Nữ sinh tự rạch tay để giải tỏa cảm xúc, bác sĩ cảnh báo cha mẹ

Áp lực học hành, gia đình lạnh lẽo, nỗi cô đơn… trở thành một trong những vòng xoáy khiến nữ sinh đã tự rạch tay gây thương tích không tự tử (NSSI). Đây là hành vi mà nhiều thanh thiếu niên sử dụng để giải tỏa cảm xúc hiện nay.

Tự làm đau bản thân để giải tỏa tâm trạng

Đó là trường hợp nữ bệnh nhân T, có bố là lao động tự do, mẹ là một giáo viên nhưng vô tình biến gia đình thành không gian lạnh lẽo, thiếu vắng sự kết nối. Ở trường, T luôn bị bạn bè trêu chọc, kèm với áp lực học tập, nhất là sau lần bị mẹ mắng vì điểm kém đã đẩy T đến giới hạn của sự chịu đựng.

Vào một ngày, nữ sinh T cầm dao lam đã chuẩn bị sẵn rạch lên tay. Trẻ cảm thấy không thấy đau, chỉ thấy nhẹ đi, như trút được gánh nặng. Những lần sau, vết cắt sâu dần, trở thành công cụ kiểm soát cảm xúc. Đặc biệt, trẻ luôn mang theo dao lam trong cặp, tự rạch khi buồn chán, thậm chí không cần lý do rõ ràng.

Rất may mắn, người bệnh được phát hiện kịp thời và đưa đến Viện Sức Khỏe Tâm Thần - Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, trẻ được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm kết hợp liệu pháp tâm lý. Sau 30 ngày, nữ sinh T học cách nhận diện cảm xúc, chia sẻ với gia đình và tìm lại niềm vui trong học tập.

5353bd0e-036a-4222-8a58-8c17a870c275-mceu-53409421211741603212827.jpg
Những vết rạch trên cánh tay của bệnh nhân (Ảnh: BVCC)

Theo bác sĩ Viện Sức Khỏe Tâm Thần - Bệnh viện Bạch Mai, tự gây thương tích không tự tử (NSSI) là hành vi cố ý làm tổn thương cơ thể không nhằm mục đích kết thúc sự sống mà để xoa dịu những cảm xúc dồn nén như căng thẳng, trống rỗng hay bế tắc. Khác với xăm hình nghệ thuật hay nghi thức văn hóa, NSSI thường diễn ra trong im lặng, mang theo gánh nặng xấu hổ và tội lỗi.

Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ môi trường gia đình đầy xung đột, nơi áp lực thành tích lấn át sự quan tâm đến cảm xúc của trẻ. Những sang chấn xã hội như bắt nạt học đường, sự cô lập trong các mối quan hệ bạn bè, cùng với đặc điểm cá nhân như khó kiểm soát cảm xúc và nhạy cảm quá mức với stress, cũng góp phần đẩy các em vào vòng xoáy NSSI.

Đáng chú ý, cơ chế sinh học đằng sau hành vi này càng khiến nó trở nên khó đoạn tuyệt. Khi tự gây đau đớn, não bộ giải phóng endorphin (chất giảm đau tự nhiên) tạo cảm giác thư giãn tạm thời. Chính điều này vô tình biến NSSI thành thói quen, như một cách “tự chữa lành” lệch lạc. Mỗi vết cắt không chỉ in hằn trên da, mà còn phản ánh một cuộc chiến thầm lặng giữa tâm hồn non nớt và những gánh nặng vô hình.

Dấu hiệu để nhận biết sớm hành vi tự gây thương tích

BS.CKII Nguyễn Hoàng Yến - Viện Sức Khỏe Tâm Thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, những dấu hiệu của hành vi tự gây thương tích không tự tử (NSSI) thường ẩn sau lớp vỏ của sự im lặng. Một chiếc áo dài tay được mặc kín mít giữa mùa hè nóng bức hay vài vết trầy xước “vô tình” trên cánh tay, có thể là lời thì thầm cần được giải mã.

Các em có thể trở nên khép kín hơn, thường xuyên trốn trong phòng tắm hàng giờ hoặc đột ngột mất hứng thú với những sở thích trước đây. Trong góc học tập, những vật dụng sắc nhọn như dao lam, kéo cắt giấy có thể xuất hiện bất thường, đi kèm với việc học sa sút không rõ nguyên nhân.

Những thay đổi về cảm xúc cũng trở thành tín hiệu đáng chú ý, một đứa trẻ vốn hoạt bát bỗng trở nên cáu kỉnh, dễ bật khóc, hoặc thường xuyên buông lời tự trách. Đặc biệt, khi những vết thương “tự nhiên” xuất hiện liên tục với hình dạng không đồng đều (nông sâu xen kẽ), đó có thể là dấu hiệu cho thấy các em đang tìm đến NSSI như cách đối mặt với nỗi đau tinh thần.

ct.jpg
Những thay đổi về cảm xúc cũng trở thành tín hiệu đáng chú ý của trẻ (Ảnh minh họa)

BSCKII. Nguyễn Hoàng Yến khuyến cáo, nếu không được can thiệp kịp thời, NSSI có thể để lại những hệ lụy sâu sắc. Những vết cắt tưởng chừng chỉ in hằn trên da thịt thực chất là cửa ngõ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí tử vong do tai nạn bất ngờ. Về mặt tâm lý, các em dễ rơi vào vòng xoáy trầm cảm, rối loạn lo âu và dần nhen nhóm ý định tự tử. Trên phương diện xã hội, việc mất niềm tin vào gia đình, bạn bè khiến các em tự đóng khung mình trong sự cô lập.

Nghiên cứu của Tang (2016) tại Trung Quốc chỉ ra, thanh thiếu niên trải qua sang chấn tuổi thơ có nguy cơ thực hiện NSSI cao gấp đôi. Điều này cho thấy, mỗi vết thương trên cơ thể đều ẩn chứa một câu chuyện cần được lắng nghe bằng trái tim và sự thấu hiểu.

- Với Thanh Thiếu Niên: Liệu pháp Nhận thức - Hành vi (CBT) giúp các em thay đổi tư duy tiêu cực, xây dựng kỹ năng quản lý cảm xúc. Trị liệu nhóm tạo không gian an toàn để các em kết nối với người cùng trải nghiệm, giảm bớt cảm giác cô đơn. Trường hợp cần thiết, thuốc chống trầm cảm có thể được chỉ định, nhưng luôn kết hợp với hỗ trợ tâm lý.

- Với Gia Đình: Thay vì chất vấn “Sao con lại làm thế?”, hãy mở lòng với thông điệp: “Bố/mẹ luôn ở đây để lắng nghe con”. Dành thời gian trò chuyện, hạn chế xung đột và chủ động đưa con đến gặp chuyên gia khi phát hiện dấu hiệu bất thường.

- Với Nhà Trường: Tổ chức hội thảo về kỹ năng sống, quản lý stress, phòng chống bắt nạt học đường. Giáo viên cần quan tâm sát sao đến học sinh có biểu hiện thu mình, suy giảm học lực. Đó có thể là tín hiệu cho thấy các em đang “chìm” trong nỗi đau không lời.

BS.CKII Nguyễn Hoàng Yến chia sẻ, tự gây thương tích không tự tử (NSSI) không phải hành vi “hư hỏng” hay “yếu đuối”. Đó là tiếng kêu cứu từ những đứa trẻ đang chịu đựng quá sức. Sự đồng hành của gia đình và can thiệp chuyên môn kịp thời có thể giúp các em tìm lại ánh sáng cuối đường hầm.

Hành vi tự gây thương tích không phải lựa chọn duy nhất. Mỗi vết sẹo trên tay một đứa trẻ là lời nhắc nhở phụ huynh đừng để trẻ đơn độc trong cuộc chiến với cảm xúc. Đồng thời, phụ huynh hãy chủ động tìm hiểu, mở lòng và kết nối với con trẻ.

Giáo dục

Chuỗi hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" năm 2025 sẽ quy tụ hơn 200 các nhà quản lý giáo dục trên cả nước
Giáo dục

Chuỗi hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" năm 2025 sẽ quy tụ hơn 200 các nhà quản lý giáo dục trên cả nước

Năm 2025, chuỗi hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" trở lại với chủ đề "Gather new strengths - Hội tụ sức mạnh mới", tiếp tục sứ mệnh kết nối, đổi mới và lan tỏa những giá trị giáo dục tiên tiến, quy tụ hơn 200 các nhà quản lý giáo dục trên cả nước. Hội thảo dự kiến được tổ chức trong 2 ngày 29 - 30.3 tại Quảng Ninh.

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền đam mê gìn giữ và lan tỏa nghệ thuật hát Then
Giáo dục

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền đam mê gìn giữ và lan tỏa nghệ thuật hát Then

Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều giá trị văn hóa truyền thống vẫn được phát huy và bảo tồn nhờ những thế hệ trẻ có niềm đam mê với nghệ thuật. Lăng Thùy Linh, sinh viên năm 2 Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trong những gương mặt tiêu biểu góp phần gìn giữ, lan tỏa nghệ thuật hát Then và đàn Tính.

Thí sinh tìm hiểu các thông tin tuyển sinh Trường Đại học Phenikaa
Giáo dục

5 thay đổi quan trọng trong quy chế xét tuyển đại học 2025

PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết, trong tuần tới có thể ban hành quy chế tuyển sinh chính thức, từ đó các cơ sở đào tạo có căn cứ để điều chỉnh, thông báo đề án tuyển sinh năm 2025. Theo đó, Quy chế tuyển sinh năm nay dự kiến có 5 điểm mới, thí sinh đặc biệt lưu ý. 

Nhóm luyện thi giả danh thí sinh dùng tài khoản ảo để “review” đề thi Đánh giá năng lực
Giáo dục

Nhóm luyện thi giả danh thí sinh dùng tài khoản ảo để “review” đề thi Đánh giá năng lực

Ngày 16.3, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí - Đại học Quốc gia Hà Nội, trưởng Ban Tổ chức Kỳ thi Đánh giá năng lực cho biết, trong hai ngày qua, một số nhóm luyện thi giả danh thí sinh (dùng tài khoản ảo) “review” đề thi Đánh giá năng lực đợt 501 nhằm quảng bá thu hút thí sinh luyện thi. 

Kết thúc đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thí sinh có điểm cao nhất là 126/150
Giáo dục

Kết thúc đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thí sinh có điểm cao nhất là 126/150

Trong hai ngày 15 và 16 tháng 3 năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức đợt thi Đánh giá năng lực (HSA -501) đầu tiên kỳ thi của năm 2025. Theo đó, tổng số thí sinh theo danh sách đăng ký dự thi là 11.027, số hoàn thành hồ sơ đúng quy chế đến dự thi 10.958; đạt 99,4% tỉ lệ thí sinh dự thi.

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua
Giáo dục

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua

Thông tin Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với một số trường đại học; TP. Hồ Chí Minh tăng 5-10% chỉ tiêu lớp 10 năm 2025; Nhiều trường đại học tăng học phí; Phí giữ chỗ vào lớp 10 trường tư ở Hà Nội lên tới 25 triệu đồng... là những tin tức giáo dục nổi bật tuần qua

Trường Đại học Phenikaa bổ sung thêm xét tuyển V-SAT, điều chỉnh tổ hợp, mở thêm ngành Luật
Giáo dục

Trường Đại học Phenikaa bổ sung thêm xét tuyển V-SAT, điều chỉnh tổ hợp, mở thêm ngành Luật

So với năm 2024, phương thức tuyển sinh năm nay của Trường Đại học Phenikaa có điểm mới khi bổ sung thêm kỳ thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT. Bên cạnh đó, trường cũng điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển cho phù hợp, bổ sung các tổ hợp xét tuyển có môn Tin học hay Khoa học công nghệ.

Phụ huynh và học sinh vượt trăm cây số về Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp
Giáo dục

Phụ huynh và học sinh vượt trăm cây số về Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp

Từ tờ mờ sáng, hàng nghìn học sinh và phụ huynh từ khắp các tỉnh, thành phía Bắc đã không ngại vượt trăm cây số đến Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp. Đây là ngày hội quy mô lớn nhất từ trước tới nay với gần 300 khu tư vấn của hơn 100 cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Thí sinh nên chọn ngành học bằng đam mê và năng lực bản thân
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Thí sinh nên chọn ngành học bằng đam mê và năng lực bản thân

Trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 sáng nay 16.3, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn chia sẻ: "Về chọn ngành học, thí sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên đam mê, năng lực của bản thân và nhu cầu thực tiễn của xã hội trong tương lai. Hãy chủ động trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ, kỹ năng số, tư duy phản biện và tinh thần học tập suốt đời để không ngừng tiến bộ".

PGS.TS Trần Thành Nam trả lời tất tật thông tin về "Những ngành học nào hot trong lĩnh vực giáo dục"
Kinh tế - Xã hội

PGS.TS Trần Thành Nam trả lời tất tật thông tin về "Những ngành học nào hot trong lĩnh vực giáo dục"

Năm 2025, những ngành học nào đang thu hút sự quan tâm của các thí sinh cũng như có tiềm năng phát triển trong thời gian tới? thí sinh cần làm gì để có thể chọn được ngành học, trường học phù hợp nhất?, phương án tuyển sinh của Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội có điểm gì mới?... trong chương trình “Tư vấn tuyển sinh”  của Báo Đại biểu Nhân dân, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giải đáp thắc mắc những vấn đề trên.

"Cơ hội vàng" cho đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ
Giáo dục

"Cơ hội vàng" cho đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ

Bước vào kỷ nguyên mới, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là những yếu tố sống còn, quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao không còn là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục mà của toàn xã hội, gắn với trọng trách phát triển bền vững đất nước.

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo
Giáo dục

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo

Theo PGS.TS. Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có chất lượng nhân lực khoa học, công nghệ đòi hỏi chúng ta phải thay đổi phương pháp giảng dạy một cách căn bản và triệt để. Tuy nhiên, đặc thù của khoa học, công nghệ là thay đổi từng ngày, từng giờ, do đó rất cần tháo gỡ vướng mắc thể chế một cách mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo.