Nữ thần Athena nên ở đâu?

- Thứ Hai, 03/03/2014, 08:46 - Chia sẻ
Xung quanh việc hai ngôi sao Hollywood là George Clooney và Bill Murray đề nghị nước Anh trao trả những pho tượng nữ thần Athena bằng cẩm thạch cho Hy Lạp, dư luận quốc tế có nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí công kích và phẫn nộ. “Đây là thời đại chia sẻ di sản văn hóa, nữ thần Athena nên ở tại bảo tàng quốc gia Anh” là phát biểu của nhà phê bình nghệ thuật Mark Hudson trên tờ Telegraph.

Ngôi sao George Clooney và các bức tượng nữ thần Athena
Tôi nghi ngờ bất kỳ người nào ở Anh có tâm hồn mà không cảm thấy buồn bã, lúc này hay lúc khác, khi nghĩ đến việc những pho tượng nữ thần Athena (còn gọi là tượng cẩm thạch Parthenon hay Elgin) tử tế trở về Athens. “Tử tế” là từ được ngôi sao điện ảnh, “sứ giả hòa bình” George Clooney và nam tài tử Bill Murray sử dụng trong đề nghị trao trả các bức tượng cẩm thạch cho Hy Lạp. Trong trường hợp này, “tử tế” nghĩa là thích hợp.

Có một sức hấp dẫn lãng mạn không thể phủ nhận trong ý tưởng trao trả các bức tượng cẩm thạch mang ý nghĩa tinh thần, trí tuệ và văn hóa to lớn về cho xứ sở sản sinh ra chúng. Càng cân nhắc, bạn càng nhận ra ý tưởng này đang đi quá xa sự tử tế.

Các bức tượng sẽ không quay trở lại vị trí ban đầu là chỗ cao nhất của ngôi đền Athena, vì rất khó để quan sát cho rõ. Chúng sẽ được đưa đến một viện bảo tàng. Chỉ có thể giao những tác phẩm nghệ thuật cho bảo tàng.

Không thể trả lại tình trạng ban đầu bởi vì các bức tượng đã trải qua một quá trình thay đổi liên tục. Chẳng thể nào quay ngược thời gian. Thật vậy, nếu nhìn nữ thần Athena ở vị trí nguyên sơ, còn nguyên vẹn và màu sơn lòe loẹt, con mắt hiện đại sẽ thấy rất kỳ quặc.

Ý tưởng của chúng tôi là tác phẩm điêu khắc cổ điển có màu xám trắng trang nhã của đá cẩm thạch không trang trí - đó là cách các bức tượng cẩm thạch Parthenon được nhìn thấy ngày hôm nay - theo phong cách sáng tạo của thời Phục hưng Ý. Chẳng dính dáng gì với Hy Lạp. Như lịch sử của những bức tượng cẩm thạch và thực tế là chúng đang ở London, một yếu tố trong việc phổ biến văn hóa Hy Lạp cổ đại bên ngoài Hy Lạp, vẫn còn ảnh hưởng đến cuộc sống tất cả chúng ta cách này hay cách khác.

Ví dụ lớn nhất về điểm dừng văn hóa là một dạng kiến trúc phát triển dựa theo kiểu thành phòng ngự Athens, không phải nằm ở Hy Lạp mà là ở phía bắc London. Cụ thể là cổng vòm Euston có cấu trúc Doric đen tuyệt đẹp, cách khoảng mười phút đi bộ từ bảo tàng quốc gia Anh - vẫn thích hợp cho đến khi nhà chức trách Anh cho phép kéo nó xuống trong những năm 1960 (nhưng đó là một câu chuyện khác).

Tương tự, chớ nhìn vào mức độ thổi phồng các bức tượng cẩm thạch Parthenon, về cảm giác mãnh liệt theo ảnh hưởng và chuyển dịch của chúng, mà lãng quên các tác phẩm điêu khắc của điêu khắc gia, họa sĩ vĩ đại người Anh Henry Moore (1898 - 1986, đại diện xuất sắc của trường phái trừu tượng, chịu ảnh hưởng của Picasso và Modigliani, có tác phẩm được in lên tem của Liên Hợp Quốc và nhiều quốc gia). Đó cũng là một phần của cuộc đối thoại giữa quá khứ và hiện tại về sự hiện diện của các bức tượng tượng trưng cho nước Anh.

Chúng ta không còn sống trong thời đại của chủ nghĩa dân tộc lãng mạn đã dẫn đến sự độc lập của Hy Lạp (và rất nhiều hiện tượng chẳng mấy mong muốn khác), khi văn hóa được xem là hiện thân của một dân tộc tiêu biểu sống trong một khúc ngoặt tiêu biểu, khi chính phủ đã thiết lập lề luật để quyết định những gì là biểu hiện hợp pháp và bất hợp pháp của nền văn hóa đặc trưng dân tộc mình.

Trong thế giới hậu hiện đại, hậu dân tộc chủ nghĩa, tất cả hướng tới sự tương tác và hội tụ, giới thiệu những thành phần văn hóa đa dạng tạo nên mỗi con người và dân tộc.

Mặt khác, bạn không thể nói “đất nước tôi” hay “nền văn hóa của tôi” với ý nghĩa hoàn toàn khác với cách nói của một kẻ phát xít. Và ta có chút trân trọng kín đáo với những người đi vào và đi ra khỏi biên giới “của chúng ta”. Vả lại, nữ thần Athena không hề thua kém ý nghĩa khi ở nước Anh so với ở Hy Lạp.

Tri Sơ lược dịch