PGS.TS Trần Mạnh Trí được trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024

PGS.TS Trần Mạnh Trí, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong hai nhà khoa học được vinh danh ở hạng mục giải thưởng chính của Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024.

Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 diễn ra sáng nay, 15.5 tại Hà Nội.

PGS.TS Trần Mạnh Trí, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội được vinh danh ở hạng mục giải thưởng chính với cụm 3 công trình công bố trên các tạp chí khoa học thuộc top 5% hàng đầu thế giới trong các ngành: kỹ thuật môi trường, độc học, sức khoẻ và đột biến gen. Những nghiên cứu này góp phần giải quyết vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu là ô nhiễm môi trường do sự phát tán của các hoá chất tổng hợp.

PGS.TS Trần Mạnh Trí được trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 -0
PGS.TS Trần Mạnh Trí, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

PGS.TS Trần Mạnh Trí là một trong những giảng viên, nhà khoa học xuất sắc của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Hiện ông đảm nhiệm vị trí Trưởng Bộ môn Hóa học hữu cơ - Khoa Hoá học, là thành viên chính của nhóm nghiên cứu mạnh "Quan trắc và đánh giá rủi ro các độc chất hữu cơ trong môi trường".

PGS.TS Trần Mạnh Trí theo đuổi hướng nghiên cứu phát triển các phương pháp hóa học mới, sử dụng các thiết bị và công cụ hiện đại để phân tích, quan trắc, đánh giá rủi ro và tìm kiếm các giải pháp nhằm xử lý loại bỏ các độc chất hữu cơ phân bố trong môi trường.

Trước vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay, PGS.TS Trần Mạnh Trí đã lựa chọn đối tượng nghiên cứu là các hợp chất hữu cơ khó phân hủy (POPs) và các hợp chất hữu cơ gây rối loạn nội tiết mới nổi (endocrine disrupting chemicals: EDCs) có khả năng tích lũy cao gây ra những hiểm họa cho con người và động vật.

Hiện nay, các phương pháp phân tích chính xác và hiệu quả, những hiểu biết về nguồn gốc phát tán, độc tính và rủi ro do các hóa chất EDCs trong môi trường vẫn còn rất hạn chế, vì vậy, hướng nghiên cứu này thu hút được sự quan tâm rất cao của cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế.

PGS.TS Trần Mạnh Trí là một trong những nhà khoa học tiên phong, đề xuất ý tưởng và xây dựng hướng nghiên cứu này với trên 20 công trình đăng trên tạp chí WoS uy tín (có chỉ số ảnh hưởng IF >5,0).

Các công trình của ông đều được cộng đồng khoa học quốc tế đánh giá cao, thể hiện qua số trích dẫn bởi các nhà khoa học và tạp chí uy tín. Riêng với 3 công trình tiêu biểu được đề cử nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu lần này (xuất bản năm 2021), tính đến nay, đã có trên 90 trích dẫn.  

Như vậy, kể từ năm 2013 khi Giải thưởng Tạ Quang Bửu được tổ chức lần đầu tiên đến nay, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có 3 cán bộ đoạt giải thưởng chính của giải thưởng danh giá này gồm: GS.TSKH. Nguyễn Hữu Việt Hưng (lĩnh vực Toán học, năm 2014), GS.TS Nguyễn Ngọc Minh (lĩnh vực các ngành Khoa học trái đất, năm 2016) và PGS.TS Trần Mạnh Trí.

Ngoài ra, 1 giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ được trao cho PGS.TS Đỗ Quốc Tuấn (lĩnh vực Vật lý, năm 2018).

Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18.5) và 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ. 

Ngoài PGS.TS Trần Mạnh Trí, giải thưởng chính của Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 cũng được trao cho TS Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam. TS Nguyễn Thị Kim Than được trao giải thưởng qua 1 công trình được công bố trên tạp chí Physical Review Letters, là tạp chí khoa học hàng đầu thế giới của ngành vật lý. Công trình thể hiện 3 kết quả đột phá về hướng nghiên cứu, có ý nghĩa quan trọng cho phát triển công nghệ máy tính lượng tử. 

Giải thưởng Tạ Quang Bửu được tổ chức từ năm 2013. Giải thưởng mang tên cố giáo sư Tạ Quang Bửu - một trong những người đặt nền móng trong việc xây dựng và phát triển các lĩnh vực khoa học cơ bản ở Việt Nam.

Sau 10 năm tổ chức, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã có 18 nhà khoa học là tác giả của các công trình khoa học xuất sắc và 4 nhà khoa học trẻ được vinh danh. Riêng năm 2021, không có nhà khoa học nào được nhận Giải thưởng này. Năm 2022, Hội đồng giải thưởng Tạ Quang Bửu không trao giải dành cho nhà khoa học trẻ.

Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 đã tiếp nhận 97 hồ sơ, gồm 76 hồ sơ thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ, 21 hồ sơ thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. 

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.