Nữ sinh người Rục đầu tiên bước chân vào giảng đường đại học

Mồ côi bố, cuộc sống vất vả, thế nhưng Cao Thị Lệ Hằng vẫn luôn biết cách để vượt qua mọi nghịch cảnh, khó khăn để vươn lên trong học tập. Bằng chính sự nỗ lực của mình Hằng trở thành người Rục đầu tiên bước chân vào giảng đường đại học.

Nữ sinh người Rục đầu tiên bước chân vào giảng đường đại học -0
Nữ sinh người Rục Cao Thị Lệ Hằng

Cô gái người Rục đầu tiên “mở” cánh cửa đại học

Cao Thị Lệ Hằng (sinh năm 2004), là người đồng bào Rục, thuộc dân tộc Chứt, nhà em ở bản Mò O Ồ Ồ, một bản nghèo xa xôi thuộc xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình).

Cuộc sống của đồng bào người Rục nơi Hằng sinh sống còn muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, nhận thức của bà con dân bản vẫn còn hạn chế. Bởi vậy, việc cô gái nhỏ nhắn của Cao Thị Lệ Hằng thi đỗ đại học đã trở thành một kỳ tích, Hằng chính là người đầu tiên của đồng bào người Rục bước chân vào giảng đường đại học.

Lệ Hằng sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 8 chị em, bố mất sớm, cũng bởi vậy, con đường tương lai cô học trò nghèo đối diện nhiều thách thức. Vì điều kiện gia đình, đã có những lúc tưởng chừng như con đường học tập của Hằng đã phải bỏ dở giữa chừng.

Biết rõ chỉ có con chữ mới có thể đưa gia đình thoát nghèo, giúp bản thân thay đổi tương lai, vậy nên Hằng luôn nỗ lực vượt khó, vươn lên mỗi ngày và không bao giờ từ bỏ. Hằng luôn cố gắng và hăng say học tập, nổi bật hơn hẳn so với bạn bè cùng trang lứa, cô gái người Rục như một bông hoa luôn vươn lên giữa núi rừng.

Nữ sinh người Rục đầu tiên bước chân vào giảng đường đại học -0
Thi đậu vào đại học, Hằng nhận được sự quan tâm rất lớn từ các đơn vị, ban ngành

Một trong những điều kiện giúp Hằng có thể theo đuổi con chữ chính là sự hỗ trợ từ Đồn Biên phòng Cà Xèng. Từ năm 2016, thấy Hằng hiếu học, lại có hoàn cảnh khó khăn, Đồn Biên Phòng Cà Xèng đã nhận chăm sóc em theo chương trình "Nâng bước em đến trường", mức hỗ trợ 500 nghìn đồng/tháng. Nhờ vậy, Hằng đã có điều kiện theo học đến hết cấp 3 và thi vào đại học.

Cô giáo Nguyễn Thị Dung, chủ nhiệm lớp 12B, Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Bình, nơi Hằng từng theo học cho biết, lớp có 29 học sinh là con em các dân tộc thiểu số nhưng duy nhất Hằng là người Rục. Trong quá trình học tập, Hằng là người luôn có ý thức học tập tốt, và học được các môn xã hội. Vì thế, em luôn được cô giáo chủ nhiệm và các cô giáo bộ môn quan tâm, hỗ trợ về mặt học tập.

“Hằng thi đậu vào Đại học là kết quả suốt nhiều năm không ngừng nỗ lực, rèn luyện của em. Đây sẽ là tiền đề để Hằng tiếp tục cố gắng, để có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Việc Hằng đậu vào đại học là niềm vui của các thầy cô và bạn bè, cũng là tấm gương cho các em học sinh dân tộc khác noi theo”, cô Dung chia sẻ.

Nữ sinh người Rục đầu tiên bước chân vào giảng đường đại học -0
Nữ sinh Cao Thị Lệ Hằng và cô giáo chủ nhiệm lớp 12

Ước mơ trở về làm cô giáo bản

Theo chia sẻ của Cao Thị Lệ Hằng, ngay từ nhỏ, được đến trường, em đã rất yêu quý các cô giáo bản và luôn mơ ước sau này cũng sẽ trở thành giáo viên, đưa con chữ, ánh sáng tri thức về với bản làng. Chính điều này đã tạo động lực để Hằng cố gắng và thi đỗ vào đại học, kỳ tích này có thể sẽ là bước ngoặt cuộc đời của nữ sinh người Rục.

Nữ sinh người Rục đầu tiên bước chân vào giảng đường đại học -0
Kỳ tích của nữ sinh người Rục tạo ra niềm vui, tự hào cho mẹ là bà Hồ Thị Pấy và cả bản làng của em

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm học 2021-2022, Cao Thị Lệ Hằng đều đạt điểm khá cao: Văn học 7,75 điểm, Địa lý 7,75, Lịch sử 7,75 và Giáo dục công dân đạt 9,5. Tổng điểm xét tuyển vào Trường Đại học Sư phạm Huế của nữ sinh này đạt 25,5.

Đậu vào Trường Đại học Sư phạm Huế, một ngôi trường có tiếng ở miền Trung, thế nhưng sau khi suy nghĩ, Hằng đã quyết định chọn vào học tại Khoa Sư phạm, Trường Đại học Quảng Bình. Theo chia sẻ của Lệ Hằng, em đưa ra quyết định này là bởi lẽ học ở Quảng Bình sẽ có nhiều bạn bè và dễ hòa nhập hơn, bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt và học tập tại Quảng Bình cũng sẽ ít hơn, đỡ vất vả hơn so với việc phải “tay xách nách mang” vào thành phố Huế.

“Em đã suy nghĩ rất kỹ và thấy rằng học tại trường Đại học Quảng Bình sẽ phù hợp và tốt hơn đối với em. Điều quan trọng nhất là bản thân em phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa trên giảng đường, tiếp thu kiến thức và ra trường với kết quả tốt, như vậy thì em mới có thể tìm được một công việc như ước muốn”, Hằng tâm sự.

Nữ sinh người Rục đầu tiên bước chân vào giảng đường đại học -0
Cô sinh viên Hằng duyên dáng trong tà áo dài trong ngày khai giảng

Cũng theo chia sẻ của Hằng, sau 1 tháng trở thành tân sinh viên của Trường Đại học Quảng Bình, được sự giúp đỡ của các thầy cô và bạn bè, cô gái người Rục không gặp nhiều khó khăn và dần làm quen với cuộc sống sinh viên. Cánh cửa đại học đã mở ra, Hằng sẽ phải tiếp tục nỗ lực, bước đi trên chính đôi chân của mình để biến giấc mơ của bản thân thành hiện thực.

Mục tiêu của Hằng là hoàn thành chương trình đại học và khao khát được trở về quê hương, về với bản làng trên cương vị một cô giáo mầm non. Hằng muốn có một công việc ổn định, kiếm tiền chăm sóc cho mẹ, và hơn nữa sẽ góp một phần sức lực để thay đổi bản nghèo nơi mình sinh ra.

Trước đó, khi nghe tin nữ sinh người Rục Cao Thị Lệ Hằng, học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Bình, trúng tuyển vào đại học, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, Ban Dân tộc, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị, doanh nghiệp cũng đã đến trao thưởng và động viên để Hằng thêm động lực, vững bước trên giảng đường đại học.

Nữ sinh người Rục đầu tiên bước chân vào giảng đường đại học -0
Hai em Cao Thị Lệ Hằng và Hồ Thị Lích

Theo Báo Quảng Bình, tại buổi gặp mặt hai em Cao Thị Lệ Hằng và Hồ Thị Lích (nữ sinh người Mày tại bản Ba Loóc, xã Dân Hóa (Minh Hóa) bạn học cùng lớp với Hằng cũng nhận tin vui khi trúng tuyển vào Trường đại học Sư phạm Huế với số điểm 25,25), trước khi nhập học, các em đã được đón nhận nhiều món quà ấm áp của các tổ chức, cá nhân. Trong đó, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã gửi lời khen và tặng mỗi em 5 triệu đồng.

Đồng chí Đặng Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tặng mỗi em 2 triệu đồng. Ngoài ra, Ban Dân tộc tỉnh, nhà trường và các doanh nghiệp đã có nhiều món quà động viên hai em.

Đặc biệt, đồng chí Phan Thanh Cường, Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy cho biết, sau khi nắm bắt thông tin về trường hợp của em Cao Thị Lệ Hằng, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng đã quyết định hàng tháng sẽ trích 3 triệu đồng tiền lương để hỗ trợ sinh hoạt phí cho em trong 4 năm học (mỗi năm 12 tháng).

Đây là món quà “tiếp sức” của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đối với học sinh người Rục đầu tiên đỗ đại học và lựa chọn ngành sư phạm. Đồng chí mong muốn em sẽ tiếp tục cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt và hoàn thành chặng đường 4 năm học. Sau khi tốt nghiệp, em sẽ trở thành giáo viên đủ năng lực, trình độ và nhiệt huyết, trách nhiệm, tiếp tục mang cái chữ và ánh sáng văn hóa về cho các học sinh và bà con dân bản!.

Giáo dục

Toàn cảnh Tọa đàm
Giáo dục

Cần có chính sách đãi ngộ cao hơn nữa với nhà giáo công tác tại trường chuyên biệt

Cần có chính sách đãi ngộ cao hơn nữa cho nhà giáo nói chung, với nhà giáo công tác tại trường chuyên biệt nói riêng để tương xứng với nhiệm vụ, đặc thù lao động. Đây là kiến nghị của đại biểu tại Tọa đàm việc thực hiện chính sách đối với nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Tỉnh Hà Giang, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức chiều 14.11, tại thành phố Hà Giang.

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp giữ vững vị trí trung tâm hàng đầu về đào tạo mỹ thuật ứng dụng
Giáo dục

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp giữ vững vị trí trung tâm hàng đầu về đào tạo mỹ thuật ứng dụng

Tiến sĩ Phạm Hùng Cường, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp cho rằng trong bối cảnh mới, thế mạnh của nhà trường nằm ở truyền thống đào tạo mỹ thuật ứng dụng, đã được khẳng định qua lịch sử 75 năm xây dựng và trưởng thành, với đội ngũ chuyên gia hàng đầu - những người có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

59/800 tác phẩm được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024
Giáo dục

59/800 tác phẩm được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024

Sáng 14.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo tổng kết Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024. Trong đó, 59 tác phẩm xuất sắc nhất của 4 loại hình để trao giải bao gồm 1 giải Đặc biệt, 4 giải Nhất, 8 giải Nhì, 12 giải Ba, 32 giải Khuyến khích và 2 nhân vật tiêu biểu.

Việt Nam đến nay có mấy trường mang danh "Đại học"?
Giáo dục

Việt Nam đến nay có mấy trường mang danh "Đại học"?

Với việc Trường Đại học Duy Tân vừa trở thành Đại học Duy Tân - đại học tư thục đầu tiên ở Việt Nam, cả nước hiện có 8 đại học với 2 đại học quốc gia, 3 đại học vùng cùng Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"
Giáo dục

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"

Sinh viên Bách khoa Hà Nội gọi PGS. Đặng Đức Vượng, Phó Trưởng khoa Vật lý Kỹ thuậtthầy Vượng là "người thầy bí ẩn". Và ngay chính thầy Vượng cũng góp phần làm mình “ẩn” đi rất khiêm tốn, hiếm khi nói về mình. Câu chuyện thầy thích nhất là kể chuyện về Bách khoa, về người Bách khoa!

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"
Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất sáng 12.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mong muốn, Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch; trong đó trường học là trường học thanh lịch, thầy cô và học sinh thanh lịch.