PGS.TS Vũ Thị Hiền được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương

Sáng ngày 8.10, Trường Đại học Ngoại thương đã tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Hội đồng trường bổ nhiệm PGS.TS Vũ Thị Hiền - Đảng ủy viên, Trưởng phòng Quản lý đào tạo giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025. 

Tham dự buổi lễ có đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện lãnh đạo trường đại học, học viện trên địa bàn TP. Hà Nội, Cơ quan PA03 - Công an TP. Hà Nội, đại diện Hội cựu giáo chức, cùng đông đảo các cán bộ, giảng viên, viên chức, sinh viên Nhà trường.

z5908037682110-cf2cb4921d747de8f11edfa8229fcd49-9858.jpg
Chủ tịch Hội đồng trường Lê Thị Thu Thủy trao Nghị quyết bổ nhiệm Phó hiệu trưởng tới PGS.TS Vũ Thị Hiền
z5908037405346-316184ff6469e4b8f74ef72ca8b0354c-5073.jpg
Ban lãnh đạo Trường Đại học Ngoại thương chúc mừng tân Phó hiệu trưởng Vũ Thị Hiền

Phát biểu tại buổi lễ, PGS, TS Bùi Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường đã thay mặt Đảng ủy, BGH và tập thể cán bộ, viên chức Nhà trường chúc mừng PGS.TS Vũ Thị Hiền đã được tín nhiệm cao và được bổ nhiệm giữ chức Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương nhiệm kỳ 2020 - 2025.

z5908037467471-dac1c1fd37530132a9a4d6ce8e67f8dc-2094.jpg
PGS.TS Bùi Anh Tuấn Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại Thương

Phát biểu nhận nhiệm vụ, PGS. TS Vũ Thị Hiền bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới các cấp lãnh đạo, Đảng ủy, Hội đồng trường, BGH, các đồng chí cán bộ chủ chốt, các giảng viên, viên chức Trường Đại học Ngoại thương đã tín nhiệm, giao phó để giữ trọng trách Phó hiệu trưởng Nhà trường nhiệm kỳ 2020 - 2025.

z5908037243685-bdb50cbfc40d4250bda0af456f7b05be-2507.jpg
PGS.TS Vũ Thị Hiền - tân Phó hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương phát biểu tại buổi lễ

Trường Đại học Ngoại thương năm nay tròn 64 tuổi, sang năm nhà trường sẽ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập trường. Với Chiến lược phát triển trường cho giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2040, Trường xác định sẽ trở thành một "Đại học đổi mới sáng tạo" với sứ mệnh "Phụng sự xã hội bằng sự xuất sắc trong giáo dục, sáng tạo và chuyển giao tri thức".

PGS. TS Vũ Thị Hiền cũng bày tỏ: "Bản thân tôi khi nhận trọng trách này, tôi không khỏi lo lắng. Tôi tự nhận thấy rất nhiều những thách thức ở phía trước cho nhà trường và cho bản thân mình, song tôi có niềm tin rằng, với bề dày truyền thống, sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần đổi mới sáng tạo không ngừng nghỉ, với những phương thức thực thi táo bạo và quyết liệt của các thế hệ lãnh đạo, nhưng vẫn rất kiên định, bám sát triết lý giáo dục của trường "Giáo dục hướng tới khai phóng, gắn với thực tiền; nuôi dưỡng tính trung thực, tinh thần trách nhiệm và năng lực sáng tạo", Trường ĐH Ngoại thương sẽ vững vàng tiến bước trong giai đoạn tới, trở thành cái nôi ươm mầm tài năng, tạo giá trị cho sự phát triển đất nước".

Tân Phó hiệu trưởng cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh đạo, Đảng ủy, Hội đồng trường, BGH Nhà trường, sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể, các đồng chí cán bộ chủ chốt cùng toàn thể giảng viên, viên chức, sinh viên Nhà trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mới.

z5908037116328-035eae18cc328410e6d50934938a5142-6946.jpg
Các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm

PGS.TS Vũ Thị Hiền (sinh ngày 02.11.1976) - Cựu sinh viên K33 ngành Kinh tế đối ngoại, Trường Đại học Ngoại thương. Bà nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế và Quan hệ kinh tế quốc tế tại Trường Đại học Ngoại thương năm 2012 và được phong hàm Phó Giáo sư năm 2018.

PGS.TS Vũ Thị Hiền từng là giảng viên cao cấp Viện Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế và từng giữ chức vụ quản lý các phòng chức năng như: Phòng Quản lý đào tạo, Phòng Hợp tác Quốc tế, Phòng Quản lý dự án; là Đảng ủy viên trường nhiệm kỳ 2020-2025 và là thành viên Hội đồng trường từ tháng 8.2020 đến tháng 7.2023.

Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi sau vụ sinh viên phải ăn cơm canh thừa, có dị vật
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi sau vụ sinh viên phải ăn cơm canh thừa, có dị vật

Phóng sự về việc sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội trong 2 tuần học giáo dục quốc phòng phải ăn cơm canh thừa bữa trước, nhiều dị vật bất thường, lên sóng chương trình Chuyển động 24h đã gây xôn xao dư luận. Đa số ý kiến bày tỏ sự bức xúc, xót xa và yêu cầu cơ quan chức năng sớm có giải pháp xử lý thật nghiêm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên

Ngày 7.10, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Giáo sư Klaus Schwab giao lưu với sinh viên về chủ đề: “Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh - Tầm nhìn cho thế hệ trẻ”.

Mong chờ đề thi minh họa thực sự của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Giáo dục

Mong chờ đề thi minh họa thực sự của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Ngày 29.12.2023, Bộ GD-ĐT công bố đề thi minh họa theo cấu trúc định dạng đề thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025. Tuy nhiên, các đề thi minh họa của các môn học đều có tiêu đề là “Đề kiểm tra lớp 10” của môn học đó. Do vậy, học sinh và giáo viên cũng như phụ huynh học sinh đang mong chờ đề minh họa thực sự của kì thi tốt nghiệp THPT của năm 2025.

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh
Giáo dục

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh

Ngày 4.10, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế Thông tư 11 hiện hành, trong đó dự kiến quy định thi 3 môn vào lớp 10 với 2 môn thi bắt buộc là môn Toán và môn Ngữ văn, môn thi thứ 3 tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên. Nội dung này đang gây nhiều ý kiến tranh luận.

Nguồn: venturevillage.world
Nghị viện thế giới

Phần Lan: Bảo đảm chất lượng giáo dục và vị thế cao quý của nghề giáo

Phần Lan thường được coi là một trong những quốc gia tốt nhất thế giới về chính sách, luật pháp dành cho giáo viên. Hệ thống giáo dục của nước này luôn được xếp hạng cao trên toàn cầu. Những ưu đãi đối với giáo viên ở Phần Lan nhấn mạnh đến việc tôn trọng quyền tự chủ nghề nghiệp, sự kính trọng đối với nghề giáo và yêu cầu đào tạo nghiêm ngặt, góp phần củng cố vị thế vững chắc của những nhà giáo như là một nghề cao quý trong xã hội.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Quy chế công chức cho giáo viên ở Đức: Bảo đảm ổn định trong giáo dục

Hệ thống giáo dục của Đức nổi tiếng với cấu trúc chặt chẽ, hiệu quả và tiêu chuẩn cao. Một trong những khía cạnh góp phần vào thành công của hệ thống này là quy chế "Beamte" - trao cho lao động ở khu vực công, bao gồm một tỷ lệ lớn giáo viên tư cách "công chức nhà nước". Tư cách đặc biệt này mang lại cho giáo viên ở Đức nhiều quyền lợi, từ bảo đảm việc làm, phúc lợi, uy tín xã hội đến sự ổn định lâu dài.