Nữ sinh sư phạm Xồng Vi Va: Ước mơ được dạy học trên bản làng người Mông

Trong suốt quá trình học, nữ sinh dân tộc Mông Xồng Vi Va Trường Đại học Sư phạm Hà Nội luôn cố gắng vươn lên, trở thành một sinh viên giỏi, rèn luyện tốt với mong muốn được chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình đến các em nhỏ ở vùng quê bản làng địa phương.

Nỗ lực đạt nhiều thành tích cao trong học tập

Nữ sinh người dân tộc Mông Xồng Vi Va, sinh ra và lớn lên ở xã Na Ngoi - một trong những vùng nghèo nhất của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Nơi tiếp giáp với nước Lào, có 19 bản đều là người dân tộc thiểu số nên điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đa số người dân sống bằng nghề trồng gừng và buôn bán gừng.

Nữ sinh sư phạm Xồng Vi Va: Ước mơ được dạy học trên bản làng người Mông -0
Em Xồng Vi Va, sinh viên lớp K71A2, khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Ảnh: NVCC)

Bố của nữ sinh là giáo viên tiểu học, mẹ em làm nương rẫy. Từ nhỏ, Xồng Vi Va đã quen với hình ảnh bố tất bật lên lớp từ sáng sớm, tới chiều về lại phụ giúp công việc nương rẫy. Mẹ của em dường như không có ngày nghỉ, “mùa gì làm nấy”, khi làm rẫy, khi trồng gừng,… nên kinh tế chủ yếu đều trông cậy vào người bố.

Xồng Vi Va là con thứ 2, trong đại gia đình có 5 anh chị em. Nữ sinh sư phạm trải lòng: “Bố mẹ em rất ủng hộ việc lựa chọn con đường học tập để thoát nghèo. Nhà đông con, thấy các con học trong thiếu thốn, bố mẹ rất thương nhưng vì kinh tế eo hẹp chỉ biết động viên, cổ vũ tinh thần”.

Thấu hiểu nỗi vất vả của bố mẹ, nữ sinh Vi Va đã kiên trì và nỗ lực không ngừng đạt được nhiều thành tích học tập xuất sắc. Ngay từ cấp tiểu học, em đã đạt giải Ba cấp huyện cuộc thi Toán Olympic, đạt giải khuyến khích cấp huyện cuộc thi “Chỉ huy Đội giỏi - Phụ trách Sao tài năng”. 

Lên cấp 2, nữ sinh dân tộc Mông tham gia nhiều cuộc thi học sinh giỏi các cấp và đều đạt giải. Cụ thể: Lớp 6 giải nhất môn Ngữ văn; lớp 7 giải ba môn Ngữ Văn; lớp 8, hai môn Ngữ văn và Vật lý đều đạt giải khuyến khích; Lớp 9 đạt giải nhì môn Giáo dục công dân cấp huyện, giải khuyến khích cấp tỉnh. 

Không dừng lại ở đó, khi còn là học sinh trung học phổ thông, em đã tham gia cuộc thi học sinh giỏi và đạt giải Ba cấp trường môn Địa lí.

Chia sẻ bí kíp học tốt và đạt nhiều thành tích trong các kỳ thi, Vi Va khiêm tốn cho biết: “Trong giờ học em thường chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài, về nhà em tự học và làm bài tập trong sách giáo khoa, ngoài ra em tham khảo các bài tập nâng cao mượn từ thư viện nhà trường, bài khó hơn em lên mạng internet tìm hiểu. Em lên kế hoạch cụ thể cho việc học, lập thời gian biểu cho từng môn học. Với  quan niệm học đi đôi với hành nên em luôn liên hệ, áp dụng các kiến thức đã học trên lớp vào cuộc sống hàng ngày giúp việc ghi nhớ kiến thức rất dễ dàng. Chỉ khi thực sự hiểu rõ bản chất vấn đề, hiểu được kiến thức thì mới có thể nắm chắc, học tốt được”.

Ước mơ dạy học trên bản làng người Mông

Hành trình đến với cánh cửa giảng đường đại học của Xồng Vi Va đỡ vất vả hơn nhờ sự hỗ trợ, đồng hành của những người thầy, cô trong Trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An suốt nhiều năm qua.

“Tại đây, thầy cô luôn quan tâm động viên, ủng hộ và định hướng cho em nên chọn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - một ngôi trường nổi tiếng về đào tạo giáo viên, giảng viên sư phạm’’ - Xồng Vi Va tâm sự.

Bên cạnh đó, nữ sinh người Mông được truyền lửa nhiệt huyết từ chính người bố làm giáo viên tiểu học nơi gia đình sinh sống. Xồng Vi Va chia sẻ: "Công việc giáo viên miền núi rất vất vả. Vào mùa mưa, nhiều gia đình lên nương để ở nên việc vận động học sinh trở lại lớp rất khó khăn. Bố em thường phải đi vào ban đêm mới gặp được phụ huynh để vận động họ đưa con đến lớp".

Chính tấm lòng đầy yêu thương và lo lắng của bố đối với học trò của mình đã thôi thúc Xồng Vi Va đến với nghề giáo và em đã lựa chọn để thi vào ngành sư phạm tiểu học.

Biết được ước muốn của con gái, bố của Vi Va đã đồng hành và luôn động viên con thi tuyển vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khoa Giáo dục Tiểu học.

“Những ngày đầu nhập học, do thay đổi môi trường, thay đổi cách học nên em còn cảm thấy rụt rè và khó hòa đồng với bạn bè. Tuy nhiên, nhờ sự nhiệt tình giúp đỡ từ các bạn và thầy cô Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, em càng tự tin và cảm thấy gắn kết sâu sắc hơn với ngành học này”, Vi Va cho biết.

Trong suốt quá trình học, nữ sinh dân tộc Mông luôn cố gắng vươn lên, trở thành một sinh viên giỏi, rèn luyện tốt, tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ đoàn thể, câu lạc bộ của trường lớp.

Nói về dự định tương lai, Xồng Vi Va cho biết: “Bản thân nhận thức được những khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục của các em nhỏ ở vùng quê dân tộc thiểu số địa phương. Hơn nữa, em mong muốn được chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình để góp phần tạo ra những thay đổi tích cực cho các em nhỏ ở vùng quê bản làng”. 

Mới đây, nữ sinh người Mông Xồng Vi Va vinh dự là một trong số 16 sinh viên được nhận học bổng của Quỹ học sinh, sinh viên vùng khó khăn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Xúc động trước tình cảm của nhà trường, Vi Va bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Qũy vì đã trao cho em học bổng trong chương trình hỗ trợ sinh viên vùng khó khăn. “Em thực sự xúc động khi được nhận món quà ý nghĩa này, không chỉ vì giá trị vật chất mà còn vì sự quan tâm, động viên to lớn của Qũy cũng như của Nhà trường dành cho những sinh viên như em.

Em xin hứa sẽ tiếp tục cố gắng học tập và rèn luyện, không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng của bản thân để xứng đáng với sự tin tưởng của Qũy và Nhà trường. Sau khi tốt nghiệp, em sẽ trở về quê hương để giảng dạy, cống hiến sức mình cho sự phát triển của nền giáo dục địa phương”, nữ sinh sư phạm chia sẻ.

Quỹ Đồng hành học sinh, sinh viên vùng khó do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thành lập. Quỹ này dành cho các học sinh, sinh viên vươn lên trong học tập, tu dưỡng; cho những học sinh vùng khó khăn không phải bỏ học giữa chừng, nhất là các học sinh muốn trở thành nhà giáo.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội,  từ thực tế hoàn cảnh của nhiều học sinh, sinh viên nhà trường thuộc vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn, quỹ được sáng lập nhằm thực hiện các hoạt động khuyến học, khuyến tài, tài trợ học bổng, trao giải thưởng nhằm động viên, khuyến khích học sinh, sinh viên vượt khó, phát huy năng lực của bản thân trong học tập và rèn luyện.

Quỹ tiếp nhận và quản lý nguồn tài chính được tài trợ, hỗ trợ, ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và cựu người học để thực hiện các hoạt động đúng với tôn chỉ, mục đích của quỹ và quy định của pháp luật.

GS.TS Nguyễn Văn Minh cũng khẳng định, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cam kết đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng nguồn quỹ; đảm bảo tính công bằng, dân chủ trong xét, chọn đối tượng học sinh, sinh viên được hỗ trợ.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.