Nỗi sợ mơ hồ khi làm phim lịch sử

Việc làm phim điện ảnh về đề tài lịch sử luôn là thách thức đối với các nhà làm phim Việt. Lo ngại và áp lực không chỉ đến từ việc tái hiện chính xác các sự kiện trong quá khứ mà còn từ sự đón nhận của khán giả và phán xét của giới chuyên môn.

“Lâu nay, chúng ta luôn phải đối mặt với nỗi sợ hãi mơ hồ về lịch sử, vô hình chung kìm hãm sự sáng tạo trong dòng phim này” - Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều thẳng thắn chỉ ra như vậy tại hội thảo Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học sáng 9.11, trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII.

z6014802570736-f36eb9dffc673cb754bbbd6fce4ccc2a.jpg
Hội thảo "Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học" sáng 9.11, trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII. Ảnh: Đào Anh Vũ

Từ quan sát thực tế, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chỉ ra hai nền điện ảnh chuyển thể tác phẩm văn học lịch sử thành công là Mỹ và Trung Quốc. Khi xem các tác phẩm, ông thường tìm hiểu cốt truyện, kịch bản và nguyên gốc tác phẩm văn học và nhận thấy cách chuyển thể tác phẩm rất sáng tạo, độc lập và cởi mở. Trong khi đó, nhìn về Việt Nam, đề tài này vẫn đang đầy thách thức, đến từ chính nhà làm phim, tác giả văn học, khán giả…

“Tác giả Việt Nam, nhà làm phim Việt Nam nhiều người tài năng có thể làm ra những bộ phim sáng giá nhưng đề tài về lịch sử lại bị hạn chế rất nhiều. Khó khăn đến từ chính việc đôi khi nhà làm phim quá ý tứ với tác giả văn học hay có nỗi sợ hãi mơ hồ đối với lịch sử (nhân vật, đề tài). Chúng ta đang sợ hãi và tự ngăn cản mình. Chúng ta sợ hãi trí tưởng tượng, không dám phán định lịch sử. Chúng ta bị hạn chế trong tư duy nghệ thuật”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói.

Các chuyên gia cho rằng, một trong những áp lực lớn khi làm phim về đề tài lịch sử là phải tái hiện chính xác sự kiện, con người và bối cảnh lịch sử. Khán giả hiện nay rất thông minh và có khả năng tiếp cận thông tin dễ dàng, vì vậy bất kỳ sai sót nào trong phim có thể bị phát hiện và chỉ trích ngay lập tức. Việc không trung thành với lịch sử có thể dẫn đến việc mất uy tín và sự phản đối từ phía công chúng, nhà chuyên môn.

00e237e7-6e51-475a-863b-439f46467a1f-2821-7326.jpg
Ra rạp năm 2023, bộ phim "Đất rừng phương Nam" đã gây nhiều tranh cãi về yếu tố lịch sử

Chưa kể, phim về đề tài lịch sử thường không dễ dàng đạt được thành công về mặt thương mại. Điều này phần nào do sự phức tạp và trọng trách của việc tái hiện lịch sử, cũng như sự kén chọn của khán giả. Ngoài ra, chi phí sản xuất các bộ phim này thường khá cao do yêu cầu về bối cảnh, trang phục và các yếu tố khác để tái hiện thời kỳ lịch sử một cách chân thực nhất. Việc đầu tư lớn nhưng không bảo đảm về lợi nhuận khiến nhiều nhà sản xuất e ngại khi quyết định đầu tư vào thể loại này.

Nói vậy không có nghĩa không có những khoảng không rộng lớn cho sáng tạo. Từ góc nhìn của người làm phim, đạo diễn, nhà sản xuất Charlie Nguyễn thừa nhận đúng là có một nỗi hoang mang, bối rối, lúng túng khi tiếp xúc với đề tài lịch sử trong các nhà làm phim hiện nay. Mặc dù nhiều người trong ngành ấp ủ những dự án lịch sử, có niềm tin dự án đó mang tính bảo tồn văn hóa, kết nối lịch sử với thế hệ trẻ hôm nay, song chưa "dám” kể cho khán giả.

“Tâm tư của phần lớn nhà làm phim là nhiều người đón nhận tác phẩm điện ảnh về đề tài lịch sử không phải như một tác phẩm nghệ thuật mà như phim tài liệu. Chính điều đó làm “bó tay, bó chân” người làm phim". Đạo diễn, nhà sản xuất Charlie Nguyễn phân tích thêm, nhìn nhận về tác phẩm điện ảnh có đề tài lịch sử phải đặt trên hai khía cạnh. Một là sự thật không thể chối cãi nằm trong sách vở, tài liệu lịch sử. Hai là sự thật về tinh thần, về cảm xúc và hành trình nội tâm, xung đột tâm lý của nhân vật.

Trong đó, yếu tố thứ hai thuộc về trí tưởng tượng, sáng tạo và vai trò của nhà biên kịch, nhà làm phim. Đó cũng là điều nối cảm xúc của tác phẩm điện ảnh với khán giả, làm cho tác phẩm điện ảnh đề tài lịch sử gần gũi, không khô khan.

"Để vượt qua nỗi sợ và thách thức, các nhà làm phim, nhà biên kịch phải nghiên cứu sâu, triệt để vấn đề, phải biết về chủ đề, sự kiện, nhân vật ấy nhiều hơn tất cả những người biết về nó. Để từ đây, mang đến cho khán giả hiện đại những câu chuyện ý nghĩa và sâu sắc từ nguồn cảm hứng lịch sử”, đạo diễn, nhà sản xuất Charlie Nguyễn nhận định.

Văn hóa - Thể thao

 Hà Nội: Quán bún gia truyền Lê Phan ở Kim Mã có gì đặc biệt để hút khách Tây, khách ta nườm nượp?
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội: Quán bún gia truyền Lê Phan ở Kim Mã có gì đặc biệt để hút khách Tây, khách ta nườm nượp?

Ra đời vào tháng 8.2014, quán bún gia truyền Lê Phan tiền thân là quán bún gia truyền Tư Phan, toạ lạc trên con phố hàng Bún (quận Ba Đình, TP Hà Nội). Món bún cua và bún ốc ở đây khác biệt bởi nước dùng có vị chua dịu nhẹ với màu vàng óng tự nhiên mang đậm hương vị cổ truyền.

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu
Giáo dục

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu

Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO (ICLC 6) diễn ra từ ngày 2 - 5.12 tại Jubail, Ảrập Xêút. 3 thành phố của Việt Nam là Vinh (Nghệ An), Sa Đéc (Đồng Tháp) và Sơn La (Sơn La) đã tham gia Hội nghị và trao đổi về việc xây dựng các thành phố học tập bền vững, bao trùm và thích ứng thông qua học tập suốt đời.

Công bố gần 150 tài liệu, hiện vật về Quân đội nhân dân Việt Nam
Văn hóa - Thể thao

Công bố gần 150 tài liệu, hiện vật về Quân đội nhân dân Việt Nam

Gần 150 tài liệu, hình ảnh được lựa chọn từ các phông tài liệu hành chính như: Phủ Thủ tướng, Quốc hội, Bộ Nội vụ, Chủ tịch nước/Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Thống nhất Chính phủ, Bộ Ngoại giao, tài liệu của các nghệ sĩ... là minh chứng quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm qua.

Văn hóa ẩm thực - hấp lực cho du lịch Huế
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa ẩm thực - hấp lực cho du lịch Huế

Theo TS. Trần Ðình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế, từ nơi biên viễn trở thành dinh phủ rồi kinh đô thời chúa Nguyễn - Tây Sơn - Nguyễn, nên văn hóa ẩm thực Huế hội tụ tinh hoa khắp nơi, rồi lan tỏa ra bên ngoài, trên nền tảng yếu tố bản địa phương Nam, cội nguồn đất Bắc và cả phương Tây, mang bản sắc truyền thống riêng có.

Du khách tham quan Bảo vật Quốc gia bia Vĩnh Lăng
Văn hóa - Thể thao

Cố đô Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cố đô của triều Hậu Lê, hiện là một điểm đến hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa. Dự tính năm 2024, di tích này đón khoảng 320.000 lượt khách, trong đó có hơn 2.500 khách quốc tế, vượt 14,2% kế hoạch.