Phải luôn luôn làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa

26/07/2014 11:03

Ngày 27/7 như lắng đọng trong mỗi người dân và ngày có ý nghĩa lịch sử, xã hội sâu sắc. Đây cũng là dịp tưởng nhớ, tri ân tới các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống để bảo vệ tổ quốc và những người đã để lại một phần xương máu trong cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc và thống nhất tổ quốc... Nhân dịp này, Phó Cục trưởng Cục Người có công, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Dương Minh Đỗ đã chia sẻ một số kết quả trong việc thực hiện chính sách đối với người có công những năm qua.

- Ngày 27/7 là Ngày Thương binh liệt sỹ trở thành ngày có ý nghĩa lịch sử,  xã hội sâu sắc. Nhân dịp này, Ông đánh giá một số kết quả, việc thực hiện chính sách đối với người có công với đất nước trong thời gian qua?
 
Phải luôn luôn làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa ảnh 1Ông Dương Minh Đỗ: Sau hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc thống nhất đất nước, nhân dân ta đã có hàng triệu đồng bào và chiến sỹ đã anh dũng hy sinh trên khắp các chiến trường. Hàng triệu đồng bào và chiến sỹ đã để lại một phần xương máu ở khắp các chiến trường. Để ghi nhớ công ơn to lớn của các anh hùng liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng, Đảng và Nhà nước  luôn ghi nhớ lời dậy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “phải luôn luôn làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc thật tốt đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công”.

Ngay từ năm 1947, Bác Hồ đã chọn ngày 27/7 là ngày thương binh liệt sỹ toàn quốc. Ngày này là ngày để cả nước tri ân, tưởng nhớ tới các anh hùng liệt sỹ, những người đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Ngày 27/7, đã trở thành ngày truyền thống của cả dân tộc Việt Nam và cũng là một nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội của đất nước. Vào dịp kỷ niệm ngày 27/7 hàng năm nhân dân tỏ lòng hiếu nghĩa, bác ái đỗi với những người đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.  Với các cấp, các ngành phải luôn luôn quan tâm, chỉ đạo và thực hiện tốt việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công.

Trong dịp kỷ niêm 67 năm ngày thương binh liệt sĩ năm nay, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo tất cả các địa phương, đúng tối 26/7 đồng loạt trên 3000 nghĩa trang liệt sỹ toàn quốc,  đoàn Thanh niên tổ chức thắp nến, dâng hương tại các phần mộ của liệt sỹ trong phạm vi cả nước.
 
- Có ý kiến cho rằng, trong việc triển khai thực hiện chính sách của một bộ phận gia đình người có công với cách mạng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng… vẫn còn những vướng mắc chưa kịp thời được sửa đổi, bổ sung. Ý kiến của Ông về vấn đề này như thế nào ?
 
Ông Dương Minh Đỗ: Cho đến nay, có thể nói rằng những người thực sự hy sinh, cống hiến cho hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước đều được xem xét và giải quyết thực hiện theo quy định của pháp luật và ưu đãi đối với người có công. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai, cũng không tránh khỏi việc một số địa phương giải quyết chưa được và đã vi phạm các chính sách quy định của Nhà nước. Ví dụ như có những trường hợp khai man hồ sơ, làm giả hồ sơ, rồi công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách ở vùng sâu, vùng xa còn có những vấn đề hạn chế nên có những gia đình, có những người có công đến nay vẫn chưa được hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước.
 
Năm nay, thực hiện chỉ thị số 23 ngày 27/10/2013 của Thủ tướng chính phủ về tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công trong phạm vi toàn quốc. Đây là cuộc tổng rà soát đầu tiên để đánh giá toàn bộ việc thực hiện chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước trong những năm qua như thế nào. Trên cơ sở việc tổng rà soát đó, việc thực hiện chính sách ưu đãi của toàn quốc sẽ rút ra được những kinh nghiệm, đánh giá được những vấn đề đang tồn tại, để tiếp tục nghiên cứu trình với Đảng và Nhà nước ban hành những chính sách phù hợp hơn. Kiên quyết tìm mọi cách để bảo đảm cho những người thực sự hy sinh, cống hiến cho cách mạng phải được hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước.
 
Bên cạnh đó, cũng kiên quyết xử lý những trường hợp cố tình man khai hồ sơ, cố tình gian lận để được hưởng chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước theo quy định của pháp luật.
 
-Tại Hội nghị triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2014, Cục Người có công xây dựng kế hoạch tập trung vào các nội dung trọng tâm, trong đó có việc tiếp tục triển khai sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Đây cũng là yêu cầu cấp thiết, vậy thưa Ông việc triển khai đã được cụ thể hóa như thế nào?
 
Ông Dương Minh Đỗ: Cho đến nay, các hệ thống văn bản hướng dẫn ngày càng được hoàn thiện và đã triển khai đồng bộ. Sau khi có văn bản đều tổ chức tập huấn, triển khai chi tiết cho các tỉnh, thành phố để tổ chức, thực hiện các chính sách đối với người có công ở các địa phương.
 
Tuy nhiên, đất nước ta đã giải phóng được 39 năm rồi, việc giải quyết tồn đọng về vấn đề chính sách vẫn chưa được triệt để. Có những trường hợp do chiến tranh ác liệt, do thời gian quá dài một số trường hợp không còn hồ sơ gốc, không còn giấy tờ gốc cho nên chưa được giải quyết, thực hiện để họ được hưởng các chính sách ưu đãi người có công.
 
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với Bộ Quốc phòng đã ký thông tư liên tịch số 28 để giải quyết tồn đọng về vấn đề xác nhận liệt sỹ, xác nhận giải quyết thương binh đối với người có công khi mất hết giấy tờ chưa được giải quyết. Bộ đã triển khai tập huấn cho các địa phương để tiến hành rà soát, tiếp tục đề nghị giải quyết những trường hợp còn tồn đọng để cho người có công thực sự được hưởng các chính sách ưu đãi của đảng và nhà nước.
 
- Để thực hiện tốt các chính sách ưu đãi của đất nước trong thời gian tới, Ông có kiến nghị gì?
 
Ông Dương Minh Đỗ: Trước hết, cần hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách, hướng dẫn để cho các địa phương. Các địa phương căn cứ vào các văn bản hướng dẫn để thực hiện tốt những trường hợp còn tồn đọng. Những trường hợp sau đợt tổng rà soát mà giải quyết chính sách chưa đầy đủ, cần phải kiên quyết tìm mọi biện pháp để giải quyết, bảo đảm cho người có công được hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước.
 
Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa chăm sóc đời sống người có công, vì xã hội hóa góp phần hết sức quan trọng trong việc chăm lo đời sống đối với người có công. Cùng với chính sách của Đảng và Nhà nước, xã hội hóa đã góp phần đáng kể trong việc chăm lo đời sống vật chất, đời sống tinh thần đối với người có công. 
 
Cần nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thương binh, gia đình liệt sỹ, để cho bản thân đối tượng người có công tiếp tục lỗ lực phấn đấu vươn lên.  Nếu tạo được thế kiềng ba chân nhà nước, cộng đồng và bản thân đối tượng người có công thì việc nâng cao đời sống cho người có công là một yếu tố hết sức quan trọng.
 
Để thực hiện tốt nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI là bảo đảm 100% các gia đình chính sách có cuộc sống bằng và cao hơn mức sống trung bình của nhân dân địa phương nơi cư trú thì phải kết hợp cả ba nguồn lực trên.
 
Nhà nước tiếp tục nghiên cứu bổ xung, điều chỉnh các trợ cấp ưu đãi đối với người có công và các chế độ ưu đãi khác trong các dự án để tạo việc làm cho con thương binh, con liệt sỹ và người có công. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa chăm sóc đời sống người có công. Phát huy vai trò tích cực vươn lên, tự vươn lên của các đối tượng chính sách.

Xin cảm ơn ông! 

Góp ý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

    Nổi bật
        Mới nhất
        Phải luôn luôn làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO