Chuyện cuối tuần

NSND Tự Long:<br>Đã làm “quan”, nhưng không thôi làm “hề”

“Cụ Tào Mạt từng nói, đã làm quan thì thôi làm hề, mà đã làm hề thì thôi làm quan. Vì nếu làm cả hai thì quan dở mà hề nhạt. Tôi nghĩ câu nói đó có thể đúng với môi trường này, với người này nhưng lại không đúng với môi trường khác và người khác” - NSND Tự Long chia sẻ với “Chuyện cuối tuần”.

“Tự hào là một trong số…”

- Năm rồi, hạnh phúc đã nhân đôi với Tự Long, khi vừa được phong tặng danh hiệu NSND ở tuổi 43, lại thăng chức Phó giám đốc Nhà hát chèo Quân đội. Đã khi nào anh nghĩ mình làm nghề là để có được những điều đó?

NSND Tự Long:<br>Đã làm “quan”, nhưng không thôi làm “hề” ảnh 1

 “Thời chúng tôi, cun cút cắp sách đi học nghề với lớp nghệ sĩ gạo cội, nhiều khi còn bị ăn “mắng”. Bây giờ có khi còn phải “nịnh” lớp trẻ theo nghề”

- Nghệ thuật đòi hỏi đam mê và khi ta dành một quãng đường đời cống hiến, trăn trở với nghề, thì danh hiệu là sự khích lệ với nghệ sĩ. Người ta cứ nói tôi trẻ khi được phong tặng danh hiệu NSND, tôi thấy điều đó không đúng. Trải qua hơn 20 năm gắn bó với chiếu chèo, tôi đã kịp nếm đủ mọi thăng trầm để sống còn cùng nghệ thuật truyền thống, dù có phải bằng cách “lấy ngắn nuôi dài”. Tôi hiểu “quả ngọt” đó là sự ghi nhận của Nhà nước và nhân dân với những đóng góp của nghệ sĩ chúng tôi.

- Chiếu chèo mang đến cho anh danh hiệu, nhưng “chiếu hài” mới mang đến cho anh “danh xưng”. Vậy anh biết ơn điều nào hơn?

- Xuất thân là diễn viên chèo, nhưng đúng là tôi được khán giả biết đến nhiều hơn với những vai diễn hài trong “Gặp nhau cuối tuần” hay “Gặp nhau cuối năm”. Chèo hay hài thì cũng đều là nghệ thuật, và nghệ thuật thì luôn hướng tới khán giả, với mục tiêu cống hiến. Chính vì vậy mà dù diễn ở sân khấu chèo hay sân khấu hài, tôi cũng đều hết mình và luôn muốn tận dụng cái “chân phụ” để quảng bá cho cái “chân chính” kia. Nếu để ý, hẳn mọi người sẽ thấy tôi xuất hiện trên sân khấu hài lúc nào cũng phải hát, để họ thấy có một Tự Long hát chèo như thế.

- Có câu: “Đằng sau một diễn viên giỏi là một lãnh đạo tồi”, lúc này, có khiến anh “nóng mặt”?

- Cụ Tào Mạt từng nói, đã làm quan thì thôi làm hề, mà đã làm hề thì thôi làm quan. Vì nếu làm cả hai thì quan dở mà hề nhạt. Tôi nghĩ câu nói đó có thể đúng với môi trường này, với người này nhưng lại không đúng với môi trường khác và người khác.

Làm lãnh đạo hay làm diễn viên đều cần có tài năng và tố chất. Có diễn viên cả đời trên sân khấu chỉ đóng được một dạng vai, nhưng có người lại đóng được rất nhiều thể loại và vai nào cũng để lại dấu ấn. Tôi tự hào mình là một trong số ấy. Vì thế, dù đã “làm quan”, tôi vẫn không thôi “làm hề”.

“Hơn nhau ở cái duyên, trụ lại ở cái tâm”

- Nghệ sĩ các anh có sống được bằng nghề?

- Phải nói rất khó. Xưa nay vẫn thế. Trừ khi vào các đoàn nghệ thuật của quân đội thì có điều kiện bảo đảm đời sống hơn, vì còn có sự hỗ trợ của Nhà nước. Còn tự bươn chải thì vất vả lắm, nhiều người phải tìm nghề khác để nuôi đam mê của mình.

- Đến nghệ sĩ có tiếng, ăn khách như Tự Long mà vẫn còn kêu khó thì các diễn trẻ biết bấu víu vào đâu?

- “Không ở trong chăn sao biết chăn có rận” (cười). Nghề đưa lại cho anh em tôi sự nổi tiếng, nhưng cũng lắm mối tủi thân, vật lộn với cơm áo để giữ nghề. Diễn viên hơn nhau là ở cái duyên, nhưng trụ được bằng nghề thì ở cái tâm. Tôi luôn dặn mình phải khiêm tốn và để ý truyền lửa nghề cho lớp trẻ. Nhưng phải nói rằng, các bạn trẻ bây giờ thua anh em chúng tôi ở đam mê và sự tận tụy. Thời chúng tôi, cun cút cắp sách đi học nghề với lớp nghệ sĩ gạo cội, nhiều khi còn bị ăn “mắng”. Bây giờ có khi còn phải “nịnh” lớp trẻ theo nghề.

- Câu chuyện “nịnh” đó thế nào?

- Thời của chúng tôi, cách đây khoảng 20 năm, muốn thi vào trường sân khấu phải vượt qua hàng nghìn hồ sơ. Còn hiện nay, ở bộ môn nghệ thuật chèo chỉ có vài chục hồ sơ thôi, nhưng các thầy vẫn phải tuyển, phải dạy. Bạn thử nghĩ xem, ngày xưa hàng nghìn hồ sơ mới chọn được 30 người, bây giờ nhận ào ào như thế thì chất lượng đầu ra sẽ thế nào?

- Tại sao lại cứ trông chờ những đầu vào đó mà không nghĩ đến chuyện tự đi tìm tài năng?

- Tìm tài năng lại liên quan đến vấn đề kinh phí ở đâu và đào tạo thế nào. Đào tạo xong liệu các em có về đoàn hay lại đi nơi khác. Đây là bài toán không dễ dàng với nhà quản lý. Biết làm sao khi lớp trẻ bây giờ không còn mặn mà với chèo và nghệ thuật truyền thống nữa.

Tôi vẫn đặt câu hỏi, tại sao khán giả trẻ, chiến sĩ trẻ bây giờ họ không như ngày xưa? Họ sẵn sàng đọc ráp, nhảy hip hop, nghe nhạc Sơn Tùng, Hồ Quang Hiếu và chẳng đoái hoài gì đến chèo? Đó là câu hỏi lớn không chỉ với các nghệ sĩ chèo trong quân đội mà còn với tất cả nghệ sĩ làm sân khấu truyền thống ở ta.

- Chẳng lẽ anh chịu thua Sơn Tùng, Hồ Quang Hiếu trên chính “sân nhà”?

- Đoàn chèo quân đội có một lợi thế là không thiếu khán giả. Nhu cầu thưởng thức văn hóa, văn nghệ của các chiến sĩ rất lớn.

Tôi luôn tâm niệm, bất cứ loại hình nghệ thuật nào muốn trường tồn, muốn sống lâu trong lòng công chúng thì cũng đều cần đạt đến chuẩn là chân - thiện - mỹ. Với tôi, tác phẩm không mang lại giá trị, hiệu quả cho người xem thì chỉ có “vứt”. Khán giả cần cười thì phải cho người ta cười, cần khóc thì phải cho người ta khóc. Nếu mình không đem lại những hiệu quả đó thì đương nhiên đánh mất thị phần, đánh mất khán giả.

- Và các anh vẫn đang trăn trở để tạo ra những vở diễn như thế?

- Ngoài việc mang đến những vở diễn phục vụ nhu cầu giải trí, chúng tôi còn có nhiệm vụ phải truyền tải tới cán bộ, chiến sĩ trẻ tinh thần yêu nước và truyền thống cách mạng của dân tộc Việt Nam. Thật buồn khi thế hệ trẻ của thế kỷ hội nhập bây giờ lại thường ham lướt web, chơi “phây” hơn là ngồi nghe chèo, hay những bài giảng về lịch sử, lòng yêu nước…

- Anh có nghĩ đến việc dựng vở diễn mới, gần với lớp trẻ, hơn là diễn đi diễn lại những vở cổ?

- Cũ có cái hay của nó. Phải diễn các vở cũ, tô thắm nó bằng những bản anh hùng ca để lớp trẻ biết cũ là thế đấy, ông cha ta ngày xưa đã một thời hào hùng như thế đấy. Một mặt, cũng phải có những tác phẩm thổi hồn của thế hệ ngày hôm nay. Điều đó đòi hỏi nghệ sĩ, nhà quản lý phải có sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại để nó không xa rời nhau. Điều này không phải ai cũng làm được và tôi vẫn đang phấn đấu.

- Cảm ơn anh đã chia sẻ!

Văn hóa

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...