TP. Hồ Chí Minh:

Nữ hiệu trưởng gần 30 năm gắn bó với nghề mong xem xét lại việc bị điều chuyển làm giáo viên mỹ thuật

Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung - nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng mong mỏi được xem xét lại toàn diện việc miễn nhiệm, điều chuyển bà xuống làm giáo viên mỹ thuật.

kim-dong.jpg
Trường Tiểu học Kim Đồng

Hơn 1 năm qua, bà Nguyễn Thị Hồng Nhung – nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng thực hiện nhiệm vụ là giáo viên mỹ thuật tại Trường Tiểu học Tân Tạo theo quyết định miễn nhiệm, điều chuyển của UBND quận Bình Tân. Tuy nhiên, bà Nhung vẫn mong mỏi UBND TP. Hồ Chí Minh xem xét lại toàn diện quá trình kỷ luật, miễn nhiệm, điều chuyển đối với bà.

Liên quan tới vụ việc này, ngày 14.6.2024, Văn phòng UBND TP. Hồ Chí Minh đã có Văn bản số 6538/VP-VX truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi về việc giao Sở Nội vụ và UBND quận Bình Tân phối hợp nghiên cứu nội dung đơn của bà Nhung cùng các tài liệu liên quan, đề xuất, trình UBND thành phố xem xét, chỉ đạo.

Ngày 19.12.2024, bà Nhung được Thanh tra Sở Nội vụ cho biết, đơn của bà đã được Sở Nội vụ báo cáo Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh theo quy định. Ngày 10.9.2024, UBND thành phố đã có Công văn số 5297/UBND-NCPC chỉ đạo UBND quận Bình Tân tiếp xúc, làm việc với bà Nhung.

Ngày 12.2.2025, Ban Tiếp công dân TP. Hồ Chí Minh có buổi làm việc với bà Nhung.

"Tại buổi làm việc, Ban Tiếp công dân TP. Hồ Chí Minh cho tôi biết, ngày 25.9.2024, UBND quận Bình Tân đã có Văn bản số 4426/UBND về việc trả lời đơn của tôi, tuy nhiên đến nay tôi vẫn chưa nhận được. Ban Tiếp công dân thành phố đề nghị tôi liên hệ UBND quận Bình Tân để nhận văn bản trên", bà Nhung thông tin.

Bà Nhung cho rằng, đơn này thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND TP. Hồ Chí Minh nên bà mong muốn UBND thành phố xem xét, có văn bản trả lời đơn theo quy định.

binh-tan.jpg
Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo Sở Nội vụ phối hợp UBND quận Bình Tân xử lý đơn của bà Nhung

Trước đó, ngày 12.12.2022, Văn phòng UBND quận Bình Tân ban hành Văn bản số 641/TB-VP thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND quận Bình Tân về những sai sót, hạn chế xảy ra tại Trường Tiểu học Kim Đồng.

Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung được xác định với tư cách là người đứng đầu, phụ trách chung tất cả các mặt công tác của đơn vị nhưng đã thiếu trách nhiệm, thiếu kiểm tra trong công tác chỉ đạo, quản lý để xảy ra một số sai sót, hạn chế.

Ngày 30.1.2024, bà Nhung bị miễn nhiệm chức Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng và điều chuyển tới Trường Tiểu học Tân Tạo làm giáo viên mỹ thuật.

Bà Nhung cho biết bà có gần 30 năm gắn bó với nghề giáo, hơn 10 năm làm phó hiệu trưởng. Tháng 10.2021, bà được được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp. Khi đó, việc dạy và học vừa phải bảo đảm chất lượng, vừa phải bảo đảm an toàn sức khỏe cho giáo viên, học sinh.

Bà Nhung khẳng định đã làm hết sức mình với vai trò hiệu trưởng, việc sai sót là có nhưng không trầm trọng và không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường.

Việc nhà trường chưa thành lập Hội đồng xét hoàn thành chương trình lớp học, xét hoàn thành chương trình cấp học và xét danh hiệu khen thưởng theo quy định, bà Nhung lý giải do mới về trường nên chỉ thực hiện nối tiếp nề nếp và các hoạt động của trường theo như người tiền nhiệm. Nhưng sau khi nghe góp ý của đoàn kiểm tra liên ngành thì năm học 2022-2023, bà đã thực hiện theo đúng quy định.

Theo bà Nhung, thực hiện theo chỉ thị của UBND TP. Hồ Chí Minh về việc giãn cách học sinh khi trở lại trường để phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 nên bếp ăn của nhà trường có đề xuất mở rộng không gian nối tiếp theo mái tôn nhằm bảo đảm khoảng cách an toàn đối với học sinh bán trú. Nhà trường nhận thấy việc này là cấp bách, cần thực hiện ngay nên đã với vài trò là Hiệu trưởng nhà trường, bà đã đồng ý cho bếp ăn thực hiện mở rộng tạm thời trong thời gian dịch bệnh. Việc bị kết luận là tự ý cho phép tháo dỡ, cải tạo xây dựng mới công trình chưa xin phép cơ quan có thẩm quyền là thiếu xem xét tính cấp bách trong phòng chống dịch.

Đối với nội dung “công tác triển khai, đánh giá xếp loại viên chức năm 2021 – 2022 tại trường tiểu học Kim Đồng thực hiện chưa đảm bảo theo quy định”, bà Nhung cho rằng, nhà trường đã thực hiện đánh giá viên chức theo đúng theo quy định của Nghị định 90, bảo đảm dân chủ đối với toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên của nhà trường…

Ngoài ra, tại Quý I năm 2023, bà Nhung bị cắt thi đua, theo bà, việc này là chưa công bằng. Bởi, trong "Bảng tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại đối với Hiệu trưởng các trường công lập trực thuộc quận Bình Tân trong Quý I năm 2023” do Phòng Nội vụ ban hành, có nhiều trường chi sai tiền từ quỹ ban đại diện cha mẹ phụ huynh học sinh, nhưng chỉ duy nhất bản thân bà Nhung bị xếp loại "hoàn thành nhiệm vụ”, bị cắt thi đua trong khi đồng cấp đều được đánh giá "hoàn thành tốt" hoặc hoàn thành xuất sắc" nhiệm vụ…

Đối với nội dung “việc tổ chức, triển khai công tác đánh giá, xếp loại viên chức cuối năm học 2021 – 2022 chưa tốt”, bà Nhung cho rằng đã thực hiện theo quy trình, quy định và trong phạm vi quyền hạn của hiệu trưởng, đảm bảo dân chủ đối với toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên của nhà trường…

Ngày 1.2.2023, tập thể 113 người gồm cán bộ, giáo viên và nhân viên Trường Tiểu học Kim Đồng đã đồng thuận ký đơn với nội dung cho rằng đơn nặc danh phản ánh sai phạm của bà Nguyễn Thị Hồng Nhung là sai sự thật, có dấu hiệu mượn danh tập thể, để bôi nhọ lãnh đạo nhà trường...

Giáo dục

Thí sinh tìm hiểu các thông tin tuyển sinh Trường Đại học Phenikaa
Giáo dục

5 thay đổi quan trọng trong quy chế xét tuyển đại học 2025

PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết, trong tuần tới có thể ban hành quy chế tuyển sinh chính thức, từ đó các cơ sở đào tạo có căn cứ để điều chỉnh, thông báo đề án tuyển sinh năm 2025. Theo đó, Quy chế tuyển sinh năm nay dự kiến có 5 điểm mới, thí sinh đặc biệt lưu ý. 

Nhóm luyện thi giả danh thí sinh dùng tài khoản ảo để “review” đề thi Đánh giá năng lực
Giáo dục

Nhóm luyện thi giả danh thí sinh dùng tài khoản ảo để “review” đề thi Đánh giá năng lực

Ngày 16.3, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí - Đại học Quốc gia Hà Nội, trưởng Ban Tổ chức Kỳ thi Đánh giá năng lực cho biết, trong hai ngày qua, một số nhóm luyện thi giả danh thí sinh (dùng tài khoản ảo) “review” đề thi Đánh giá năng lực đợt 501 nhằm quảng bá thu hút thí sinh luyện thi. 

Kết thúc đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thí sinh có điểm cao nhất là 126/150
Giáo dục

Kết thúc đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thí sinh có điểm cao nhất là 126/150

Trong hai ngày 15 và 16 tháng 3 năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức đợt thi Đánh giá năng lực (HSA -501) đầu tiên kỳ thi của năm 2025. Theo đó, tổng số thí sinh theo danh sách đăng ký dự thi là 11.027, số hoàn thành hồ sơ đúng quy chế đến dự thi 10.958; đạt 99,4% tỉ lệ thí sinh dự thi.

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua
Giáo dục

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua

Thông tin Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với một số trường đại học; TP. Hồ Chí Minh tăng 5-10% chỉ tiêu lớp 10 năm 2025; Nhiều trường đại học tăng học phí; Phí giữ chỗ vào lớp 10 trường tư ở Hà Nội lên tới 25 triệu đồng... là những tin tức giáo dục nổi bật tuần qua

Trường Đại học Phenikaa bổ sung thêm xét tuyển V-SAT, điều chỉnh tổ hợp, mở thêm ngành Luật
Giáo dục

Trường Đại học Phenikaa bổ sung thêm xét tuyển V-SAT, điều chỉnh tổ hợp, mở thêm ngành Luật

So với năm 2024, phương thức tuyển sinh năm nay của Trường Đại học Phenikaa có điểm mới khi bổ sung thêm kỳ thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT. Bên cạnh đó, trường cũng điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển cho phù hợp, bổ sung các tổ hợp xét tuyển có môn Tin học hay Khoa học công nghệ.

Phụ huynh và học sinh vượt trăm cây số về Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp
Giáo dục

Phụ huynh và học sinh vượt trăm cây số về Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp

Từ tờ mờ sáng, hàng nghìn học sinh và phụ huynh từ khắp các tỉnh, thành phía Bắc đã không ngại vượt trăm cây số đến Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp. Đây là ngày hội quy mô lớn nhất từ trước tới nay với gần 300 khu tư vấn của hơn 100 cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Thí sinh nên chọn ngành học bằng đam mê và năng lực bản thân
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Thí sinh nên chọn ngành học bằng đam mê và năng lực bản thân

Trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 sáng nay 16.3, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn chia sẻ: "Về chọn ngành học, thí sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên đam mê, năng lực của bản thân và nhu cầu thực tiễn của xã hội trong tương lai. Hãy chủ động trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ, kỹ năng số, tư duy phản biện và tinh thần học tập suốt đời để không ngừng tiến bộ".

PGS.TS Trần Thành Nam trả lời tất tật thông tin về "Những ngành học nào hot trong lĩnh vực giáo dục"
Kinh tế - Xã hội

PGS.TS Trần Thành Nam trả lời tất tật thông tin về "Những ngành học nào hot trong lĩnh vực giáo dục"

Năm 2025, những ngành học nào đang thu hút sự quan tâm của các thí sinh cũng như có tiềm năng phát triển trong thời gian tới? thí sinh cần làm gì để có thể chọn được ngành học, trường học phù hợp nhất?, phương án tuyển sinh của Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội có điểm gì mới?... trong chương trình “Tư vấn tuyển sinh”  của Báo Đại biểu Nhân dân, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giải đáp thắc mắc những vấn đề trên.

"Cơ hội vàng" cho đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ
Giáo dục

"Cơ hội vàng" cho đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ

Bước vào kỷ nguyên mới, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là những yếu tố sống còn, quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao không còn là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục mà của toàn xã hội, gắn với trọng trách phát triển bền vững đất nước.

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo
Giáo dục

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo

Theo PGS.TS. Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có chất lượng nhân lực khoa học, công nghệ đòi hỏi chúng ta phải thay đổi phương pháp giảng dạy một cách căn bản và triệt để. Tuy nhiên, đặc thù của khoa học, công nghệ là thay đổi từng ngày, từng giờ, do đó rất cần tháo gỡ vướng mắc thể chế một cách mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo.

Ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57”
Giáo dục

Thêm niềm tin cho trường ngoài công lập đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Bên cạnh các cơ cơ sở giáo dục đại học công lập, các cơ sở giáo dục đại học tư thục ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Là một trong những cơ sở giáo dục dân lập, ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục
Giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được xác định là “kim chỉ nam” cho đào tạo, cơ hội cho các cơ sở giáo dục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn với phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ trình độ cao.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu tại cuộc gặp - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan: Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm

Phát biểu tại cuộc gặp gỡ các nhà khoa học khối nông - lâm - ngư nghiệp chiều 15.3, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan nêu rõ, Nghị quyết 57-NQ/TW đã đặt ra những định hướng lớn, nhưng điều quan trọng hơn là làm sao để Nghị quyết này đi vào cuộc sống, tạo ra bước ngoặt thực sự trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm, vì tương lai con cháu chúng ta.”

Doanh nghiệp cần "bắt tay" với cơ sở giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Khoa học và Công nghệ

Doanh nghiệp cần "bắt tay" với cơ sở giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát biểu tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng nhận định, phần lớn nhân lực Việt Nam mới ra trường còn thiếu kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo. Nhiều kỹ năng cơ bản như viết email, thiết kế slide, giao tiếp, báo cáo, hay thậm chí là Tin học văn phòng,... vẫn cần được doanh nghiệp đào tạo lại. 

Không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, khó đảm bảo thành công mục tiêu của Nghị quyết 57
Giáo dục

Không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, khó đảm bảo thành công mục tiêu của Nghị quyết 57

TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học FPT cho rằng, nếu không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, rất khó đảm bảo thành công trong việc thực thi mục tiêu do Nghị quyết 57 đặt ra. Cùng với thể chế, hạ tầng, dữ liệu số, các công nghệ then chốt... nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng, cũng là thách thức rất lớn.

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM
Giáo dục

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM

Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học không chỉ là những nơi đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, mà đây còn là nơi đóng vai trò tổ chức khoa học công nghệ, nơi tập trung phần lớn các đội ngũ các nhà khoa học của đất nước.

"Luồng gió mới" cho đào tạo nhân lực chất lượng cao
Giáo dục

"Luồng gió mới" cho đào tạo nhân lực chất lượng cao

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa, hiệu ứng từ Nghị quyết số 57-NQ/TW và Nghị quyết số 193/2025/QH15 sẽ tạo luồng gió mới và thời gian tới chắc chắn sẽ có chuyển động mạnh mẽ trong đào tạo nguồn nhân lực khoa học - công nghệ chất lượng cao.