khô nên tốc độ tăng trưởng thể tích quả cà phê ở một số vùng cũng rất chậm, vào tháng 6, 7 chỉ đạt khoảng 50 - 60 % so với điều kiện thời tiết bình thường. Vì vậy thời điểm bón phân, lượng, loại phân bón cho cà phê vào giai đoạn này cũng cần điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm tăng trưởng của cây cà phê.

Đối với các vườn cà phê có quả còn nhỏ (đường kính quả từ 1 - 2 mm) cần tiếp tục bón loại phân NPK Đầu Trâu có hàm lượng đạm và lân cao, kali thấp hơn (Đầu Trâu tăng trưởng) với lượng khoảng 0,2 – 0,3 kg/cây nhằm giúp quả cà phê tăng nhanh về thể tích quả tạo điều kiện cho việc hình thành nhân đạt kích thước tối đa.

Khi quả cà phê đạt đường kính từ 2,5 - 4 mm thì sử dụng các loại phân NPK có hàm lượng đạm và kali cao, lân thấp (Đầu trâu chắc hạt) với lượng bón từ 0,3 - 0,4 kg/cây nhằm cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng N, P, K đảm bảo cho quá trình tích lũy chất khô của quả và nhân tốt, giảm tỷ lệ quả rụng, góp phần tăng năng suất và chất lượng hạt cà phê.

Đối với vườn cà phê quả đạt kích thước từ 2,5 - 4 mm (đường kính quả) thì giai đoạn này chỉ cần bón các loại phân giữa mùa mưa (Đầu Trâu chắc hạt, hoặc các loại phân NPK có tỷ lệ 2:1:2, 3:1:3, 3:2:3) với lượng bón theo khuyến cáo của quy trình hoặc dựa vào năng suất thu hoạch và độ phì nhiêu của đất. Lượng bón trung bình từ 0,4 - 0,6 kg/cây.

Phân bón Đầu Trâu đảm bảo sự sinh trưởng của cây cà phê -0
Cán bộ Công ty CP Phân bón Bình Điền thăm vườn cà phê tại Tây Nguyên. Ảnh: ITN 

Phân bón Đầu Trâu là sự lựa chọn thông minh 

Ngoài ra, dưới tác động của biến đổi khí hậu, trong mùa mưa xen kẽ có những đợt mưa hoặc nắng kéo dài. Do đó, giữa mùa mưa có thời gian mưa liên tục kéo dài như trong tháng 7.2024 thì không nên bón phân cho cà phê với lượng nhiều do độ ẩm trong đất rất cao gần như bão hòa, rễ cây bị thiếu ôxy nên việc hút các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây để nuôi quả bị hạn chế dẫn đến tình trạng cây cà phê bị thiếu hụt dinh dưỡng tạm thời làm cho cây bị suy yếu, quả dễ bị rụng và trọng lượng nhân bị giảm.

Bón phân vào thời điểm này dẫn đến hiệu quả sử dụng phân bón không cao, tăng chi phí đầu tư và có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất và nước do lượng phân bị mất đi theo dòng nước xuống sông suối và bị rửa trôi. Do vậy cần chú ý cung cấp dinh dưỡng cho cà phê bằng con đường phun qua lá sẽ đạt hiệu quả tốt nhất, giúp cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho cây, góp phần giảm tỷ lệ rụng quả, tăng trọng lượng nhân. Phun phân bón lá cho cà phê cần đảm bảo tối thiểu được 2 lần và cách nhau khoảng 15 – 20 ngày. Khi kết thúc đợt mưa cần bón phân qua đất để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cây cà phê.

Trong mùa mưa có thời kỳ tiểu hạn, hoặc nắng hạn bất thường kéo dài làm cho độ ẩm trong đất vườn cà phê thấp dẫn đến cây cà phê không hoặc khó hấp thu được dinh dưỡng từ đất, từ đó cây bị suy yếu do thiếu dinh dưỡng, quả cà phê bị rụng, nhân bị nhỏ lại. Phun phân bón lá cho cà phê vào giai đoạn này là giải pháp thông minh, cung cấp kịp thời đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, từ đó hạn chế được tỷ lệ quả rụng, tăng khối lượng nhân. 

Phân bón Đầu Trâu đảm bảo sự sinh trưởng của cây cà phê -0
Phân bón Đầu Trâu chuyên dùng giúp cà phê và cây trồng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Ảnh: ITN 

Để đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng phân bón lá cho cà phê giai đoạn nuôi trái, các nhà khoa học khuyến cáo nên dùng các loại phân bón lá chuyên dùng cho cà phê hoặc các sản phẩm đảm bảo cân đối các yếu tố đa, trung và vi lượng phù hợp với giai đoạn tăng trưởng và tích lũy chất khô quả. Lựa chọn các loại phân bón lá Đầu Trâu nuôi trái, lớn trái của Công ty CP Phân bón Bình Điền là một lựa chọn thông minh.

Các thực nghiệm và tổng kết nhiều mô hình thực tiễn của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên từ các năm 2002 - 2007 cho thấy rằng trong điều kiện bất thuận (nắng hạn kéo dài, mưa nhiều ngày trong mùa mưa ở Tây Nguyên) việc sử dụng các loại phân bón lá phù hợp để bổ sung dinh dưỡng cho cây cà phê thời kỳ kinh doanh đã làm giảm tỷ lệ rụng quả từ 5 - 15 %; tăng trọng lượng nhân từ 3 - 10 % so với đối chứng.

Bón phân cho cà phê giai đoạn kinh doanh trong mùa mưa trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu như hiện nay cần lưu ý đến diễn biến của thời tiết khí hậu để điều chỉnh chế độ cung cấp dinh dưỡng một cách khoa học, phù hợp với trạng thái sinh trưởng, phát triển của cây nhằm đạt được hiệu quả nông học cao nhất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê, tăng thu nhập và lợi nhuận bền vững cho nông dân.

Đời sống

Các mô hình chăn nuôi phát triển mạnh ở Phan Thiết mang lại của sống ổn định cho người dân (Ảnh: T.DUYÊN)
Đời sống

Tỷ lệ hộ nghèo Phan Thiết giảm còn 0,63%

Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, số hộ nghèo thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) giảm còn 390 hộ vào cuối năm 2023, chiếm tỷ lệ 0,63% so với số hộ toàn thành phố. Đời sống của một bộ phận người nghèo được nâng lên và từng bước vươn lên thoát nghèo.

Nâng cao chất lượng Cuộc vận động từ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang "Hàng Việt chinh phục người Việt"
Xã hội

Nâng cao chất lượng Cuộc vận động từ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang "Hàng Việt chinh phục người Việt"

Báo cáo 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương cho thấy Cuộc vận động đã có ảnh hưởng tích cực, sâu rộng tới các doanh nghiệp trong Khối về việc ưu tiên sử dụng sản phẩm Việt Nam. 

Toàn cảnh hội nghị.
Xã hội

Hạn chế tình trạng chậm đóng bảo hiểm

Để tìm ra các giải pháp bảo đảm tốt nhất quyền lợi bảo hiểm cho người lao động, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề "Tìm giải pháp hạn chế tình trạng chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh".

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trao tặng Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp BHXH Việt Nam” cho các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong xây dựng và phát triển ngành.
Xã hội

Hợp tác quốc tế nâng cao năng lực thực hiện chính sách

Bảo hiểm Việt Nam (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trong giai đoạn phát triển mới". Hội thảo hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập ngành BHXH Việt Nam (1995 - 2025) nhằm chia sẻ với các đối tác, bạn bè quốc tế về thành tựu, định hướng phát triển, hội nhập quốc tế của BHXH Việt và tham vấn ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia, tổ chức quốc tế.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần đưa "hương trà" bay xa...
Xã hội

Bài cuối: Trụ cột giảm nghèo bền vững

Xác định giảm nghèo là một trong các công tác trọng tâm nhằm phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó có việc đẩy mạnh nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân. Qua đó, góp phần đưa Thái Nguyên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.