Xung kích Tổng công ty Điện lực miền Bắc:

Nỗ lực từng giờ để cấp điện trở lại sớm nhất cho khách hàng

Bão số 3 đi qua những trận lũ lại ập đến, mưa bão đã ảnh hưởng vô cùng nặng nề hệ thống lưới điện của miền Bắc. Tổng công ty Điện lực miền Bắc đang nỗ lực khắc phục hậu quả bão lũ, khôi phục sản xuất và ổn định đời sống của Nhân dân vùng bị bão lũ.

Huy động 795 cán bộ, công nhân viên xung kích

Với phương châm của Ban điều hành Tổng công ty Điện lực miền Bắc là kịp thời điều động nhân lực, vật lực từ tất cả đơn vị trong EVNNPC để hỗ trợ các Công ty Điện lực khắc phục hậu quả cơn bão số 3, nhân lực xung kích sẽ được bố trí rạch ròi, kịp thời theo các khu vực phù hợp với mức độ ảnh hưởng khác nhau, bảo đảm tổ chức khoa học và hiệu quả.

Xung kích Tuyên Quang tại hiện trường. Ảnh NPC.jpg
Xung kích Tuyên Quang tại hiện trường. Ảnh: NPC

Mục tiêu cấp bách nhất là tập trung nguồn lực và nhân lực, vật tư thiết bị để khắc phục sự cố tại các địa phương bị thiệt hại nặng nề do bão, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã huy động 30 đội xung kích từ các đơn vị thành viên với tổng quân số là 795 cán bộ, công nhân viên hiện đang có mặt tại những nơi cam go nhất là Quảng Ninh, Hải Phòng và Hải Dương. Đây là những CBCNV có sức khỏe, có kinh nghiệm chuyên môn, đủ năng lực, tự nguyện, sẵn sàng hết mình để tham gia đội xung kích khắc phục các sự cố.

Đội xung kích Hà Tĩnh. Ảnh NPC.jpg
Đội xung kích Hà Tĩnh. Ảnh:NPC

Hiện tại, các đơn vị phối hợp tốt cùng các đội xung kích phân công nhiệm vụ và bàn giao khu vực thi công tại PC Quảng Ninh với tổng số nhân lực các đơn vị đang hỗ trợ cho Công ty Điện lực Quảng Ninh khắc phục đến thời điểm hiện tại là có 20 đơn vị tổng 629 người.

Hải Phòng có 8 đơn vị hỗ trợ gồm: PC Tuyên Quang, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu, Công ty TNHH Thí nghiệm Điện, với tổng quân số là 143 người.

Xung kích Ninh Bình tại hiện trường. Ảnh NPC.jpg
Xung kích Ninh Bình tại hiện trường. Ảnh: NPC

Hải Dương hiện có 2 đội từ PC Hà Giang, Hà Tĩnh với quân số là 23 người.

Nhiệm vụ của các đội xung kích và nhà thầu thực hiện nhiệm vụ tại Quảng Ninh, Hải Phòng và Hải Dương sẽ tập trung kéo, dựng cột đường dây trung, hạ thế; xử lý sự cố TBA 110kV; xử lý khiếm khuyết đường dây 110kV; kiểm đếm thiệt hại, khoanh vùng sự cố, kiểm tra, rà soát, cô lập các phần tử sự cố, khôi phục cấp điện dần cho các tải quan trọng: các trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn, các trạm bơm...

Theo chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực miền Bắc, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tất cả các thành viên của các đội xung kích phải bảo đảm an toàn cho bản thân, công tác phân công nhiệm vụ đảm bảo rõ ràng, thực hiện khắc phục thiệt hại theo các phương án, kịch bản đã xây dựng, xây dựng phương án chi tiết từ khâu kiểm đếm thiệt hại, khảo sát, lập phương án thi công và biện pháp an toàn tại chỗ để khắc phục thiệt hại trên lưới điện.

Phân công các đồng chí lãnh đạo, cán bộ phụ trách công tác an toàn lao động từ Công ty đến các Điện lực theo từng nhóm, từng khu vực để chỉ đạo điều hành khắc phục thiên tai. Tất cả các đội xung kích với tinh thần chung sức đồng lòng hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ, góp sức hoàn thành khắc phục hậu quả mưa bão trong thời gian nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Nỗ lực từng giờ để cấp điện trở lại

Các đội xung kích, nhà thầu và nguồn lực tại chỗ của các Công ty Điện lực đã phát huy sức mạnh, tinh thần tương hỗ cao và hiệu quả công việc. Thông tin cập nhật về tình hình xử lý sự cố tại các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, tính đến ngày 10.9.2024 như sau:

Tại Hải Phòng đã đóng điện 42/46 đường dây 110kV, 31/36 TBA 110kV, 180/246 đường dây trung áp và 8/8 trạm bơm tiêu úng điện. Công ty Điện lực Hải Phòng cho biết, trong ngày 10.9 sẽ tiếp tục tập trung mọi nguồn lực cấp điện lại cho khách hàng đủ điều kiện an toàn cấp điện. Riêng các khách hàng khu vực huyện đảo Cát Hải (3 TBA 110: Cát Hải, Cát Bà, Đồng Bài) đã sẵn sàng đóng điện trở lại.

Tại Quảng Ninh, đã khôi phục 30% phụ tải sự cố toàn tỉnh; đã cơ bản khôi phục cung cấp điện cho các phụ tải quan trọng toàn tỉnh (bệnh viện, thông tin liên lạc, cấp nước sạch …); khôi phục 90% phụ tải là các mỏ than. Thành phố Hạ Long cơ bản khôi phục cung cấp điện trong ngày 10.9.

Đội xung kích Hoà Bình lên đường làm nhiệm vụ. Ảnh NPC.jpg
Đội xung kích Hoà Bình lên đường làm nhiệm vụ. Ảnh: NPC

Với sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Tổng công ty Điện lực miền Bắc cùng tinh thần quyết tâm chung sức đồng lòng vượt qua khó khăn của tất cả các đơn vị trong Tổng công ty, cùng nhau vượt qua gian khó, khắc phục hậu quả mưa bão, những chiến sỹ áo cam của ngành Điện miền Bắc đang nỗ lực từng giờ khôi phục vận hành cấp điện cho khách hàng trong thời gian sớm nhất.

Xã hội

Đào tạo nghề cần được đào tạo nghiêm túc và bài bản
Xã hội

Đầu tư bài bản hơn cho đào tạo nghề

Theo số liệu từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), cả nước hiện vẫn còn 37,8 triệu lao động chưa qua đào tạo. Trong khi mục tiêu của Chính phủ đến năm 2030, tỷ lệ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35% - 40%. Con số này cho thấy, những thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Việc đầu tư cho GDNN cần được quan tâm hơn nữa, đặc biệt là các ngành số hóa.

Bài cuối: Để "giữ lửa, rèn nghề"
Đời sống

Bài cuối: Để "giữ lửa, rèn nghề"

Để thu hẹp sự cách biệt lớn về sức khỏe giữa các khu vực địa lý, giữa các nhóm dân tộc, nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, vai trò của các cô đỡ thôn bản là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc duy trì hoạt động của đội ngũ này đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ để "giữ chân" nguồn nhân lực quý giá này.

Người dân thực hiện thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp
Xã hội

Bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống"

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã dành sự quan tâm lớn và có nhiều chỉ đạo, định hướng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực; trong đó có lĩnh vực lý lịch tư pháp và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước.

Đề xuất nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường
Xã hội

Đề xuất nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường

Tại phiên thảo luận Tổ thuộc Chương trình Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em:” lần thứ Hai năm 2024, các đại biểu trẻ em đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể liên quan đến vấn đề phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường, trong đó nhấn mạnh sự phối hợp của các cơ quan chức năng để cấm bán thuốc lá điện tử và chất kích thích cho trẻ vị thành niên.

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Kiểm toán ASOSAI nhiệm kỳ 2024 - 2027
Xã hội

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Kiểm toán ASOSAI nhiệm kỳ 2024 - 2027

Mới đây, tại phiên họp toàn thể lần thứ hai trong khuôn khổ Đại hội Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ 16, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã vinh dự được bầu là 1 trong 2 thành viên của Ủy ban Kiểm toán ASOSAI nhiệm kỳ 2024-2027. Đây là kết quả đáng ghi nhận của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trong nỗ lực hội nhập, nâng cao vị thế của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế.

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường
Môi trường

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường

Chung tay vì môi trường xanh là mục đích của Chương trình Chiến dịch “World Cleanup Day 2024” - ngày hội thu gom rác thải trên các đường phố, vì môi trường xanh của Thủ đô vừa diễn ra. Đây là hoạt động thiết thực sau khi Thủ đô chịu ảnh hưởng cơn bão số 3.

Tổng giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng thăm hỏi, kiểm tra tình hình thiệt hịa sau cơn bão số 3.
Đời sống

Điểm tựa của người nông dân trước thiên tai

Khoảng 15.000 khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng; dư nợ thiệt hại gần 11.000 tỷ đồng... là những tổn thất sơ bộ do cơn bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra cho các khách hàng của Agribank. Hơn lúc nào hết, thời điểm này, Agribank xác định cần có các giải pháp hỗ trợ hộ kinh doanh, doanh nghiệp các vùng bị thiệt hại khẩn trương khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang kiểm tra tiến độ xây dựng dự án Thiết chế công đoàn tại tỉnh Tiền Giang
Xã hội

Quyết sách thấu hiểu người lao động

Luật Nhà ở 2023 quy định Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ dùng nguồn tài chính công đoàn để xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuê. Trưởng Ban Quản lý dự án Thiết chế công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) Lê Văn Nghĩa khẳng định: vì sử dụng nguồn tài chính công đoàn nên giá thuê nhà ở xã hội sẽ có giá ưu việt so với các dự án khác. Cùng với đó, thủ tục cho thuê của công đoàn rất đơn giản, chỉ cần đơn xin thuê nhà ở, có xác nhận người đó là công nhân, người lao động của địa phương.

Lễ đón ĐCB2 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ở Phái bộ UNISFA/Khu vực Abyei/Nam Sudan
Xã hội

Hân hoan ngày trở về

Thực hiện nhiệm vụ trong môi trường quốc tế đa phương, đa dân tộc, đa văn hóa, cán bộ, nhân viên Đội Công binh số 2 luôn xác định trách nhiệm của cá nhân, đơn vị trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia, dân tộc, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các thê đội tiếp theo thực hiện tốt nhiệm vụ tại địa bàn Phái bộ.

Bài 2: "Chọn mặt gửi vàng"
Xã hội

Bài 2: "Chọn mặt gửi vàng"

Được ví như những "người vác tù và hàng tổng", đội ngũ cô đỡ thôn bản đã không quản ngại nắng mưa, đi từng ngõ, gặp từng nhà, tuyên truyền vận động, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình mang thai, sinh nở, chăm sóc trẻ em. Với nhiều đặc thù trong hoạt động nên việc lựa chọn, tuyển dụng và đào tạo cô đỡ thôn bản luôn được ngành y tế quan tâm, chú trọng.

Bài 1: "Cánh tay nối dài" của ngành y tế vùng cao
Đời sống

Bài 1: "Cánh tay nối dài" của ngành y tế vùng cao

Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các Mục tiêu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em của Liên Hợp quốc, bên cạnh đó, Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là sự khác biệt đáng kể về tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ em giữa các vùng miền, các nhóm dân tộc. Trước thực trạng này, Bộ Y tế đã có chủ trương đào tạo các cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số cho các vùng khó khăn. Trong những năm qua, cô đỡ thôn bản tại các xã, bản đã và đang nỗ lực hết mình trong công việc, được ví như "cánh tay nối dài" của ngành y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Lâm Đồng: Ban hành quy định xây dựng công trình trên đất nông nghiệp để phục vụ sản xuất
Xã hội

Lâm Đồng: Ban hành quy định xây dựng công trình trên đất nông nghiệp để phục vụ sản xuất

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quy định mới về diện tích đất được phép xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Đây là bước tiến quan trọng nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân, đồng thời vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ đất nông nghiệp.