Nương vào hơi thở truyền thống

Sự kết hợp họa sĩ và kiến trúc sư đã mở ra không gian đối thoại đặc sắc giữa di sản dân gian và sáng tạo đương đại. Đây không chỉ là sự kết hợp giữa nghệ thuật thị giác và kiến trúc, mà còn là lời mời gọi khám phá, giao thoa quá khứ và hiện tại thông qua lăng kính sáng tạo.

Nền tảng của sáng tạo

Cuối tháng 12.2024, hơn 80 tác phẩm trừu tượng của họa sĩ Trần Nhật Thăng và kiến trúc sư Tùng Lê tại triển lãm Thời gian gây ấn tượng với đông đảo công chúng. Ngoài những tác phẩm hội họa, người xem được chứng kiến các sáng tạo mới lạ được thực hiện trên cột, câu đầu của những ngôi nhà có tuổi đời gần 200 năm… Nếu tách ra theo từng lĩnh vực hội họa và kiến trúc, hai tác giả vốn là hai cá tính độc lập, đã ghi dấu trong lòng công chúng. Khi kết hợp các tác phẩm dường như mở ra một cuộc đối thoại mới giữa di sản kiến trúc dân gian và sáng tạo đương đại.

Trần Nhật Thăng là cái tên không xa lạ trong giới hội họa với lối tiên phong của mỹ thuật hậu đổi mới. Anh nổi bật với phong cách kết hợp thư pháp truyền thống phương Đông và hội họa trừu tượng tối giản, thường thích sáng tác trên khổ lớn. Theo giám tuyển triển lãm Nguyễn Quỳnh Hương, hội họa trừu tượng là một thế giới mở không có kết thúc để người ta bay lượn với những tưởng tượng tùy theo trải nghiệm của mỗi người. 30 năm trừu tượng của Trần Nhật Thăng là một cuộc đi không phân vân, không quay đầu, mỏi thì nghỉ rồi lại cặm cụi đi tiếp. Có những lúc, tranh Trần Nhật Thăng không thể vẽ bé vì cái sự cuồn cuộn của anh không gói được trong kích thước nhỏ.

doi4.jpg
Sự kết hợp giữa họa sĩ và kiến trúc sư mở ra không gian đối thoại đặc sắc giữa di sản dân gian và sáng tạo đương đại. Ảnh: GPG

Thế rồi một ngày nào đó, Trần Nhật Thăng để bút đi những nét nhích vài milimet mỗi lần đưa màu. Trong thành quả sáng tác mới nhất này, với một loạt tranh cỡ nhỏ và cỡ vừa, Trần Nhật Thăng sử dụng màu acrylic, giọt cà phê trên chất liệu giấy giang truyền thống phủ nhựa epoxy công nghiệp, mang đến hiệu ứng thị giác vừa thô mộc sâu lắng vừa bóng bảy hiện đại. Họa sĩ còn tận dụng chính kết cấu sần sùi dấu vân của giấy giang hay độ loang của giọt cà phê làm thành tố cho những hình thái trừu tượng trong bộ tác phẩm…

“Trong những bức trừu tượng chỉ bằng bao thuốc lá là sự yên tĩnh của lòng, kiểm soát cao độ của kỹ thuật và cảm xúc… Giờ đây, anh làm được việc ngồi xuống nhẫn nại vẽ thật chậm những bức tranh bé xíu mà vẫn đựng đầy cả bầu trời trừu tượng hoang đường của anh trong đó”, Giám tuyển Nguyễn Quỳnh Hương nhận xét.

Nhưng câu chuyện không chỉ là làm mới tác phẩm, bằng cách kết hợp với hiệu ứng đục, chạm, đốt thủ công từ Tùng Lê, hai nghệ sĩ đem đến một trải nghiệm nghệ thuật hoàn toàn khác biệt so với chính mình ở những hành trình trước đây. Có điều, so với Trần Nhật Thăng, cuộc sáng tạo của Tùng Lê có phần tĩnh lặng. Anh kể chuyện bằng cách đục, đẽo, chạm, khắc lên những thớ gỗ nhuốm màu thời gian, tái sinh chúng bên cạnh những tác phẩm hiện đại của người bạn đồng hành, đồng thời học hỏi, làm nghề, viết tiếp ngôn ngữ di sản quý báu mà anh may mắn được kế thừa.

Khơi gợi cảm hứng nghệ thuật mới

Tùng Lê là kiến trúc sư tâm huyết với những công trình đậm nét di sản và đồ trang trí thủ công mang dấu ấn văn hóa Việt. Hơn 20 năm rong ruổi Bắc - Nam, những tinh hoa của quê hương, từ cảnh sắc thiên nhiên phong phú đến sự thân tình của con người đã ghi dấu trong anh rõ nét. Tùng Lê chia sẻ anh thích đi “phượt” để ngắm nhìn vẻ đẹp của đất nước, đắm mình trong bản sắc văn hóa phong phú của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong quá trình đó, anh bắt gặp không ít ngôi làng đang chuyển mình trước sự đô thị hóa. “Có những ngôi nhà đã có 5 thế hệ sinh sống nhưng cũng khó bảo tồn được kiến trúc cổ và phải dỡ bỏ. Tôi đã xin lại những cột nhà ấy. Với tôi đó là di sản kiến trúc dân gian quý giá. Tôi muốn giữ và bảo tồn những di sản ấy theo cách của mình”.

Tất cả trở thành nguồn cảm hứng giúp Tùng Lê phát triển triết lý thiết kế độc đáo, kết nối truyền thống và hiện đại, biến mỗi món đồ gỗ, vật liệu bản địa thành tác phẩm nội thất đầy cảm xúc. Khi kết hợp với nét vẽ phóng khoáng, trừu tượng của Trần Nhật Thăng, mạch sáng tác ấy trở thành bệ đỡ, vừa làm nổi bật giá trị nghệ thuật, vừa tôn vinh di sản. Những bộ cột, hệ kết cấu quá giang câu đầu trong kiến trúc truyền thống, đồ gia dụng lâu đời… được đục đẽo, thiết kế lại thành bộ khung tranh ngầm nói lên sự bền vững của văn hóa truyền thống Việt. “Tôi nương theo các bức tranh của Trần Nhật Thăng để điêu khắc các khối gỗ, biến chúng thành tác phẩm song hành với tác phẩm hội họa”.

cog00316.jpg
Cuối tháng 12.2024, hơn 80 tác phẩm trừu tượng của họa sĩ Trần Nhật Thăng và kiến trúc sư Tùng Lê tại triển lãm Thời gian gây ấn tượng với đông đảo công chúng. Ảnh: GPG

Việc họa sĩ và kiến trúc sư nương vào nhau, tìm ra con đường thực hành mới không chỉ nhằm tạo tác tác phẩm, để giá trị nghệ thuật song hành mà còn nhân lên nội lực sáng tạo, mở rộng đường biên, giao thoa các ngành nghệ thuật. Nghệ sĩ Trần Nhật Thăng thừa nhận việc kết hợp với một kiến trúc sư nặng lòng với di sản là một may mắn. Cuộc gặp gỡ của hai người đã khơi gợi cảm hứng nghệ thuật mới để cùng thăng hoa trong sáng tạo. “Đó không chỉ là sự sáng tạo, giao hòa về chất liệu mà còn là sự thấu hiểu tính cách nghệ thuật. Chúng tôi muốn làm những khung tranh tạo ra một khái niệm khác, không còn là khung tranh thông thường mà là một tác phẩm điêu khắc, bộ kết cấu đi kèm với hội họa. Chúng tôi cùng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có triết lý về thời gian và cuộc sống”.

Sự uyển chuyển, tinh tế trong đời sống nghệ thuật khi kết hợp với chiều sâu văn hóa là cách tạo nên dòng chảy nối kết thời đại, mở ra khoảng trời khám phá, giao thoa sáng tạo trong hơi thở của truyền thống. Như kiến trúc sư Tùng Lê ví von: “Chúng ta luôn nhận ra rằng thời gian vốn dĩ không có tương lai, quá khứ hay hiện tại. Nó là dòng chảy vĩnh hằng và mình may mắn được tham gia vào một trong những lần cuộn chảy đó, mà vơ nắm được chút tinh hoa kết từ trầm tích… Như những đám mây mà mình bảo nhau là vân mây cổ, nó vẫn vận hành nghìn đời như thế, sự tự do trong bản thân nó to lớn thế, chỉ có mình là an trú trong đó, để cố gắng ghi dấu ấn nào đó trong dòng chảy của thời gian…”.

Văn hóa - Thể thao

Tâm từ bi cảm hóa muôn loài
Văn hóa - Thể thao

Tâm từ bi cảm hóa muôn loài

THÍCH NGUYÊN HẬU

Trong kinh điển Phật giáo có nhiều giai thoại liên quan đến con rắn, thể hiện lòng từ bi, trí tuệ của đức Phật cảm hóa muôn loài. Cũng mang ý nghĩa ấy, song tích truyện “Đức Phật kể câu chuyện về con rắn độc” còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về cách xử lý các vấn đề trong cuộc sống, thậm chí ở tầm quốc gia đại sự, theo cách gần gũi, dễ hiểu.

Món quà sách Tết từ Crabit books
Văn hóa - Thể thao

Món quà sách Tết từ Crabit books

Tết Nguyên Đán không chỉ mang lại niềm vui đoàn tụ mà còn là dịp để trao đi những giá trị sâu sắc. Crabit books giới thiệu một số đầu sách ý nghĩa giúp trẻ em hiểu hơn về ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Con rắn - từ vật thường đến vật linh
Văn hóa - Thể thao

Con rắn - từ vật thường đến vật linh

PGS.TS. Trang Thanh Hiền

Trong lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam, rắn có lẽ là một trong những con vật hiếm hoi được khắc họa thành hình tượng độc lập. Ấy nhưng trong hệ thống vật linh đúc nổi trên Cửu đỉnh triều Nguyễn, rắn đã hiện diện trên hai chiếc đỉnh là Huyền đỉnh và Anh đỉnh.

Mê mẩn trước vẻ đẹp của rừng khộp Yók Đôn mùa thay lá
Văn hóa

Mê mẩn trước vẻ đẹp của rừng khộp Yók Đôn mùa thay lá

Cứ tầm từ độ tháng 11 năm trước, đến tầm tháng 4 của năm sau, Tây Nguyên bước vào mùa khô. Đây cũng là lúc Vườn Quốc gia (VQG) Yók Đôn bước vào mùa thay lá. Lúc này, phong cảnh VQG Yók Đôn trở nên đẹp lãng mạn với những tán lá vàng, đỏ xen lẫn sắc xanh hiếm nơi nào có được.

Qua những mạch suối nguồn…
Văn hóa - Thể thao

Qua những mạch suối nguồn…

Lần hồi từng trang sử thăng trầm của dân tộc, giá trị tinh thần vẫn luôn là mạch ngầm nuôi dưỡng sức mạnh quốc gia. Giá trị ấy suy cho cùng chính là dư âm nguồn cội, khởi phát từ nền văn hóa đậm đà bản sắc, gốc rễ cho sự vươn mình.

Nghệ thuật truyền thống "xuyên không"
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật truyền thống "xuyên không"

Chèo “xuyên không” về thời hiện đại, cải lương đưa khán giả tới thế giới tương lai, hay tuồng mang tới trải nghiệm đa giác quan… Nghệ thuật truyền thống đang nỗ lực bắc những nhịp cầu nối quá khứ và hiện tại, đưa các giá trị văn hóa truyền thống vươn xa hơn, chạm đến trái tim thế hệ trẻ hôm nay.

Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thư pháp Việt UNESCO Phạm Đình Ngọc cho chữ
Văn hóa - Thể thao

Tôn vinh giá trị của thực học, chân tài tại Hội chữ Xuân 2025

Với chủ đề "Thực học", Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 khai mạc chiều 23.1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đề cao truyền thống hiếu học, khuyến khích học hành của các bậc tiền nhân. 47 người viết thư pháp Hán - Nôm và quốc ngữ tham gia Hội chữ mang đến cho công chúng những bức thư pháp đẹp với nhiều ước nguyện tốt lành trong mùa xuân mới.

Cơm nhà và cỗ Tết
Văn hóa

Cơm nhà và cỗ Tết

Khác với cơm nhà là những món ăn bình dị, thân thuộc, mâm cỗ Tết cầu kỳ về hình thức, cách chế biến nhưng cùng chứa đựng biết bao tâm tình; với người Việt, bữa cơm là lúc mọi thành viên quây quần bên nhau, là cầu nối gắn kết gia đình, động lực để trở về.

Chương trình chính luận nghệ thuật "Hành trình vinh quang" - kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Sự kiện nổi bật

Chương trình chính luận nghệ thuật "Hành trình vinh quang" - kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Tối 23.1, hướng tới kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025), tại Cột Cờ Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật mang tên "Hành trình vinh quang". Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Chương trình. Cùng dự có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương cùng đông đảo đảng viên, quần chúng ưu tú.