Nữ giáo sư trẻ nhất năm 2024 thuộc về ngành Y học

Theo danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh giáo sư năm 2024 do Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố, bà Trịnh Thị Diệu Thường, 44 tuổi, ứng viên giáo sư ngành Y học là nữ giáo sư trẻ nhất đạt chuẩn chức danh năm nay.

Năm 2024, có tổng số 45 ứng viên giáo sư, 570 ứng viên phó giáo sư được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh. Trong danh sách ứng viên giáo sư được công bố, có 7 giáo sư nữ. Trong đó, nữ giáo sư trẻ nhất sinh năm 1980 (44 tuổi).

Bà Trịnh Thị Diệu Thường sinh ngày 2.8.1980, quê xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình; hiện là Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế.

Bà Thường tốt nghiệp ngành Y học, chuyên ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh năm 2005. Lần lượt các năm 2009, 2014, bà nhận bằng Thạc sĩ rồi Tiến sĩ Y học, chuyên ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Năm 2018, bà được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư ngành Y học.

trinh-thi-dieu-thuong-1925022944225581.jpg
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế Trịnh Thị Diệu Thường - nữ giáo sư trẻ nhất đạt chuẩn chức danh năm 2024

Năm 2006, bà Thường làm giảng viên tại Bộ môn Châm cứu, Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Cơ sở 3. Từ năm 2015 đến tháng 8.2023, bà giữ chức Trưởng Bộ môn Châm cứu, Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và Trưởng Cơ sở 3, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Sau đó, bà được bổ nhiệm làm Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế.

Các hướng nghiên cứu chủ yếu của bà Trịnh Thị Diệu Thường gồm: Châm cứu phục hồi vận động sau đột quỵ; Nhĩ châm điều trị các bệnh lý thường gặp; Các hình thức châm cứu khác điều trị các bệnh lý thường gặp; Tiêu chuẩn chẩn đoán các hội chứng, bệnh cảnh lâm sàng và đặc điểm sinh lý của huyệt; Kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại trong khám phá, phát triển thuốc mới.

Tới nay, bà đã công bố 116 bài báo khoa học, trong đó có 23 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế uy tín; chủ nhiệm và hoàn thành 3 đề tài nghiên cứu khoa học với 2 đề tài cấp tỉnh, 1 đề tài cấp thành phố.

Bà Thường cũng đã xuất bản 14 cuốn sách phục vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên, đều thuộc nhà xuất bản có uy tín, gồm 11 sách giáo trình, 2 sách tham khảo và 1 sách chuyên khảo. Đồng thời, hướng dẫn chính 2 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ.

Bà Thường từng được trao danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học 2007-2008 và liên tục từ năm 2013 đến năm 2022; danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ các năm học: 2014-2016, 2017-2019; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế các năm học: 2014-2015, 2016-2017; Bằng khen của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng năm 2016, 2019; Bằng khen của Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh năm 2018. Năm 2021, bà được trao Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ.

Năm nay, Hội đồng Giáo sư ngành Y học có 3 ứng viên được công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư. Ngoài bà Trịnh Thị Diệu Thường, 2 tân giáo sư còn lại của ngành Y gồm: ông Phạm Lê An, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và bà Trần Phan Chung Thủy, Khoa Y, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Tính chung tất cả các ngành, tân giáo sư trẻ nhất năm 2024 sinh năm 1984 (40 tuổi), là ông Hoàng Lê Trường, ngành Toán học. Ông Hoàng Lê Trường hiện công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; đã có 30 bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế uy tín. Trong đó, có 18 bài đăng trên tạp chí thuộc nhóm Q1.

Giáo dục

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội
Giáo dục

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội

Xếp hạng ở một khía cạnh nào đó, là công cụ công ích giúp các trường đại học không bị “vô hình” trong bức tranh toàn cầu hóa. Nhưng điều cốt lõi không nằm ở thứ hạng, mà ở cách các trường biến những con số đầu ra, những kết tinh tri thức thành giá trị thực sự phụng sự cho sự phát triển.

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng
Giáo dục

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng

Ngày 4.12, HĐND thành phố Hải Phòng tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Tại kỳ họp, UBND thành phố Hải Phòng đã đề xuất tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư về làm việc ở Trường Đại học Hải Phòng tối thiểu 5 năm sẽ được hỗ trợ lần lượt là 300 triệu - 400 triệu - 500 triệu đồng.

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu
Giáo dục

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu

Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO (ICLC 6) diễn ra từ ngày 2 - 5.12 tại Jubail, Ảrập Xêút. 3 thành phố của Việt Nam là Vinh (Nghệ An), Sa Đéc (Đồng Tháp) và Sơn La (Sơn La) đã tham gia Hội nghị và trao đổi về việc xây dựng các thành phố học tập bền vững, bao trùm và thích ứng thông qua học tập suốt đời.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X: Sáng kiến tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì
Giáo dục

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X: Sáng kiến tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì

Tối 03.12.2024, đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. Tác phẩm Tủ sách tiếng Việt (dành cho người Việt Nam ở nước ngoài) của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và đào tạo) đã đạt Giải Nhì – Hạng mục Sáng kiến sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại.

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng
Giáo dục

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh, Trường Đại học Thương mại cho rằng những trường đại học vốn áp dụng tỷ lệ rất lớn cho phương thức xét tuyển bằng học bạ sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định ràng buộc chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, đặc biệt là các trường tốp dưới.

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển
Giáo dục

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển

Ngày 2.12, Học viện Ngoại giao tổ chức lễ Kỷ niệm 65 năm thành lập. Trong suốt 65 năm xây dựng và phát triển Học viện là cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo về quan hệ quốc tế hàng đầu Việt Nam, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đối ngoại và hội nhập quốc tế của đất nước.