Sau nhiều quá trình phân tích, nghiên cứu
Đồng bằng sông Cửu Long với trên 1,5 triệu ha đất trồng lúa, mặc dù hàng năm đóng góp 50% tổng sản lượng và 90% lượng gạo xuất khẩu cả nước, nhưng nơi đây cũng là vùng đất chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu. Song song đó, đây là vùng đất có diện tích đất phèn, mặn rất lớn nằm tại các trũng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, làm cho việc canh tác của nông dân luôn gặp khó khăn.
Chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thực hiện xuyên suốt từ vụ lúa hè thu 2016 đến hè thu 2022, chương trình được Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) công nhận là tiến bộ kỹ thuật vào năm 2023 với thành quả giúp bà con nông dân trồng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long giảm chi phí qua việc giảm giống, giảm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhưng vẫn đảm bảo năng suất, từ đó tăng lợi nhuận.
Qua 7 mùa vụ, xây dựng 494 mô hình, phân tích gần 100 mẫu đất và mẫu lúa, chương trình đã phát hiện ra một thực tế giúp làm cơ sở lý giải nguyên do việc canh tác lúa của bà con nông dân chưa đạt hiệu quả cao. Vì ảnh hưởng chỉ số pH thấp, nhất là ở các vùng chuyên canh lúa nằm sâu trong nội đồng, cách xa biển hay vùng đệm tranh chấp mặn ngọt. Bên cạnh đó, những vùng canh tác tăng vụ lúa (2-3 vụ/năm), gốc rơm rạ chưa kịp phân hủy gây ra tình trạng ngộ độc hữu cơ khiến cây lúa kém phát triển, thậm chí chết cây, nhất là giai đoạn đầu vụ.
Theo GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ, Trưởng ban cố vấn chương trình canh tác lúa thông minh (Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền), qua chương trình canh tác lúa thông minh do Bình Điền triển khai tại Đồng bằng sông Cửu Long, các nhà khoa học đã khảo sát và phân tích nhiều mẫu đất cho thấy rằng, đối với cây lúa vào đầu vụ thì đất sản xuất có nhiều vấn đề làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
Thứ nhất, hàm lượng các chất hữu cơ ở trong đất rất cao, khi làm các vụ tiếp theo nông dân đánh bùn, làm đất rồi chôn vùi các các chất hữu cơ là từ rơm rạ vào trong đất ngập nước thì nó sản sinh ra các chất độc hữu cơ làm hại cây lúa.
Thứ 2, về độ chua của đất vẫn còn ở ngưỡng khá nhiều, ở 3 vùng canh tác lúa tại ĐBSCL độ pH đều dưới 5,5 hết thì gọi là đất chua, nghĩa là bị ngộ độc là do bị túi lân thấp.
Thứ 3, qua phân tích đất cũng cho thấy rằng, đất Đồng bằng sông Cửu Long tuy hàm lượng canxi đủ nhưng lại mất cân đối với chất Magie (Mg) mà nhất là những vùng đất ven biển. Chất canxi không phải cần cho cây lúa, mà canxi rất cần các vi sinh vật để phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng hiệu quả và hạn chế việc sản sinh ra độc chất hữu cơ trong đất.
Từ thực tế này, lãnh đạo Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cùng Ban cố vấn khoa học của Bình Điền lại thêm trăn trở, làm cách nào tìm ra giải pháp giúp bà con nông dân trồng lúa hóa giải những tồn tại, khó khăn từ đất gây cản trở cho sự sinh trưởng của cây lúa.
Phân bón Đầu Trâu Bio-Canxin giúp môi trường đất khỏe, giảm ngộ độc hữu cơ
Từ những quyết tâm, nỗ lực không ngừng nghỉ này, phân bón Đầu trâu Bio-Canxi đã được ra đời giúp giải quyết cùng một lúc vấn đề ngộ độc hữu cơ và ngộ độc phèn bảo vệ cây lúa phát triển khỏe ngay từ đầu vụ. Thời gian qua, phân bón Đầu trâu Bio-Canxi đã được Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông các địa phương như Long An, An Giang, Sóc Trăng đưa vào thử nghiệm trong sản xuất mô hình canh tác lúa thông minh trên các đồng đất bị ảnh hưởng nặng của phèn với nhiều nghiệm thức, nhất là vụ hè thu 2023, đông xuân 2023-2024.
Theo đó, phân bón Đầu trâu Bio-canxi chứa 23,8% CaO, 5% MgO và vi lượng kẽm. Sử dụng Đầu Trâu Bio-Canxi ở các mô hình trên nền đất phèn trong vụ hè thu 2023 cho thấy pH tăng từ 4,5 lên trên 5,5, đây là khoảng pH phù hợp để cây lúa phát triển. Bên cạnh đó, sản phẩm bổ sung hệ thống vi sinh vật có lợi gồm vi sinh vật phân giải photpho khó tan, vi sinh vật phân giải xenlulo, vi sinh vật cố định nitơ (đạm). Với công nghệ ưu việt, các vi sinh vật tồn tại tốt khi bọc áo vào sản phẩm và phát triển nhanh khi bón trên đồng ruộng. Do đó, bón Bio-Canxi cũng cung cấp cho đất hệ vi sinh có lợi, giúp môi trường đất khỏe và thúc đẩy phân hủy rơm rạ, giảm ngộ độc hữu cơ.
Ông Nguyễn Cao Khải (xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) cho biết, một năm canh tác 3 vụ lúa, vụ này cách vụ kia không được lâu. Trong khi đó lượng rơm rạ thải ra đồng ruộng khá lớn, nếu mà để rơm rạ bình thường thì nó phân hủy không kịp sẽ dẫn đến làm ngộ độc hữu cơ cho cây lúa rất là cao, từ đó làm cho bộ rễ không phát triển được. Nhưng từ khi có giải pháp Đầu trâu Bio-Canxi đưa vào sử dụng cho lúa, làm cho rơm rạ trên đồng phân hủy nhanh. Bên cạnh đó còn làm giảm được phèn, giúp rễ ra nhanh và dài, từ đó giúp cây phát triển xanh tốt.
Qua kết quả thực tế, mô hình canh tác lúa thông minh, vụ hè thu 2023, sử dụng lượng giống gieo sạ trung bình 60kg/ha. Đồng thời áp dụng đồng bộ các biện pháp bón phân thông minh gồm bón lót phân bón trung vi lượng Đầu trâu Bio-Canxi, bón thúc phân bón Đầu trâu Bio-Lúa 1, Đầu trâu Bio-Lúa 2, kết hợp giải pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM theo quy trình khuyến cáo của ngành nông nghiệp. Từ đó, đã giúp cây lúa phát triển tốt, giảm được mật độ sâu bệnh so với các ruộng ngoài mô hình, giúp tăng năng suất, giảm chi phí đầu tư.