Thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025

Nội dung chính sách phải là một trọng tâm trong quá trình giám sát

Thảo luận tại Hội trường về dự kiến Chương trình giám sát năm 2025, các đại biểu Quốc hội đề nghị, tới đây giám sát văn bản quy phạm pháp luật cần chú trọng phân tích, đánh giá chính sách. Qua đó, mới chỉ rõ được căn nguyên thực chất, bản chất trong hệ thống văn bản, chính sách pháp luật, để có những đề xuất sửa đổi cho phù hợp.

Trình Quốc hội xem xét, chọn 1 chuyên đề giám sát tối cao trong năm 2025
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Tạo chuyển biến ngay trong quá trình giám sát

Đánh giá về kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2023, những tháng đầu năm 2024, ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) nhận thấy, hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục có nhiều đổi mới, đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhiều hoạt động giám sát có tác động ngay trong quá trình giám sát, như giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021; giám sát chuyên đề việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid -19, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; hay giám sát việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Đặc biệt, một trong những kết quả nổi bật, rõ nét trong hoạt động giám sát, đó là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành thảo luận tại Hội trường về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri; và lần đầu tiên trong nhiệm kỳ này, Quốc hội thảo luận về Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội.

Nội dung chính sách phải là một trọng tâm trong quá trình giám sát -0
ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Cử tri và Nhân dân đánh giá rất cao việc Quốc hội quyết định giám sát việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về 3 Chương trình mục tiêu quốc gia ngay trong giai đoạn thực hiện. Nhấn mạnh kết quả này, ĐBQH Phạm Đình Thanh (Kon Tum) nêu rõ, từ kết quả giám sát, Quốc hội đã đánh giá thực trạng tình hình, kịp thời xem xét, ban hành Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Qua đó, giúp Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, tạo hành lang pháp lý với những điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện 3 Chương trình.

Nhiệm kỳ này dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Quốc hội, hoạt động giám sát đã có nhiều đổi mới. Khẳng định điều này, ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) chỉ rõ: chúng ta đã giám sát ngay trong quá trình vừa ban hành chính sách và ngay trong quá trình thực thi.

Nội dung chính sách phải là một trọng tâm trong quá trình giám sát -0
ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Hoạt động giám sát của Quốc hội thời gian qua đã được định hướng tập trung vào đánh giá chính sách. Đây là cơ sở rất quan trọng để phân tích, đánh giá rõ nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm, đặc biệt là đề xuất được những vấn đề liên quan đến xây dựng, hoàn thiện thể chế. Dẫn ví dụ về kết quả này, đại biểu Nguyễn Lâm Thành cho biết, giám sát việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đã được Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương tập trung chỉ đạo rất mạnh về việc phân tích, đánh giá chính sách - cơ sở để chỉ ra những vướng mắc trong thể chế, tạo sự đồng thuận giữa Quốc hội và Chính phủ. Chính vì thế, Quốc hội mới xem xét, ban hành Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, với những vấn đề vượt khỏi tầm của các luật là Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý tài sản công, Luật Đấu giá, Luật Đấu thầu.

Đề xuất mở rộng giám sát cả văn bản không phải quy phạm pháp luật

Nhấn mạnh, giám sát văn bản quy phạm pháp luật là điểm mới của nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV này, đại biểu Nguyễn Lâm Thành nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 560/NQ - UBTVQH15 hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Tuy nhiên, hiện nay, kết quả báo cáo giám sát về nội dung này mới chỉ nêu được tính hợp hiến, hợp pháp, đầy đủ, kịp thời của các văn bản quy phạm pháp luật, nội dung chính sách chưa được đánh giá kỹ lưỡng, đầy đủ.

Dẫn phát biểu của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, đó là nội dung chính sách là vấn đề rất quan trọng trong giám sát ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đại biểu Nguyễn Lâm Thành cho rằng, nội dung chính sách phải là một điểm nhấn giúp cho việc hoàn thiện thể chế. Đại biểu đề nghị, phải tiếp tục quy định rõ các nội dung liên quan đến giám sát văn bản quy phạm pháp luật là phân tích, đánh giá chính sách, xác định những nội dung phù hợp, tính đồng bộ của chính sách.

Nội dung chính sách phải là một trọng tâm trong quá trình giám sát -0
Các đại biểu Quốc hội dự phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Giám sát văn bản chính sách dân tộc cho thấy, Bộ Tài chính báo cáo có 5 chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc, nhưng thực tế kiểm tra chỉ có 5 Thông tư liên quan đến 5 bảo tàng, trong đó có một khoản quy định rất nhỏ miễn, giảm 50% vé tham quan của đối tượng là học sinh dân tộc các trường phổ thông dân tộc nội trú. Thực tế cho thấy, tác động của chính sách này rất ít. Nêu vấn đề này, đại biểu Nguyễn Lâm Thành đặt câu hỏi: Vừa qua không biết có bao nhiêu cháu ở các trường dân tộc nội trú được về Hà Nội thăm bảo tàng và được miễn, giảm vé…? Đây là những vấn đề cần có sự phân tích, đánh giá chính sách thì mới chỉ rõ được căn nguyên thực chất trong hệ thống văn bản chính sách pháp luật để có đề xuất sửa đổi phù hợp.

Cũng liên quan đến giám sát văn bản quy phạm pháp luật, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nêu rõ, Điều 69, Hiến pháp năm 2013 quy định “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Khoản 2, Điều 6, Luật Tổ chức Quốc hội quy định "Quốc hội giám sát tối cao hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao, Hội đồng Bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan khác do Quốc hội thành lập”. Khoản 1, Điều 4 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND quy định “Quốc hội giám sát tối cao văn bản quy phạm pháp luật”. Vì vậy, đại biểu đề nghị xem xét sửa đổi quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân theo hướng mở rộng đối tượng giám sát văn bản ra cả văn bản không phải văn bản quy phạm pháp luật.

Lý lẽ, theo đại biểu là bởi, “việc ban hành văn bản là văn bản hành chính cũng nằm trong các hoạt động của các cơ quan nhà nước. Theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, thì Quốc hội giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tức là hoạt động gồm có cả văn bản quy phạm pháp luật và cả việc ban hành văn bản không phải quy phạm pháp luật”.

Trình Quốc hội xem xét, chọn 1 chuyên đề giám sát tối cao trong năm 2025
ĐBQH Phạm Đình Thanh (Kon Tum) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ để Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố chủ động giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật ở địa phương, đại biểu Phạm Đình Thanh cho biết, vừa qua, tại Kon Tum, qua 4 chuyên đề giám sát được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn trong năm 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh đã chuyển đến Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành ở Trung ương 33 kiến nghị, chuyển đến UBND tỉnh 30 kiến nghị. Qua theo dõi, UBND tỉnh Kon Tum rất đồng tình và kịp thời chỉ đạo các cơ quan nhà nước ở địa phương thực hiện nội dung kiến nghị do Đoàn ĐBQH tỉnh chuyển đến. Nhờ đó, đã tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách, pháp luật ở địa phương, giúp cho các quy định pháp luật được triển khai kịp thời và thực hiện nghiêm minh ngay từ cơ sở.

Trong phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, Quốc hội đánh giá cao việc chủ động xây dựng Chương trình giám sát cả trong nhiệm kỳ, trong năm 2023 và đầu năm 2024 với nhiều nội dung đổi mới rất quan trọng. Các đại biểu cũng chỉ rõ, nội dung chính sách phải là một trọng tâm trong quá trình giám sát và cần tăng cường phân tích, đánh giá chính sách thật thấu đáo và kỹ lưỡng… Ý kiến của các đại biểu Quốc hội sẽ được tiếp thu đầy đủ và làm cơ sở để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát trong thời gian tới.

Quốc hội và Cử tri

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh kiểm tra, nắm bắt tình hình thực tế trên vùng biển huyện Vân Đồn.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Điều chỉnh một số quy định đối với các địa phương tuyến đảo đặc thù

Khảo sát thực tế và làm việc với các địa phương, đơn vị trên địa bàn huyện Vân Đồn và Cô Tô, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh nhận định nhiều vấn đề liên quan đến chính sách, pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường cần phải kiến nghị điều chỉnh. Trong đó, có việc đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác này, nhất là đối với các địa phương tuyến đảo đặc thù…

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Chậm xử lý văn bản trái pháp luật

Số lượng văn bản có quy định trái pháp luật vẫn chiếm tỷ lệ cao, nhưng đến nay mới chỉ xử lý được 80/138 văn bản, số văn bản chưa được xử lý là 58 văn bản. Đề nghị Chính phủ nêu rõ nguyên nhân đến nay còn 58/138 văn bản trái pháp luật chưa được xử lý. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã đặt vấn đề này tại phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến vào Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả

Sáng 18.9, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Cẩm Phả.

Quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư.
Chính sách và cuộc sống

Bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và Luật Đấu thầu; trong đó, dự thảo Luật bổ sung quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt - đây được coi là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư lần này và sẽ giúp rút ngắn rất nhiều thời gian thực hiện dự án.

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật
Quốc hội và Cử tri

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, phải đổi mới việc triển khai và kiểm tra thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội một cách “tới nơi, tới chốn”. Tinh thần là chỗ nào làm tốt thì phải biểu dương, khen thưởng kịp thời, chỗ nào làm chưa tốt phải có phê bình, kiểm điểm.

Cấp bách nhưng không được nóng vội
Chính sách và cuộc sống

Cấp bách nhưng không được nóng vội

“Chúng tôi đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo cấp cao là phải tập trung rà soát, xây dựng để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực làm sao để có thể thông qua tại một kỳ họp”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tại Phiên họp ngày 12.9 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ảnh minh họa
Lập pháp

Vướng mắc do thiếu văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền địa phương

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, hầu hết văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 thuộc thẩm quyền của địa phương hiện chưa được ban hành. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các luật bởi nhiều nội dung quan trọng đã được phân cấp cho chính quyền địa phương.

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân

Chiều 16.9, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh Phạm Công Thành đồng chủ trì hội nghị.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai
Quốc hội và Cử tri

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai

Ngày 16.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão tại Khu liên hợp thể thao Quảng Ninh.

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động
Quốc hội và Cử tri

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan trung ương" ngày 29.8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, xây dựng Đảng về đạo đức gắn với xây dựng văn hóa liêm chính, coi văn hóa liêm chính là nền tảng xây dựng ý thức và đạo đức của cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực. Theo PGS.TS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, đây là thông điệp mạnh mẽ, rằng văn hóa liêm chính không chỉ là khẩu hiệu, mà phải dẫn lối cho mọi hành động và quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Phiên họp thứ 2 Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát Quốc hội và HĐND
Quốc hội và Cử tri

Công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin

Năm 2010 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Quốc hội, những phiên giải trình tại phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức thực hiện. Vào thời điểm đó, phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc về chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và phiên giải trình của Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Xã hội) về chuẩn nghèo và tình hình thực hiện các chính sách về giảm nghèo được thí điểm tổ chức đã mở ra một phương thức mới trong việc thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Quang cảnh phiên tòa xét xử một vụ án hành chính. Nguồn: lsvn.vn
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm người không thi hành án hành chính

Các chế tài xử lý hành chính thế nào khi người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp với các cơ quan tư pháp? Có chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp, thậm chí không cung cấp thông tin và khi thi hành án là không tự giác thi hành án. Việc đấy phải có chế tài xử lý cho nghiêm.

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông
Quốc hội và Cử tri

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” với Chính phủ, các thành viên Đoàn giám sát chỉ ra thực tế mất cân đối phát triển giữa 5 loại hình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không và đường hàng hải.

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn
Chính sách và cuộc sống

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn

Phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, những ngày này, người dân cả nước đang một lòng hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3. Nhiều hoạt động quyên góp, ủng hộ đã được triển khai và đã đến được nơi cần đến, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Quốc hội và Cử tri

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Cho ý kiến về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ý kiến đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục đánh giá đầy đủ các tác động của thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo Luật liên quan đến việc lập xác nhận phiếu kiểm soát mua bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; vấn đề tái xuất, tiêu hủy hóa chất cấm đã sản xuất hoặc nhập khẩu mà không sử dụng hết… nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tránh gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Quyết định di tản của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ (thứ 2 từ trái qua) đã bảo vệ an toàn tính mạng cho 115 người dân thôn Kho Vàng.
Chính sách và cuộc sống

Nghĩ từ quyết định táo bạo của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ

115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai không mất tích, không bị lũ cuốn trôi, họ đã được tìm thấy và vẫn an toàn ở nơi trú ẩn trên núi là tin mừng lớn trong những ngày nhiều tin xấu vừa qua; có kinh nghiệm với đồi núi, đặc biệt là dám nghĩ, dám làm, Trưởng thôn Kho Vàng, anh Vàng Seo Chứ (33 tuổi), đã đưa ra một quyết định táo bạo, cứu cả thôn khỏi nguy cơ bị vùi lấp do sạt lở.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô

Ngày 13.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại huyện Vân Đồn và Cô Tô.

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, một trong những nguyên nhân giúp chỉ tiêu về phòng, chống tội phạm đạt tỷ lệ cao là nhờ chủ trương đưa công an chính quy về cấp xã. Khi lực lượng này về với xã thì rất gần dân và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có tác dụng rất rõ. Nhờ vậy, đã bảo đảm thực hiện phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật ngay tại địa bàn, cơ sở.