Ông Trump giành chiến thắng ở 2 bang chiến trường, Harris còn cơ hội không?

Các hãng tin tức xác nhận ông Trump đã thắng ở Bắc Carolina, Georgia và đang dẫn trước ở tất cả 5 bang còn lại, sự chú ý đang đổ dồn vào Pennsylvania, bang sẽ đóng vai trò quyết định.

Tỷ số 248-214 nghiêng về Trump

Trong số 7 bang chiến trường, có các bang được xem là "đại chiến trường" gồm Pennsylvania, Bắc Carolina và Georgia do có số phiếu đại cử tri lớn.

img-2435.jpg
Kết quả cập nhật của AP

Theo dự đoán của AP, tính đến thời điểm hiện tại, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đã giành chiến thắng ở Bắc Carolina và Georgia, hai trong 7 bang chiến trường có thể quyết định thắng bại trong bầu cử tổng thống Mỹ năm nay.

Với 32 phiếu đại cử tri, chiến thắng ở Bắc Carolina và Georgia giúp ông tạm giành được 248 phiếu đại cử tri, trở thành động lực quan trọng giúp ông Trump tiến gần tới Nhà Trắng và vượt qua ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris, người hiện có 214 phiếu.

Trước đó, cử tri ở Quận quốc hội số 2 của Maine, quận quốc hội bảo thủ hơn trong hai quận quốc hội của tiểu bang, đã bỏ phiếu đại cử tri cho ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump. Maine là một trong hai tiểu bang chia phiếu đại cử tri của mình với hai phiếu cho người chiến thắng toàn tiểu bang và một phiếu cho người chiến thắng của quận quốc hội. Quận quốc hội số 2 của tiểu bang này cũng đã bầu cho Trump vào năm 2016 và 2020. Associated Press tuyên bố Trump là người chiến thắng của Quận quốc hội số 2 của Maine vào lúc 1h51 sáng giờ GMT.

Hai ứng viên vẫn tiếp tục bám đuổi sít sao về phiếu bầu phổ thông tại các bang chiến trường còn lại.

Trong bầu cử tổng thống Mỹ, bang chiến trường là thuật ngữ được dùng để chỉ những bang có số phiếu đại cử tri lớn và không ứng viên đảng nào giành lợi thế rõ ràng trong các cuộc bầu cử.

Mỗi ứng viên đều có một số bang chiến trường buộc phải thắng để giành đủ 270 phiếu đại cử tri và trở thành chủ nhân Nhà Trắng. Đây cũng là chiến trường quyết định ứng viên nào sẽ giành chiến thắng.

Các bang chiến trường của Mỹ gồm Pennsylvania (19 phiếu đại cử tri), Georgia (16 phiếu đại cử tri), Bắc Carolina (16 phiếu đại cử tri), Michigan (15 phiếu đại cử tri), Arizona (11 phiếu đại cử tri), Wisconsin (10 phiếu đại cử tri) và Nevada (6 phiếu đại cử tri).

Trong số 7 bang này, có các bang "đại chiến trường" gồm Pennsylvania, North Carolina và Georgia do có số phiếu đại cử tri lớn.

Những bang nào còn chưa có kết quả?

Alaska, Arizona, ba quận ở Maine, Michigan, Minnesota, Nevada, Pennsylvania và Wisconsin.

Tuy nhiên hiện chỉ còn chờ kiểm phiếu ở Pennsylvania, bang có số phiếu đại cử tri cao nhất (19 phiếu), trước khi kết quả bầu cử được xem là ngã ngũ.

Harris còn cơ hội không?

Phó tổng thống vẫn còn đường đến Nhà Trắng qua các tiểu bang chiến trường phía Bắc, nhưng bản đồ đang trở nên kém dễ dàng hơn. Harris không thể để thua ở Pennsylvania nếu muốn đạt được 270 phiếu đại cử tri.

Quốc tế

Bước leo thang mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung
Quốc tế

Bước leo thang mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung

Trung Quốc vừa công bố lệnh cấm xuất khẩu sang Mỹ một số khoáng sản quan trọng như gali, germani, antimon và các vật liệu siêu cứng có khả năng ứng dụng trong quân sự, với lý do bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia. Động thái này diễn ra sau khi Mỹ tung đòn trừng phạt thứ ba trong vòng 3 năm qua đối với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc. Các chuyên gia nhận định rằng, lệnh cấm mới khiến cho căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục gia tăng, đánh dấu một bước leo thang mới trong mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Báo chí Nhật Bản thông tin nổi bật về hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Báo chí Nhật Bản thông tin nổi bật về hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Các cơ quan truyền thông lớn như Đài Phát thanh và Truyền hình Nhật Bản (NHK), hãng thông tấn Jiji, trang web chính thức của Văn phòng Thủ tướng, Bộ Ngoại giao cùng các nền tảng mạng xã hội chính thức của Thủ tướng Nhật Bản đồng loạt đưa tin về cuộc hội kiến giữa Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru ngày 5.12 tại Tokyo.

Iran thông qua luật trang phục
Thế giới 24h

Iran thông qua luật trang phục

Quốc hội Iran vừa ban hành một đạo luật mới siết chặt đáng kể các quy định về trang phục và đạo đức, vốn đã là chủ đề gây nhiều tranh cãi trong xã hội.

Hamas và Fatah sắp đạt được thỏa thuận về giám sát Gaza sau chiến tranh
Thế giới 24h

Hamas và Fatah sắp đạt được thỏa thuận về giám sát Gaza sau chiến tranh

Các viên chức Palestine cho biết Fatah và Hamas đang tiến gần đến thỏa thuận thành lập một ủy ban gồm các nhà kỹ trị độc lập về chính trị để quản lý Dải Gaza sau chiến tranh. Điều này sẽ chấm dứt quyền quản lý của Hamas ở khu vực này và có thể giúp thúc đẩy các cuộc đàm phán ngừng bắn với Israel.

Những hệ lụy sau lệnh thiết quân luật
Quốc tế

Những hệ lụy sau lệnh thiết quân luật

Ngày 7.12 tới, Quốc hội Hàn Quốc sẽ bỏ phiếu về kiến nghị luận tội Tổng thống. Bất ổn chính trị là hệ lụy trước mắt mà quốc gia này phải đối mặt sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố lệnh thiết quân luật. Mặc dù lệnh chỉ kéo dài 6 giờ đồng hồ, nhưng động thái này cũng đủ để gây ra những tác động sâu sắc về chính trị, kinh tế cũng như uy tín quốc tế của Hàn Quốc.

Gia tăng nguy cơ cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu
Quốc tế

Gia tăng nguy cơ cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu

Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế 100% đối với các quốc gia trong nhóm BRICS nếu họ lưu hành một loại tiền tệ mới để cạnh tranh với đồng USD. Cùng với việc đe dọa áp thuế 25% đối với tất cả các sản phẩm từ Canada và Mexico vào Hoa Kỳ và mức thuế bổ sung 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc ngay sau khi ông nhậm chức Tổng thống, tuyên bố này của ông dấy lên nguy cơ về cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu.

Chính phủ Pháp trước nguy cơ sụp đổ
Thế giới 24h

Chính phủ Pháp trước nguy cơ sụp đổ

Chính phủ Pháp đang phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ sau khi các đảng cánh hữu và cánh tả đệ trình kiến nghị bất tín nhiệm nhằm vào Thủ tướng Pháp Michel Barnier, đánh dấu tình trạng leo thang của cuộc khủng hoảng chính trị tại nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu. Động thái này diễn ra sau khi ông Barnier viện dẫn một điều khoản trong Hiến pháp để thúc đẩy dự thảo ngân sách an sinh xã hội, mà không cần sự phê chuẩn của cơ quan lập pháp, hiện do phe đối lập kiểm soát.

Châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng năng lượng mới
Quốc tế

Châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng năng lượng mới

Châu Âu đang đối mặt với nhu cầu năng lượng tăng trước thời điểm mùa đông, khiến cho dự trữ khí đốt ở châu Âu đang cạn kiệt nhanh chóng. Cùng với đó là  nguồn cung sắp bị cắt giảm từ Nga do lệnh trừng phạt mới của Mỹ, điều này  nhen nhóm cuộc khủng hoảng năng lượng mới cho châu Âu, trong khi khu vực này vẫn đang phải vật lộn với cú sốc thiếu hụt khí đốt cách đây 2 năm.

EU tăng cường năng lực an ninh mạng trong khối
Quốc tế

EU tăng cường năng lực an ninh mạng trong khối

Hội đồng châu Âu (EC) mới đây đã thông qua 2 đạo luật mới nhằm tăng cường khả năng chống chịu của khối này trước các mối đe dọa an ninh mạng; đồng thời thúc đẩy sự đoàn kết mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ an ninh mạng giữa các nước thành viên.