Nữ sinh từ chối loạt học bổng quốc tế vì “bén duyên” với Nghệ thuật thị giác tại Việt Nam

“Em muốn trở thành một “người Việt xịn” trước khi bước sâu vào nghệ thuật quốc tế”. Đây là lý do Trần Ngọc Linh Trang, sinh năm 2005 đã chọn ngành Nghệ thuật thị giác của Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, ĐHQG Hà Nội để theo học.

Quyết tâm trở thành “người Việt xịn” trước khi ra thế giới

20 tỷ đồng là tổng giá trị học bổng quốc tế mà Trần Ngọc Linh Trang, tân sinh viên ngành Nghệ thuật thị giác, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, ĐHQGHN đã từ chối với lý do rất giản đơn: “Em muốn trở thành một “người Việt xịn” trước khi bước sâu vào môi trường nghệ thuật quốc tế.”

Một năm trước, Linh Trang tốt nghiệp THPT, đứng giữa hai lựa chọn: theo đuổi niềm đam mê mĩ thuật hoặc học thiết kế thời trang - một lựa chọn thực dụng hơn. Sau cùng, bởi tác động từ rất nhiều phía, Trang đã tạm gác đam mê sang một bên và theo học ngành thiết kế thời trang tại Học viện thiết kế thời trang London. Trang cho biết, lúc đó lựa chọn này được bạn bè, gia đình em cho là “thực tế” hơn. 

Dẫu vậy, sau nửa năm, nữ sinh 2k5 nhận ra rằng, theo đuổi nghệ thuật – mĩ thuật mới là con đường phù hợp nhất với mình.

“Mỗi ngày em đều cảm thấy “máu” nghệ thuật trong mình thôi thúc, nhắc nhở đừng để đam mê bị gián đoạn. Lúc đầu, em dự định học thiết kế trước sau đó học thạc sĩ, tiến sĩ nghệ thuật sau. Nhưng cuối cùng em đã có thể khẳng định chắc nịch rằng, mình phải quay lại với tình yêu nghệ thuật của mình thôi.”, Trần Ngọc Linh Trang vui vẻ chia sẻ.

Từ tháng 3.2024, bên cạnh việc học, Trần Ngọc Linh Trang bắt đầu gửi thư cho các trường đại học quốc tế hàng đầu về nghệ thuật. Lúc đó Trang giữ niềm tin rằng, ngành này khá kén người học nên vẫn nếu đã là duyên thì vẫn có chỗ dành cho mình.

Bên cạnh đó, để giới thiệu về nền tảng nghệ thuật của bản thân, Linh Trang phải chuẩn bị bộ hồ sơ học thuật bao gồm khoảng 20 tác phẩm ở nhiều chủ đề, được thể hiện dưới dạng tranh trừu tượng. Các tác phẩm được chia thành nhiều danh mục như vẽ chì, vẽ màu, nhiếp ảnh, ấn phẩm kĩ thuật số.

Ngoài dự kiến của Linh Trang, chỉ trong vòng vài tháng sau đó, em nhận được hồi đáp của 17 trường với mức học bổng từ 2 tỷ đồng đến 5,4 tỷ đồng của các trường đại học như: Đại học Earlham - Mỹ (5,4 tỷ đồng), UCA - Anh (1,2 tỷ đồng), Đại học Albion - Mỹ (4,9 tỷ đồng)... Tổng giá trị học bổng đạt được khoảng trên 20 tỷ đồng.

Có lẽ, nếu không có sự nhắc nhở bất ngờ từ mẹ, cô gái có đam mê mãnh liệt với mĩ thuật đã xếp vali đi du học tại một trường nghệ thuật danh tiếng nào đó.

“Em trình bày với gia đình về kế hoạch của mình, kết quả học bổng nhận được và bày tỏ mong muốn đi du học và được mẹ khuyên hãy tìm hiểu một trường ở Việt Nam nữa, coi đó là phương án dự bị của mình.”

Theo lời mẹ, Trang bắt đầu tìm hiểu một số trường nghệ thuật ở Việt Nam và bất ngờ thay cô gặp được một cánh cửa mới, ngành Nghệ thuật thị giác – Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật, ĐHQGHN.

“Em rất bất ngờ! Khi đọc chương trình học, đào tạo và liên kết của nhà trường, em phải “wow” lên vì nó quá tiệm cận với các chương trình đào tạo ở các trường quốc tế em đã apply.”, nữ sinh chia sẻ.

Quan trọng hơn, Linh Trang cho biết, với sự liên kết quốc tế của ĐHQGHN, em có cơ hội học trao đổi ở rất nhiều quốc gia khác nhau, được tiếp xúc văn hoá đa dạng hơn rất nhiều nếu chỉ học tại một quốc gia nào đó. Đặc biệt, trong đó có ngôi trường mơ ước của phần đông người học nghệ thuật – mĩ thuật, Học viện Mĩ Thuật Hoàng Gia – Antwerp của Bỉ.

“Cánh cửa” kết nối của ĐHQGHN đã mở ra một hướng tiếp cận mới cho Linh Trang. Em quyết định ở lại Việt Nam, thông qua góc nhìn nghệ thuật để đào sâu, nghiên cứu văn hoá Việt Nam. Xây dựng cho mình một gốc gác “Việt Nam xịn” rồi mới ra nước ngoài học.

“Một trong những lý do mấu chốt em chọn Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật đó là định hướng đào tạo liên ngành, ứng dụng của trường sẽ cung cấp cho mình nhiều kiến thức liên quan đến những ngành nghề, lĩnh vực khác để bổ trợ cho ngành học chính của mình.”

Trần Ngọc Linh Trang chia sẻ thêm, bản thân luôn mong muốn giáo dục trong nước có thêm không gian cho học sinh được thể hiện bản sắc và ý kiến riêng cá nhân; đồng thời vẫn giữ những truyền thống đẹp về tôn sư trọng đạo và những điều này, em đang tìm thấy ở VNU-SIS.

“Em thích nhất là tư tưởng gìn giữ truyền thống của người Việt, dù có hội nhập rất nhiều văn hoá khác nhau từ nước ngoài nhưng người Việt luôn có ý thức giữ bản sắc riêng." Trần Ngọc Linh Trang cũng tin rằng, từ Việt Nam, sau đó trở thành nghệ sĩ hoặc học lên các bậc học cao hơn ở nước ngoài, em có thể chia sẻ những tinh hoa về quê hương mình ở môi trường quốc tế 1 cách tự tin và chuyên nghiệp.

“Thu mình vào để học được nhiều hơn”

Mang trong mình sự nhạy cảm nghệ thuật và đam mê trong sáng với hội hoạ, Trần Ngọc Linh Trang đã tiếp cận mĩ thuật từ nhỏ. Năm lớp 7, Trang chính thức bước sâu hơn vào lĩnh vực này.

Cô nàng chia sẻ, từ cấp 2 tới nay, em duy trì thói quen vẽ hàng ngày và cố gắng tăng hàm lượng sáng tác dần lên. Bên cạnh việc học văn hoá, Trang gần như dành toàn bộ thời gian để vẽ và tìm hiểu về nghệ thuật hội hoạ.

Kể từ khi biết về Nghệ thuật thị giác, nữ sinh đã có mối quan tâm đặc biệt tới ngành học này.

Nghệ thuật thị giác là một hình thức nghệ thuật tạo ra các tác phẩm tác động trực tiếp vào thị giác. Một số loại hình truyền thống phổ biến có thể kể đến như thủ công mỹ nghệ, ký họa, hội họa, điêu khắc, kiến trúc và các hình thức hiện đại như nhiếp ảnh, sản xuất video,…

Hiểu theo định nghĩa này, khái niệm nghệ thuật thị giác là một khái niệm rất rộng, bao trùm từ các ngành mĩ thuật truyền thống chú trọng vào cái đẹp đến mĩ thuật ứng dụng tập trung vào các tính năng.

Nghệ thuật tạo hình (Plastic Art) và các loại hình nghệ thuật trang trí (Decorative Art), nghệ thuật thiết kế (Design Art) và nghệ thuật thủ công (Craft Art) đều là những bộ phận của nghệ thuật thị giác.

Chia sẻ về sự phù hợp với ngành học mới mẻ ngày, Trần Ngọc Linh Trang cho biết,  nghệ thuật thị giác nói riêng và mĩ thuật nói chung trước hết cần một tâm hồn bay bổng, tất nhiên bay bổng nhưng vẫn phải có ranh giới, cần có những kỷ luật với bản thân mình và gốc văn hoá làm nền tảng.

Tiếp theo là thích suy nghĩ, tư duy một vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, điều này đặt tiền đề cho sự sáng tạo, mà trong nghệ thuật sáng tạo rất quan trọng.

Một điều nữa là tính kiên trì, bền bỉ. Mình phải bền bỉ, kiên trì với chính mình, chứng kiến sự phát triển từ khi mới biết vẽ cho tới trở thành nghệ sĩ.

Với Trang, việc trở thành nghệ sĩ khi đời sống cứ bình thường, trôi qua êm đềm sẽ khó giúp mình sáng tạo được bởi bản chất của sáng tạo tới từ cảm xúc, ý tưởng, trải nghiệm. “Mình phải sống trọn vẹn với từng cảm xúc của mình, đối diện với từng mảnh cảm xúc một, sống thật với bản thân mình và không che dấu thì đây mới là chất liệu bền bỉ của sáng tạo mà em hướng đến.”, nữ sinh 2k5 khẳng định.

“Có một hoạ sĩ mà em học hỏi được rất nhiều về đời sống nghệ thuật đó là danh hoạ Picasso. Em lấy ông làm cảm hứng, động lực để bước trên con đường làm nghệ thuật. Ông đã dành hết thời gian và tâm sức của mình để phát triển, trải nghiệm, làm nghệ thuật không ngừng nghỉ. Em học từ Picasso việc không bị gò bó vào một chủ nghĩa nghệ thuật nào hết, tác phẩm của ông bám sát với hơi thở thời đại, thay đổi theo vận động cuộc sống.”, Linh Trang chia sẻ.

Nói về cách tiếp cận nghệ thuật của mình, cô gái trẻ cho thấy những nhìn nhận rất bất ngờ.

“Em tiếp cận theo cách riêng đó là giữ cho mình một tâm thế “trắng trơn”, như một trang giấy mới. Em không để mình bị ràng buộc bởi những kiến thức đã biết trước. Đối với em, mỗi sự hiểu biết là một giá trị vàng mà mình cần trân trọng. Cuối cùng, em luôn tự nhắc bản thân, hãy “thu mình vào để học được nhiều hơn”.

Tương lai, Linh Trang mong muốn gắn liền nghệ thuật sáng tạo với giáo dục. Đồng thời, lan toả cảm hứng về nghệ thuật để lĩnh vực này có thể được phát triển và đón nhận nhiều hơn.

Với Trang, nghệ thuật là dành cho tất cả mọi người chứ không chỉ dành cho một bộ phận nhỏ, cũng không giống nhận định phổ biến của mọi người về nghệ thuật là dành cho giới thượng lưu.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.