Những ánh sao Khuê:

“Ông nông nghiệp” Nghiêm Xuân Yêm - tấm gương sáng về “cần, kiệm, liêm, chính”

Nguyễn Túc -Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Kỹ sư Nghiêm Xuân Yêm là một trong số rất ít vị có “thâm niên” cao trong công tác Mặt trận. Ông tham gia Mặt trận Việt Minh khá sớm. Đối với MTTQ Việt Nam, ông liên tục là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam từ Khóa I đến Khóa III (từ 1977 đến 1994) và Ủy viên danh dự của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam các Khóa IV và V (từ 1994 đến 2004). Trong Mặt trận, các vị đặt cho ông cái tên rất hợp với cuộc đời hoạt động của ông. Đó là “ông nông nghiệp”.

Đến với Việt Minh

Theo lý lịch tự khai, Nghiêm Xuân Yêm sinh ngày 10.3.1913 tại làng Tây Mỗ, xã Hữu Hưng, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay là phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, trong một gia tộc có truyền thống hiếu học và có nhiều người đỗ đạt cao.

“Ông nông nghiệp” Nghiêm Xuân Yêm - tấm gương sáng về “cần, kiệm, liêm, chính” -0
Kỹ sư Nghiêm Xuân Yêm

Nghiêm Xuân Yêm chăm học và học giỏi từ nhỏ. Sau khi tốt nghiệp trung học loại ưu, ông được Nhà nước bảo hộ cấp học bổng để học đại học. Kết quả là ông đã đỗ Thủ khoa khóa đầu tiên của trường Cao đẳng Nông Lâm Hà Nội. Ở đó, ông là một sinh viên cần mẫn, chăm làm, lo kiếm tiền để trang trải cuộc sống. Cùng với việc học, ông nhận dạy thêm ở trường Trung học tư thục Thăng Long do giáo sư Hoàng Minh Giám làm Hiệu trưởng.

Chính tại đây, ông đã được tiếp xúc với nhiều bạn đồng nghiệp là những trí thức yêu nước mà tiêu biểu là giáo sư Võ Nguyên Giáp. Qua họ, ông đến với phong trào yêu nước của học sinh, sinh viên. Năm 1941, sau khi nhận bằng kỹ sư canh nông, ông từ chối làm việc cho chính quyền bảo hộ mà sau khi lập gia đình, ông lên Thái Nguyên xây dựng đồn điền nông lâm để kiếm tiền trả lại học bổng cho chính quyền thực dân.

Xa Thăng Long, nhưng ông vẫn giữ mối liên hệ mật thiết với bạn bè trường Thăng Long, nhất là với Tổng Hội sinh viên và những cán bộ cốt cán của Hội. Ông là cây bút thường xuyên của Báo Thanh Nghị. Ông chuyên viết về đề tài nông nghiệp, nông thôn và nông dân, về trách nhiệm của người trí thức với việc chấn hưng nền nông nghiệp nước nhà.

Ông đặc biệt quan tâm đến vấn đề ruộng đất, về cuộc sống khổ cực của những người nông dân trong tay không có một tấc cắm dùi, phải đi cày thuê, cấy mướn; hướng dẫn nông dân thoát cảnh độc canh cây lúa, gắn trồng trọt với chăn nuôi, cải tạo giống...

Tháng 6.1944, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Đông Dương, những sinh viên yêu nước trong Tổng Hội sinh viên đứng ra thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam. Ông là một trong những thành viên tham gia sáng lập. Đảng Dân chủ gia nhập Mặt trận Việt Minh. Ông tham gia tích cực các phong trào do Việt Minh phát động.

Tổng Thư ký Đảng Dân chủ

Cách mạng Tháng Tám thành công, kỹ sư Nghiêm Xuân Yêm được Chính phủ Cách mạng lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử giữ chức Giám đốc Nha Nông - Lâm - Súc trực thuộc Bộ Canh nông. Ông cùng các bạn đồng nghiệp cho xuất bản gấp tờ “Tấc đất” để kịp thời hướng dẫn bà con nông dân canh tác nhằm giải quyết nạn đói đang hoành hành.

Chiến tranh bùng nổ, toàn dân kháng chiến, toàn quốc kháng chiến. Thực hiện Chỉ thị của Hồ Chủ tịch là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nhằm khẩu hiệu “Thực túc, binh cường”, ông được Chính phủ cử làm Trưởng Đoàn canh - nông tăng cường cho Liên khu I. Năm 1947 ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Canh nông.

Năm 1950, ông được bầu vào Ủy ban Trung ương Đảng Dân chủ Việt Nam.

Tháng 7.1954 Hiệp định Geneve được ký kết. Đảng Lao động Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương: Phải mở rộng Mặt trận Dân tộc thống nhất, ra sức tranh thủ sự cộng tác của giới trí thức, của giai cấp tư sản cùng các nhân sĩ dân chủ và thân sĩ yêu nước.

Thực hiện chủ trương trên, Chính phủ tiến hành cải tổ nội các, mời thêm nhiều nhân sĩ, trí thức ngoài Đảng tham gia. Kỹ sư Nghiêm Xuân Yêm được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nông Lâm.

Giữa năm 1958, Đảng Dân chủ tiến hành Đại hội nhằm xác định nhiệm vụ của Đảng trong điều kiện đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược nhằm thực hiện một mục tiêu chung là hoàn thành giải phóng dân tộc. Tại Đại hội, Kỹ sư Nghiêm Xuân Yêm được bầu làm Tổng Thư ký của Đảng Dân chủ và đảm nhiệm trọng trách đó cho đến khi Đảng Dân chủ hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình và tuyên bố giải thể.

Trong những năm từ 1958 đến 1965 ông được cử làm Ủy viên Ủy ban Khoa học nhà nước.

Năm 1960, Kỹ sư Nghiêm Xuân Yêm trúng cử đại biểu Quốc hội Khóa II. Do yêu cầu phát triển của ngành nông nghiệp, Chính phủ tách Bộ Nông Lâm thành: Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy sản và ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp.

Tháng Giêng năm 1963, ông lại được điều động sang làm Bộ trưởng Bộ Nông trường.

Cuộc Tổng tiến công nổi dậy và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân 1975 toàn thắng. Thắng lợi đó đã chấm dứt chiến tranh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, lập lại hòa bình, chấm dứt họa chia cắt, thu non sông về một mối. Chính phủ bổ nhiệm Kỹ sư Nghiêm Xuân Yêm - nhà khoa học có bề dày về kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp làm Bộ trưởng phụ trách khoa học và kỹ thuật nông nghiệp. Ông đảm nhiệm cương vị đó cho đến khi nghỉ hưu.

Về cơ quan lập pháp, ông được nhân dân bầu làm đại biểu Quốc hội liên tục suốt 7 khóa từ Khóa II năm 1960 đến Khóa VII kết thúc năm 1987 và là Phó Chủ tịch Quốc hội Khóa VII.

Ông Nghiêm Xuân Yêm là người đứng đầu Đảng Dân chủ trong suốt 30 năm, từ năm 1958 đến ngày 30.10.1988 - ngày Đảng Dân chủ Việt Nam họp phiên cuối cùng và quyết định kết thúc hoạt động. Với 30 năm làm Tổng Thư ký, ông đã lãnh đạo Đảng Dân chủ Việt Nam có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, tăng cường và mở rộng Mặt trận Dân tộc thống nhất, có những cống hiến quan trọng vào sự thành công của Cách mạng Tháng Tám, vào hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp đến đế quốc Mỹ thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, đưa non sông về một mối, hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình.

Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Làm vườn Việt Nam

Thực hiện Chỉ thị 35 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát triển kinh tế gia đình, theo đề nghị của đồng chí Lê Quang Đạo - Bí thư Trung ương Đảng kiêm Bí thư Đảng đoàn Mặt trận và đặc biệt là của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát - Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, người bạn đồng niên, đồng tuế đã cùng nhau sinh hoạt và đấu tranh trong Tổng Hội sinh viên của những năm 1939-1945 và sau này trong Đảng Dân chủ, ông đứng ra vận động thành lập Hội Làm vườn Việt Nam với mục đích: khôi phục và phát triển nghề vườn - nghề truyền thống đã gắn bó lâu đời với bà con nông dân, sau bao năm chiến tranh đã làm cho mai một. Đây cũng là việc làm nhằm thực hiện ý tưởng của Bác Hồ: “Trên vườn cây, dưới ao cá” do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động phong trào thi đua phát triển kinh tế gia đình.

Ngày 13.1.1986, với sự hỗ trợ của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Làm vườn Việt Nam đã diễn ra tại trụ sở của Mặt trận và bầu ông Nghiêm Xuân Yêm làm Chủ tịch Hội.

Một đảng viên Cộng sản

Sau khi Đảng Dân chủ giải thể, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam và sinh hoạt tại đảng bộ Mặt trận Trung ương.

Được sinh hoạt cùng ông suốt 20 năm trong Mặt trận Trung ương và 13 năm trong cùng đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, những cán bộ Mặt trận lâu năm có chung nhận xét: Đó là một trí thức yêu nước, cả đời gắn bó với cách mạng, với dân tộc, với nhân dân, đặc biệt là với nông dân. Một vị lãnh đạo nói đi đôi với làm, nói ít, làm nhiều một tấm gương sáng về “cần, kiệm, liêm, chính” để mọi cán bộ Mặt trận thời đó soi chung.

Với những đóng góp to lớn của ông cho cách mạng, cho dân tộc, ông đã được Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao tặng: Huân chương Sao vàng; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất; Huy chương “Vì sự nghiệp Đại Đoàn Kết toàn dân”; Truy tặng Huân chương Đại đoàn kết.

Quốc hội và Cử tri

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính sách và cuộc sống

Phải thực sự là niềm vui lớn!

Một đạo luật về nhà giáo với những chính sách thật sự khả thi sẽ là sự tri ân ý nghĩa nhất dành tặng các thầy giáo, cô giáo. Hy vọng rằng, qua phiên thảo luận tổ và trong tuần tới, khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, chúng ta sẽ có một đạo luật hoàn thiện, thực sự đem lại niềm vui lớn cho các nhà giáo.

Công sở xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bỏ không khi xã này thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính
Chính sách và cuộc sống

Trị “bệnh” lãng phí - cần chế tài mạnh!

Rất nhiều khu đất là các dự án, khu biệt thự, nhà tái định cư bị bỏ hoang nhiều năm ở các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước gây lãng phí rất lớn tài nguyên tài sản của Nhà nước. Việc tổ chức khai trương, khánh thành, lễ kỷ niệm gây lãng phí lớn ngân sách vẫn diễn ra... Đây là một trong những nội dung được nêu trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh
Chính sách và cuộc sống

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III.2024 ước tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng qua, GDP ước tăng 6,82% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% và lạm phát ở mức 4 - 4,5% vẫn còn rất nhiều thách thức bởi thời gian còn lại của năm chỉ vỏn vẹn 2 tháng.

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 1
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tìm giải pháp mới phòng, chống ma túy hiệu quả nhất

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, tình hình tệ nạn ma túy càng ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, đòi hỏi phải có những giải pháp mới nhằm phòng, chống hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Chuẩn bị thật kỹ cho đường sắt tốc độ cao

Có một điểm chung trong phiên thảo luận tổ của các Đoàn ĐBQH về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào giữa tuần này. Đó là hầu hết ý kiến đều ủng hộ triển khai dự án, cho đây là thời điểm chín muồi; đồng thời lưu ý Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Trong đó, cần đánh giá toàn diện những rủi ro có thể xảy ra, lên phương án xử lý, để dự án bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Diễn đàn Quốc hội

Giao Chính phủ hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, căn cứ vào tình hình thực tiễn, HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tại Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, quy định này còn tùy nghi, mỗi địa phương quyết định mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn, để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Hội nghị lần thứ Mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII diễn ra từ ngày 18-20.9.2024
Chính sách và cuộc sống

Đột phá từ Trung ương

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu “cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” thì đó không chỉ là vấn đề về tổ chức bộ máy mà hơn thế, chính là tương lai phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia
Ý kiến đại biểu

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia

Thảo luận tại Hội trường về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An) đề nghị: cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia này. 

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Ý kiến đại biểu

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Khẳng định thời điểm này đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là hoàn toàn phù hợp, song các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đề nghị cần có lộ trình cụ thể đầu tư cho dự án này; đồng thời, nghiên cứu kỹ lưỡng để giảm thiểu tối đa lãng phí quỹ đất; tránh lệ thuộc công nghệ của nước ngoài...