Nợ xấu tăng mạnh sau mỗi quý năm 2023, OCB liên tục phát hành hàng chục nghìn tỷ trái phiếu

Kể từ đầu năm đến nay, Ngân hàng TMCP Phương đông (OCB) do ông Trịnh Văn Tuấn làm Chủ tịch là tâm điểm trong các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Đáng chú ý, việc ồ ạt huy động tiền từ trái phiếu diễn ra trong bối cảnh nhà băng này có nợ xấu tăng nhanh và vượt “ngưỡng trần”.

Dữ liệu từ Sở giao dịch chứng khoán (HNX) thể hiện, tính từ đầu năm đến hết tháng 11.2023, OCB đã có tới 14 đợt phát hành trái phiếu với tổng giá trị lên đến hơn 15.000 tỷ đồng.

Các lô trái phiếu có thời hạn từ 2-5 năm, lãi suất giao động từ 6%-8,1%.  Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền hoặc không có bảo đảm/bảo lãnh thanh toán. Mục đích phát hành trái phiếu để cho vay, đầu tư hoặc sử dụng cho mục đích khác phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành.

Nợ xấu tăng mạnh sau mỗi quý năm 2023, OCB liên tục phát hành hàng chục nghìn tỷ trái phiếu -0
OCB liên tục phát hành trái phiếu kể từ tháng 6.2023 đến nay.

Trước đó, vào ngày 22.6, OCB đã công bố nghị quyết về việc chào bán và phát hành trái phiếu riêng lẻ, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền hoặc không có bảo đảm/bảo lãnh thanh toán trong năm 2023.

Ngân hàng này dự kiến sẽ phát hành số trái phiếu trị giá 26.000 tỷ đồng. Theo kế hoạch, lượng trái phiếu này sẽ được phát hành thành 15 đợt, giá trị mỗi đợt từ 1.000-2.000 tỷ đồng trong quý 2, 3 và 4.2023.

Nếu thực hiện thành công tất cả các đợt phát hành nói trên, OCB sẽ huy động về 26.000 tỷ đồng theo mệnh giá. Con số này cao hơn nhiều so với 12.300 tỷ đồng của năm 2022. Vào năm 2021, OCB cũng đã phát hành thành công 11 lô trái phiếu với giá trị phát hành lên tới 11.000 tỷ đồng. 

Đáng chú ý, việc ồ ạt phát hành trái phiếu diễn ra trong bối cảnh OCB đối diện với vấn đề nợ xấu “leo thang”.

Nợ xấu tăng mạnh sau mỗi quý năm 2023, OCB liên tục phát hành hàng chục nghìn tỷ trái phiếu -0

Theo dữ liệu tài chính, từ đầu năm 2023, khi kết thúc quý 1, số dư nợ xấu của nhà băng này đã tăng 51% so với đầu năm, lên gần 4.045 tỷ đồng.

Cụ thể, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tại OCB tăng 54%, nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng 55% và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 49%. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng đã bị kéo tăng từ 2,2% lên 3,3% - thuộc top cao nhất hệ thống.

Bên cạnh đó, tính đến cuối quý 1.2023, nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) tại OCB so với đầu năm cũng tăng tới 62% (từ 3.034 tỷ đồng leo lên 4.917 tỷ đồng). Dù chưa được xếp vào nhóm nợ xấu nhưng việc nợ cần chú ý nhảy vọt chỉ ra khả năng tiềm ẩn nợ xấu của OCB đang ở mức khá cao.

Đáng chú ý, cặp chỉ tiêu dư nợ xấu - tỷ lệ nợ xấu tại OCB trong quý 1.2023 cũng đang đạt mức kỷ lục trong các năm trở lại đây.

Nợ xấu có xu hướng tăng nhanh dẫn đến áp lực trích lập dự phòng của các ngân hàng ngày càng lớn. Cuối quý 1.2023, dự phòng rủi ro cho vay khách hàng của OCB ở mức 1.892 tỷ đồng, tăng gần 20% từ mức 1.582 tỷ đồng vào cuối năm 2022 nhưng tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng lại giảm từ 59% xuống 47% sau 3 tháng đầu năm - nằm trong nhóm các ngân hàng có bộ đệm dự phòng mỏng nhất.

Trong quý 2, nợ xấu của ngân hàng OCB ghi nhận tăng “phi mã”. Cụ thể, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) đạt mức 1.309 tỷ đồng, tăng 148% so với cùng kỳ; Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) đạt mức 1.276 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ; Nợ nhóm 5 ( nợ có khả năng mất vốn) đạt mức 1.475 tỷ đồng, tăng hơn 58% so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy, tổng nợ xấu nội bảng của ngân hàng OCB tính đến hết ngày 30.6.2023 là 4.061 tỷ đồng, tăng 89% so với cùng kỳ năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của nhà băng này cũng tăng “phi mã” lên mức 3,18%, con số này cùng kỳ năm 2022 chỉ ở mức 1,96%.

Cho đến cuối quý 3.2023, cả ba nhóm nợ xấu của OCB đều tăng khiến tổng nợ xấu của OCB đạt gần 5.000 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ tăng mạnh nhất và chiếm đa số trong tổng nợ xấu. Cuối quý 3, tỷ lệ nợ xấu của OCB đang ở mức 3,8%.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước từng đặt "ngưỡng trần" nợ xấu các ngân hàng ở mức 3%, nhằm đánh giá chất lượng tài sản. Khi ngân hàng không kiểm soát được nợ xấu dưới mức này sẽ bị giới hạn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, như không được mua trái phiếu doanh nghiệp, cấp tín dụng cho khách hàng đầu tư kinh doanh cổ phiếu hay không được mua và nắm giữ cổ phiếu nhà băng khác... 

Kinh tế

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tăng lượng bán điện mặt trời mái nhà để khuyến khích đầu tư

Theo các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, việc quy định lượng điện dư thừa từ hệ thống mặt trời mái nhà được phép bán ra tối đa 20% tổng công suất đã gỡ rào cản cho doanh nghiệp, người dân đầu tư năng lượng sạch. Dù vậy, cơ quan quản lý cần xem xét để nâng mức bán điện vượt ngưỡng này để khuyến khích đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp vẫn loay hoay dù sắp thí điểm thị trường carbon

Dự kiến vận hành thí điểm từ giữa năm 2025, thị trường carbon đang được kỳ vọng trở thành công cụ quan trọng giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Tuy nhiên, trong khi khung pháp lý và cơ chế vận hành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp tham gia sớm vào thị trường này cho biết họ đang gặp không ít khó khăn.

Các chuyên gia tại Hội thảo
Kinh tế

Cải cách thể chế tạo động lực tăng trưởng

Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025" ngày 10.4, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân, nhấn mạnh: thể chế chính là "cốt lõi mềm" của tăng trưởng; trong bối cảnh cửa sổ dân số vàng sắp khép lại, không cải cách thể chế đồng nghĩa với việc đánh mất động lực tăng trưởng.

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên
Bất động sản

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên

Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land) chính thức phê duyệt việc tham gia đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Dự án Khu đô thị mới, phố đi bộ trung tâm thành phố Thái Nguyên - một trong những dự án chiến lược của tỉnh trong giai đoạn phát triển đô thị 2025-2030.

Vietjet và AV AirFinance ký kết hợp tác 300 triệu USD, nâng tổng kim ngạch với Hoa Kỳ lên 64 tỉ USD
Kinh tế

Vietjet và AV AirFinance ký kết hợp tác 300 triệu USD, nâng tổng kim ngạch với Hoa Kỳ lên 64 tỉ USD

Ngày 9.4, tại Thủ đô Washington (Hoa Kỳ), hãng Hàng không Vietjet và AV AirFinance ký kết thỏa thuận hợp tác tổng trị giá 300 triệu USD với sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và lãnh đạo cấp cao của Việt Nam trong khuôn khổ chuyến công tác nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại song phương Việt – Mỹ.