Nữ sinh lớp 12 Hà Nội “sốc” khi trúng tuyển Đại học Harvard với học bổng toàn phần

7h sáng 15.12, Đại học Harvard thông báo kết quả kỳ xét tuyển sớm (Early Decision). Tuệ Chi thức dậy từ 4h sáng, trằn trọc không ngủ được với hàng vạn câu hỏi trong đầu. Đến 7h, khi mở email và nhìn thấy dòng chữ "Congratulations" (chúc mừng), Chi sốc, không nói nên lời, thậm chí không khóc nổi.

Lê Tuệ Chi, sinh năm 2006, lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT chuyên Ngoại ngữ (thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa được Đại học Harvard cấp học bổng toàn phần. Đây là ngôi trường duy nhất Chi nộp hồ sơ trong đợt tuyển sinh sớm.

7h sáng 15.12, Đại học Harvard thông báo kết quả kỳ xét tuyển sớm (Early Decision). Tuệ Chi thức dậy từ 4h sáng, trằn trọc không ngủ được với hàng vạn câu hỏi trong đầu. Đến 7h, khi mở email và nhìn thấy dòng chữ "Congratulations" (chúc mừng), Chi sốc, không nói nên lời, thậm chí không khóc nổi.

“Em phải kiểm tra lại nhiều lần xem có đúng hay không. Trước đó, em không có quá nhiều kỳ vọng, bởi trượt Harvard là điều bình thường. Em đã chuẩn bị sẵn tinh thần nên nếu trượt cũng sẽ rất thoải mái. Nhưng điều này nằm ngoài sự tưởng tượng của em”, Tuệ Chi nhớ lại.

Nữ sinh Hà Nội trúng tuyển Đại học Harvard với học bổng toàn phần -0
Em Lê Tuệ Chi, lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT chuyên Ngoại ngữ - nữ sinh trúng tuyển Đại học Harvard với học bổng toàn phần

Đại học Harvard nằm trong nhóm 8 đại học tinh hoa của nước Mỹ (Ivy League). Theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) và Bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds (QS), Harvard đứng thứ tư trong top 10 đại học tốt nhất thế giới năm 2024.

Tuệ Chi học cấp 1 ở Trường Tiểu học Kim Liên, cấp 2 tại Trường THCS Cầu Giấy. Lên cấp 3, em trúng tuyển lớp chuyên Anh, Trường THPT chuyên Ngoại ngữ và luôn duy trì thành tích học tập xuất sắc. Điểm trung bình chung học tập của em ở lớp 10 và lớp 11 đều đạt 9,6 - thuộc top đầu của lớp. Dù có lực học tốt, Chi hầu như không tham gia các cuộc thi học thuật, không có điểm IELTS. Niềm đam mê của nữ sinh là các hoạt động nghệ thuật như chụp ảnh, quay phim, thiết kế, nhảy múa, ca hát.

Chi từng tham gia và là giám đốc nghệ thuật của dự án làm phim có tên Recít. Bộ phim thành công nhất của dự án được ra mắt vào tháng 8 năm 2023. Toàn bộ số tiền vé đã được sử dụng để gây quỹ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở Y Tý (Lào Cai). Bộ phim này sau đó cũng được gửi đi một số liên hoan phim trong và ngoài nước.

Ngoài ra, vì yêu thích chụp ảnh, Chi đã xây dựng một trang web riêng ghi lại những điều xung quanh cuộc sống hàng ngày của mình. Em cũng có một nghiên cứu liên quan đến người Mường và việc sử dụng trang phục dân tộc.

Tuệ Chi cho rằng, có lẽ lý do em được Harvard lựa chọn vì tất cả những điều em làm, thể hiện trong hồ sơ đều là những thứ em thực sự tâm huyết và hứng thú. Em làm những gì mình yêu thích và cố gắng hết sức để thể hiện đam mê.

“Trong vòng phỏng vấn, em nhấn mạnh rằng em có một dự án muốn làm nhưng chưa thể làm. Có 1 phòng lab ở Harvard có thể hỗ trợ em làm điều đó. Do vậy, em rất mong có cơ hội được trải nghiệm. Em nghĩ họ ấn tượng vì thấy em có đam mê”, Chi nói.

Nữ sinh Hà Nội trúng tuyển Đại học Harvard với học bổng toàn phần -0
Tuệ Chi cùng bạn bè

Với bài luận, Chi tập trung vào trải nghiệm khi em đi chụp những khoảnh khắc sinh hoạt đời thường ở những nơi mình đã đi qua. Chẳng hạn, khi em đi và trò chuyện với những người phụ nữ nơi thôn quê, em được trò chuyện và lắng nghe về những bài học cuộc sống. Càng đi nhiều và tiếp xúc nhiều, trong mỗi câu chuyện ấy đều đem lại cho em những giá trị sống hữu ích.

Chi tâm sự, em không nghĩ hồ sơ của mình nổi bật hẳn vì các hồ sơ nộp vào Harvard đều rất mạnh, nhưng có thể em đã thể hiện được niềm đam mê xuyên suốt. Điều này phù hợp với Đại học Harvard - nơi luôn mong muốn và chào đón một cộng đồng học sinh đa dạng.

Được biết, anh trai của Tuệ Chi là Lê Mạnh Linh (cựu học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam), cách đây 6 năm cũng trúng tuyển vào 3 trường trong khối Ivy League. Sau đó, Linh lựa chọn theo học tại Đại học Yale. Hiện tại Linh đã tốt nghiệp và đang công tác tại Mỹ.

Hành trình chuẩn bị du học của Tuệ Chi được hỗ trợ và truyền cảm hứng rất lớn từ anh trai. Hai anh em vẫn thường trao đổi online, bình luận về các vấn đề thời sự, xã hội, sau đó Chi sẽ lựa chọn khía cạnh để khai thác.

"Mọi người luôn bảo có anh trai giỏi vậy chắc em sẽ áp lực lắm, nhưng em không áp lực. Em thấy vui cho anh và không bao giờ so sánh mình với anh”, nữ sinh chia sẻ.

Chị Phạm Thị Hạnh (Hà Nội), mẹ của Tuệ Chi và Mạnh Linh tâm sự, từ nhỏ, hai con đều có ý thức tự học và đạt được thành tích học tập rất tốt. Việc đi du học cũng là do các con tự tìm hiểu. Khi Mạnh Linh đi Mỹ, Tuệ Chi cũng nhìn anh và nói gắng quyết tâm du học.

“Tôi luôn khuyên các con đi ngủ sớm, không ép con việc học. Có khi 11, 12h đêm giục đi ngủ, con xin mẹ cho ngồi học thêm một lát”, chị Hạnh nói.

Theo người mẹ, con trai đầu từ nhỏ đã không đi học thêm vì cháu tiếp thu rất nhanh. Riêng Tuệ Chi chỉ học thêm môn Toán và tiếng Anh ở một trung tâm bình dân, số tiền học mỗi buổi rất rẻ.

Cô Đỗ Thị Ngọc Chi, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, đồng thời cũng là giáo viên chủ nhiệm đồng hành với Chi trong 2 năm đầu THPT ấn tượng về học trò vì sự xuất sắc và cá tính riêng biệt.

Nữ sinh Hà Nội trúng tuyển Đại học Harvard với học bổng toàn phần -0
Tuệ Chi bên cô Đỗ Thị Ngọc Chi, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ

“Lớp của Tuệ Chi học sinh đều rất xuất sắc, nhưng Tuệ Chi xuất sắc hơn cả và có cá tính riêng biệt. Em rất mộc mạc, thông minh, khiêm tốn, giản dị và hồn nhiên, luôn hoà đồng với bạn bè”, cô Đỗ Thị Ngọc Chi nói.

Theo cô Phó Hiệu trưởng, Tuệ Chi học giỏi, tự tin, có rất nhiều tài lẻ.

“Tôi ấn tượng về Chi khi em tham gia đóng Xuân Tóc Đỏ trong tiểu thuyết “Số Đỏ” của Vũ Trọng Phụng. Em đã khiến cô giáo và bạn bè ngạc nhiên vị sự nhận thức sâu sắc và cách tiếp cận vấn đề cốt lõi rất nhanh. Ngoài ra, em còn tham gia thiết kế các ấn phẩm của lớp. Cả lớp rất tự hào về Chi. Có lẽ bởi em làm việc gì cũng bằng cả trái tim, Tuệ Chi đã thuyết phục được hội đồng tuyển sinh của Đại học Harvard”, cô Đỗ Thị Ngọc Chi bày tỏ.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.