Những ánh sao Khuê:

“Nữ tướng Việt Minh” Hà Thị Quế

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đồng chí Hà Thị Quế là cán bộ Việt Minh ngay từ ngày Mặt trận Việt Minh được thành lập, là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa 1955 - 1960, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Khóa I - khóa thống nhất các tổ chức Mặt trận hai miền sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng; là đại biểu Quốc hội các Khóa II, III, IV, V và VI; là Ủy viên Trung ương Đảng các Khóa III và IV; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

“Nữ tướng Việt Minh” Hà Thị Quế -0
Bà Hà Thị Quế trong cuộc gặp mặt kỷ niệm 55 năm cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam Ảnh: Tư liệu

Đồng chí Hà Thị Quế tên thật là Lương Thị Hồng, sinh ngày 15.8.1921 trong một gia đình có truyền thống hiếu học và cách mạng tại xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, Ninh Bình; là hậu duệ của Trạng Nguyên, nhà toán học nổi tiếng Lương Thế Vinh.

Thừa hưởng truyền thống hiếu học của quê hương và dòng tộc, chị chăm học, lại thông minh nên học giỏi và thường được xếp vào tốp đầu lớp. Không chỉ giỏi văn hóa, chị lại có "đẳng cấp" về võ nên được bạn bè rất kiêng nể. Sinh ra trong một gia đình mà cả bố, mẹ, chú ruột đều là những đảng viên cộng sản đầu tiên của Ninh Bình, dòng máu cách mạng đó đã thấm vào chị ngay từ lúc còn nhỏ.

14 tuổi, chị làm giáo viên cho Hội Cứu tế do cha và chú ruột thành lập nhằm hưởng ứng "Bức thư ngỏ" của Đảng Cộng sản Đông Dương gửi các tổ chức đảng phái, các lực lượng dân chủ, các tầng lớp nhân dân với mục tiêu đoàn kết chung trong một tổ chức Đông Dương Đại hội.

17 tuổi, chị tham gia Phường Cấy - một tổ chức tập hợp các chị em phụ nữ yêu nước của xã và sau đó được bầu làm Bí thư phụ nữ phản đế và Đoàn thanh niên phản đế, rồi Bí thư Hội Phụ nữ cứu quốc xã.

19 tuổi, chị được cử đi học lớp quân sự do Xứ ủy Bắc Kỳ mở tại Hiệp Hòa, Bắc Giang. 20 tuổi, chị được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và bước vào con đường của một nhà hoạt động cách mạng.

Ngày 1.9.1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Vấn đề sống còn của các dân tộc Đông Dương được đặt ra. Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11.1939 chỉ rõ: Tình thế lúc này là "bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con đường nào khác hơn con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả các ách ngoại xâm, vô luận là da trắng hay da vàng, tiến lên giải phóng dân tộc".

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương, chị được Xứ ủy điều về Thái Bình tham gia Ban cán sự Tỉnh ủy Thái Bình, trực tiếp phụ trách 2 huyện Kiến Xương và Tiền Hải - những địa phương có phong trào phát triển mạnh. Chị cũng có thời kỳ được Xứ ủy điều động sang Nam Định để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm sớm phục hồi phong trào sau khi bị địch khủng bố nặng.

Tháng 4.1944, chị được điều lên ATK II phụ trách 3 huyện Hiệp Hòa, Phú Bình và Phổ Yên.

Với vị trí đặc biệt của Bắc Giang, nơi có nhiều cơ sở đảng mạnh, có phong trào vững, có địa hình đồi núi hiểm trở, Thường vụ Trung ương Đảng đã tập trung xây dựng Bắc Giang thành một địa bàn cách mạng trọng yếu, một trung tâm liên lạc giữa Xứ ủy với Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh và Hà Nội.

Nhằm bổ sung cán bộ có năng lực và kinh nghiệm cho Bắc Giang, chị lại được Trung ương điều về "đóng đô" ở Yên Thế. Và tháng 6.1945, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang được thành lập gồm 5 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Trọng Tỉnh làm Bí thư và sau này là người bạn đời của chị. Còn chị được phân công phụ trách quân sự và đặc trách các huyện Yên Thế, Việt Yên và một bộ phận huyện Lạng Giang. Với trọng trách được phân công, chị tổ chức cho các đoàn thể, trước hết là nông dân cứu quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc tập luyện quân sự, lập các đội du kích tập trung, tổ chức nhiều trận đánh "xuất quỷ, nhập thần" nhằm "cướp súng địch để diệt địch" như chủ trương của Trung ương đã đề ra.

Với những chiến công vang dội trong các cuộc tập kích để trừ gian, diệt phỉ, đánh Pháp, đuổi Nhật, bảo vệ vững chắc núi rừng Yên Thế - căn cứ địa của cách mạng do chị chỉ huy, đã làm cho kẻ thù khiếp sợ. "Nữ tướng Việt Minh" - cái tên mà bọn Pháp và Việt gian đặt cho chị, xuất hiện từ thời đó.

Nữ đại biểu duy nhất của Bắc Giang được cử đi dự Quốc dân Đại hội Tân Trào

Đồng chí Hà Thị Quế là đại biểu nữ duy nhất của Bắc Giang được cử đi dự Quốc dân Đại hội Tân Trào. Đồng chí cũng là người trực tiếp tổ chức khởi nghĩa và giành chính quyền ở Yên Thế. Để ghi nhớ chiến công dũng cảm vô song và đầy mưu lược của "Nữ tướng Việt Minh" trước cách mạng tháng Tám, tại chùa Nam Thiên, thị trấn Nhã Nam hiện có tấm bia lớn khắc đậm nét hai câu:

"Yên Thế lừng danh Hà Thị Quế,

Nhã Nam bất khuất đất anh hùng"

Như chị thường tâm tình với chúng tôi, những cán bộ Mặt trận có nhiều năm được làm việc với chị:

- Trong chiến đấu thì mình coi khinh địch, nhưng về "làm dâu" nhà anh Tỉnh thì quả là đáng ngại. Mình con gái vùng chiêm trũng, còn anh Tỉnh lại là trai Đình Bảng - nơi sản sinh ra Lý Bát Đế, làng rất coi trọng công - dung - ngôn - hạnh. Hôm đầu đưa mình về ra mắt mẹ chồng tương lai, anh Tỉnh đùa: Mẹ giục mãi, hôm nay con đã tìm được "Cô thợ cấy" về làm dâu mẹ đây. Bà chẳng thèm nhìn mình, "choảng" luôn một câu: Làng này thiếu gì "gái sắc", anh mang "cô thợ cấy" về để làm gì. Câu nói đó xúc phạm mình ghê gớm. Mình bỏ đi luôn. Mất 4 tháng trời, anh Tỉnh, rồi vợ anh Lim (anh cả của anh Tỉnh) và cả bà cụ gặp gỡ, thuyết phục mình mãi mới cho qua. Và từ đó, chúng mình thành vợ thành chồng và đến nay đã có với nhau được 6 mặt con.

Kết thúc câu chuyện, chị nhắc chúng tôi - lớp thanh niên trẻ:

- Ông cha ta có tổng kết: "gái yêu bằng tai, trai yêu bằng mắt". Các cậu còn trẻ, lập gia đình, cần lựa lời mà đùa, đừng đùa như trường hợp của chúng mình.

Năm 1950, tại Đại hội thống nhất phụ nữ cứu quốc với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, chị được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Hội, đồng thời tham gia Ban Chấp hành Trung ương Hội nông dân cứu quốc và được Trung ương phân công làm Phó ban Nông nghiệp Trung ương.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tháng 9.1960, và Đại hội IV họp tháng 12.1976, chị được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng và Trung ương bầu chị làm Phó ban Kiểm tra Trung ương. Nhận xét chung của nhiều đồng chí Trung ương thời đó là: chị thường "nhẹ tay" đối với các đồng chí nữ chẳng may vi phạm kỷ luật do chồng chiến đấu ở chiến trường xa và rất "nặng tay" đối với các ông nam giới trót bị kỷ luật về "quan hệ nam nữ".

Năm 1961, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đồng chí Hà Thị Quế được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Hội và được Ban Chấp hành Trung ương Hội bầu làm Phó Chủ tịch phụ trách phong trào; năm 1974 tại Đại hội IV, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đồng chí được bầu làm Chủ tịch thay đồng chí Nguyễn Thị Thập. Chính đồng chí là người đề xướng và phát động các phong trào "3 đảm đang" và "5 tốt" - những phong trào đã "vang tiếng một thời", "đã có những đóng góp to lớn vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xây dựng miền Bắc - hậu phương lớn của cả nước - và giải phóng miền Nam" như Tổng Bí thư Lê Duẩn đánh giá trong bài phát biểu tại Đại hội thống nhất các tổ chức Mặt trận.

Đồng chí Hà Thị Quế được nhân dân tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội liên tiếp 5 khóa từ Khóa II ngày 8.5.1960 đến hết Khóa VI ngày 28.4.1981. Với 21 năm trong Quốc hội, ở cương vị Ủy viên Ban Công tác nông thôn (Khóa II) rồi Phó ban Kiểm tra Trung ương (Khóa III và Khóa IV) rồi Ủy viên Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội (Khóa V và Khóa VI), đồng chí đã có những đóng góp quan trọng vào việc xây dựng một Quốc hội liêm chính, đoàn kết và vững mạnh.

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Cùng với quá trình thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước, ngày 24.5.1976 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra quyết định về việc thống nhất các đoàn thể nhân dân và các tổ chức Mặt trận trong cả nước. Thực hiện Quyết định trên, từ ngày 10 - 12.6.1976, Hội nghị thống nhất Hội Liên hiệp phụ nữ toàn quốc được tiến hành tại TP. Hồ Chí Minh đã quyết định thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và cử đồng chí Hà Thị Quế làm Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Thị Định làm Phó Chủ tịch thứ nhất cùng 8 Phó Chủ tịch khác là các bà Lê Thị Xuyến, Hà Giang, Nguyễn Thị Minh Nhã, Vũ Thị Chín, Nguyễn Thị Dược, Nguyễn Thị Bình, Ngô Bá Thành, Nguyễn Thị Thanh. Đồng chí Nguyễn Thị Thập được suy tôn là Chủ tịch danh dự.

Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả

Sáng 18.9, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Cẩm Phả.

Quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư.
Chính sách và cuộc sống

Bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và Luật Đấu thầu; trong đó, dự thảo Luật bổ sung quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt - đây được coi là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư lần này và sẽ giúp rút ngắn rất nhiều thời gian thực hiện dự án.

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật
Quốc hội và Cử tri

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, phải đổi mới việc triển khai và kiểm tra thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội một cách “tới nơi, tới chốn”. Tinh thần là chỗ nào làm tốt thì phải biểu dương, khen thưởng kịp thời, chỗ nào làm chưa tốt phải có phê bình, kiểm điểm.

Cấp bách nhưng không được nóng vội
Chính sách và cuộc sống

Cấp bách nhưng không được nóng vội

“Chúng tôi đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo cấp cao là phải tập trung rà soát, xây dựng để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực làm sao để có thể thông qua tại một kỳ họp”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tại Phiên họp ngày 12.9 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ảnh minh họa
Lập pháp

Vướng mắc do thiếu văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền địa phương

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, hầu hết văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 thuộc thẩm quyền của địa phương hiện chưa được ban hành. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các luật bởi nhiều nội dung quan trọng đã được phân cấp cho chính quyền địa phương.

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân

Chiều 16.9, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh Phạm Công Thành đồng chủ trì hội nghị.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai
Quốc hội và Cử tri

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai

Ngày 16.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão tại Khu liên hợp thể thao Quảng Ninh.

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động
Quốc hội và Cử tri

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan trung ương" ngày 29.8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, xây dựng Đảng về đạo đức gắn với xây dựng văn hóa liêm chính, coi văn hóa liêm chính là nền tảng xây dựng ý thức và đạo đức của cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực. Theo PGS.TS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, đây là thông điệp mạnh mẽ, rằng văn hóa liêm chính không chỉ là khẩu hiệu, mà phải dẫn lối cho mọi hành động và quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Phiên họp thứ 2 Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát Quốc hội và HĐND
Quốc hội và Cử tri

Công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin

Năm 2010 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Quốc hội, những phiên giải trình tại phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức thực hiện. Vào thời điểm đó, phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc về chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và phiên giải trình của Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Xã hội) về chuẩn nghèo và tình hình thực hiện các chính sách về giảm nghèo được thí điểm tổ chức đã mở ra một phương thức mới trong việc thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Quang cảnh phiên tòa xét xử một vụ án hành chính. Nguồn: lsvn.vn
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm người không thi hành án hành chính

Các chế tài xử lý hành chính thế nào khi người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp với các cơ quan tư pháp? Có chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp, thậm chí không cung cấp thông tin và khi thi hành án là không tự giác thi hành án. Việc đấy phải có chế tài xử lý cho nghiêm.

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông
Quốc hội và Cử tri

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” với Chính phủ, các thành viên Đoàn giám sát chỉ ra thực tế mất cân đối phát triển giữa 5 loại hình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không và đường hàng hải.

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn
Chính sách và cuộc sống

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn

Phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, những ngày này, người dân cả nước đang một lòng hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3. Nhiều hoạt động quyên góp, ủng hộ đã được triển khai và đã đến được nơi cần đến, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Quốc hội và Cử tri

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Cho ý kiến về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ý kiến đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục đánh giá đầy đủ các tác động của thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo Luật liên quan đến việc lập xác nhận phiếu kiểm soát mua bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; vấn đề tái xuất, tiêu hủy hóa chất cấm đã sản xuất hoặc nhập khẩu mà không sử dụng hết… nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tránh gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Quyết định di tản của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ (thứ 2 từ trái qua) đã bảo vệ an toàn tính mạng cho 115 người dân thôn Kho Vàng.
Chính sách và cuộc sống

Nghĩ từ quyết định táo bạo của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ

115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai không mất tích, không bị lũ cuốn trôi, họ đã được tìm thấy và vẫn an toàn ở nơi trú ẩn trên núi là tin mừng lớn trong những ngày nhiều tin xấu vừa qua; có kinh nghiệm với đồi núi, đặc biệt là dám nghĩ, dám làm, Trưởng thôn Kho Vàng, anh Vàng Seo Chứ (33 tuổi), đã đưa ra một quyết định táo bạo, cứu cả thôn khỏi nguy cơ bị vùi lấp do sạt lở.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô

Ngày 13.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại huyện Vân Đồn và Cô Tô.

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, một trong những nguyên nhân giúp chỉ tiêu về phòng, chống tội phạm đạt tỷ lệ cao là nhờ chủ trương đưa công an chính quy về cấp xã. Khi lực lượng này về với xã thì rất gần dân và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có tác dụng rất rõ. Nhờ vậy, đã bảo đảm thực hiện phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật ngay tại địa bàn, cơ sở.

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga
Quốc hội và Cử tri

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

Chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp và hơn mong đợi. Với những kết quả cụ thể và toàn diện đạt được, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG khẳng định, chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga; triển khai, cụ thể hóa nội dung Thỏa thuận cấp cao giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin vào tháng 6.2024.

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật
Quốc hội và Cử tri

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật

Rà soát dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp sáng qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, có thể bỏ được khoảng 1/3 số điều. Lý do có thể bỏ được nhiều như thế không hẳn là do cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật này chuẩn bị chưa kỹ.

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga

Trong 3 ngày diễn ra chuyến thăm, phía Nga đã dành cho Chủ tịch Quốc hội ta và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam những nghi lễ đón tiếp ở mức cao, chu đáo, trọng thị và thân tình, thể hiện sự coi trọng, đánh giá rất cao mối quan hệ với Việt Nam. Khẳng định kết quả này trong trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ cho biết, với nội dung trao đổi phong phú, thiết thực trên nhiều lĩnh vực, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội cho sự phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời gian tới.