Nữ sinh Trường THPT chuyên Ngoại ngữ trúng tuyển Đại học Harvard với học bổng toàn phần hơn 8 tỷ đồng

Lê Tuệ Chi, học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội) đã trúng tuyển Đại học Harvard với học bổng toàn phần, trị giá hơn 8 tỷ đồng. 

Chân thành là yếu tố quan trọng để trúng tuyển Đại học Harvard

Lê Tuệ Chi, lớp 12 chuyên Anh, trường THPT chuyên Ngoại ngữ vẫn chưa hết bất ngờ khi nhận được thư báo trúng tuyển của Đại học Harvard. Đây là ngôi trường duy nhất Chi nộp vào trong đợt tuyển sinh sớm, nhưng sẵn sàng cấp cho em học bổng 100%.

z5405530188279_a33ba87c795fe20aa36bcb3ad6891842.jpg -0
Lê Tuệ Chi, lớp 12 chuyên Anh, trường THPT chuyên Ngoại ngữ (Ảnh: NVCC)

Chi cho biết, trước đó đã chuẩn bị tinh thần có thể bị loại nên đây là kết quả nằm ngoài sức mong đợi. Em chưa bao giờ nghĩ có thể theo học ở ngôi trường danh giá bậc nhất thế giới, nên khi trúng tuyển đã rất xúc động và hân hoan đi khoe với mọi người. 

Để ứng tuyển vào Đại học Harvard, Tuệ Chi phải làm 1 bài luận chính, 5 bài luận phụ và phỏng vấn. Đề bài luận chính yêu cầu viết về điều cảm thấy gắn bó, từ đó thể hiện được quan điểm và cá tính riêng. Ban đầu, Chi định viết về nghề trang điểm (makeup artist) nhưng sau nhiều lần suy nghĩ, em đã kể về nơi mình sống, cách lớn lên; cũng như hành trình khám phá, phát triển sở thích, thế mạnh của bản thân ở Đình Thôn. 

Với các bài luận phụ, Tuệ Chi đa số sẽ viết trực tiếp những điều nghĩ đến đầu tiên nên không khó để lên ý tưởng và hoàn thiện.

untitled38_20240418004216 (1).png -0
Tuệ Chi chụp ảnh cùng gia đình (Ảnh: NVCC)

Nhận được câu hỏi về bí kíp đạt học bổng của Đại học Harvard, Tuệ Chi nói mình không có cách học nào cụ thể. Em chỉ luôn cố gắng học tập và phát triển bản thân toàn diện nhất. Do đó, trong 3 năm học tại THPT chuyên Ngoại ngữ, Chi đạt điểm trung bình học tập 9,6/10, xếp thứ hai lớp. Ngoài thời gian học, Tuệ Chi cũng ưu tiên cho các hoạt động rèn luyện thể chất và kỹ năng mềm. 

"Em nghĩ Harvard chọn mình bởi một phần em làm và thể hiện trong hồ sơ đều là những điều thật sự tâm huyết và hứng thú. Em thể hiện bản thân một cách chân thật nhất, chứ không cố gắng làm những điều không thích để đánh bóng hồ sơ", Tuệ Chi khẳng định.

Cũng theo Tuệ Chi, các hồ sơ nộp vào Harvard rất mạnh, mang tính cạnh tranh cao nên em không tránh khỏi áp lực. Nhưng Chi vượt qua cảm giác này khá nhanh và xác định hồ sơ sẽ tập trung thể hiện được niềm đam mê xuyên suốt và phù hợp với trường - nơi luôn mong muốn và chào đón một cộng đồng học sinh đa dạng.

Niềm đam mê của nữ sinh chuyên Ngoại ngữ là chụp ảnh, quay phim, thiết kế, nhảy múa, ca hát. Chi từng tham gia và là giám đốc nghệ thuật của dự án làm phim tên "Recít". Toàn bộ số tiền vé đã được sử dụng để gây quỹ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở Y Tý (Lào Cai). Bộ phim này sau đó cũng được gửi đi một số liên hoan phim trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, Chi cũng xây dựng một trang web riêng ghi lại những điều xung quanh cuộc sống hàng ngày của mình; nghiên cứu các nét văn hóa đặc sắc của người Mường và việc sử dụng trang phục dân tộc. 

Anh trai - người bạn, người thầy truyền lửa học tập 

Lê Tuệ Chi cho biết, em được truyền cảm hứng học tập từ anh trai Lê Mạnh Linh - cựu học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam. Cách đây 7 năm, Linh từng được vinh danh trên các mặt báo khi là trường hợp học sinh Việt Nam trúng tuyển cùng lúc 3 trường trong khối Ivy League danh giá.

Thời điểm đó, Mạnh Linh đã lựa chọn Đại học Yale (New Haven, Connecticut) - trường xếp thứ 3 top các trường đại học quốc gia tốt nhất nước Mỹ để theo học. Hiện Linh đã tốt nghiệp và đang học tiến sĩ tại Đại học Harvard.

img_20240424_203312.jpg -0
Anh trai là người truyền cảm hứng cho Chi trong học tập (Ảnh: NVCC)

Tuệ Chi kể, hồi bé em không cần đi học thêm mà đã có anh hướng dẫn. Có những lần Chi bị anh mắng, thậm chí đánh đòn vì học không tốt. Lớn hơn, hai anh em thường xuyên trao đổi về các vấn đề xã hội, từ đó trở nên thân thiết và có những góc nhìn khá tương đồng. 

Tuy vậy, anh trai và Chi cũng có nhiều nét tính cách khác biệt. Nếu như Chi dành nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa như ca hát, nhảy múa thì anh trai lại rất giỏi trong lĩnh vực học thuật, từng giành nhiều thành tích, giải thưởng ở các cuộc thi.

"Mọi người thường nghĩ em sẽ áp lực lắm khi có anh trai giỏi như vậy. Trái ngược lại, em rất vui và tự hào. Anh Linh không chỉ là anh trai, mà còn là người bạn, người thầy giúp em hiểu thêm nhiều kiến thức trong và ngoài sách vở. Có thể nói, hành trình đến được Harvard của em luôn có bóng dáng anh", Chi chia sẻ. 

nam_9266 (rs).jpg -0
Chi cho biết, hành trình đến được Harvard luôn có bóng dáng anh trai (Ảnh: NVCC)

Mạnh Linh cũng là người đồng hành cùng Tuệ Chi trong quá trình chuẩn bị hồ sơ ưng ý. Nhờ bề dày kinh nghiệm tích lũy trong 6 năm sống và làm việc tại Mỹ, anh trai đã giúp Tuệ Chi có một trải nghiệm cấp ba, cũng như quá trình nộp hồ sơ đáng nhớ. 

"Niềm hạnh phúc của em là đã cùng anh chinh phục thành công Đại học Harvard. Tuy khả năng cao sẽ không gặp mặt anh trong khi theo học, nhưng em nghĩ chặng đường sắp tới sẽ không đáng sợ như tưởng tượng", nữ sinh chuyên Ngoại ngữ tâm sự. 

Chia sẻ về ngành học mong muốn tại Harvard, Tuệ Chi cho hay, em định hướng theo ngành Hóa nhưng vẫn để ngỏ khả năng chuyển ngành vì nhà trường cho phép sinh viên chọn chuyên ngành sau hai năm học.

Hiện, Lê Tuệ Chi đang trong quá trình hoàn thiện và chuẩn bị thủ tục cần thiết để bay sang Mỹ du học. Trước khi rời Việt Nam, nữ sinh đã tạo các đầu mục việc cần làm để thực hiện cùng gia đình và bạn bè.  Thông qua hoạt động này, Chi muốn lưu giữ kỷ niệm với những người thân yêu; đồng thời là phương thức tạm biệt mọi người trước hành trình du học sắp tới của mình.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.