TP Hồ Chí Minh:

Nỗ lực tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo

Theo các chuyên gia, mỗi năm, TP Hồ Chí Minh tiêu thụ khoảng 22 tỷ kWh điện năng, chiếm khoảng 15% so với cả nước. Do đó, để bảo đảm an ninh năng lượng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, phát triển năng lượng mặt trời và tiết kiệm năng lượng là hướng đi thành phố nên lựa chọn.

Đa dạng nguồn cung

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Thanh Mỹ cho biết, TP Hồ Chí Minh không có nhiều diện tích đất cũng như địa hình phù hợp để phát triển các công trình sản xuất điện quy mô lớn như thủy điện hay nhiệt điện, điện hạt nhân; mô hình điện gió cũng không thích hợp do cần nhiều diện tích và lắp đặt phức tạp. Trung bình hàng năm thành phố tiêu thụ khoảng 22 tỷ kWh điện năng, chiếm khoảng 15% so với cả nước; tổng công suất năng lượng tái tạo trên địa bàn tính đến thời điểm hiện nay là 35,4MW, trong khi nhu cầu phụ tải lớn nhất toàn thành phố là 3.575MW.

Theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh, để bảo đảm an ninh năng lượng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, phát triển năng lượng mặt trời và tiết kiệm năng lượng là hướng đi thành phố nên lựa chọn. Thời gian qua, TP Hồ Chí Minh cũng đã và đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp đa dạng hóa nguồn cung năng lượng.

Cụ thể, UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành chương trình tiết kiệm điện trên địa bàn thành phố với nhiều giải pháp cụ thể. TP Hồ Chí Minh cũng đã triển khai các hạng mục quan trọng trong Đề án Xây dựng thành phố thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Sử dụng năng lượng thông minh cũng là một trong các trụ cột hướng tới đô thị thông minh, bao gồm các yếu tố sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Ngoài ra, trong kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 - 2020, TP Hồ Chí Minh đã đặt mục tiêu chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới lên trên 1,74% tổng công suất tiêu thụ trên toàn thành phố. Đến nay, công suất lắp đặt pin mặt trời trên địa bàn thành phố ước tính đạt 2MWp, trong đó 1.838,2kWp đã nối lưới, được phân bố ở các đối tượng chính là tòa nhà các cơ quan và doanh nghiệp - đạt 1.607,2kWp (chiếm 87,5%); hộ gia đình 231kWp (chiếm 12,5%).

Chưa kể, từ năm 2005, TP Hồ Chí Minh cũng đã phát điện Nhà máy điện Gò Cát từ công nghệ đốt rác với công suất khoảng 2,4MW và sắp đưa vào vận hành Nhà máy điện rác Đa Phước với công suất khoảng 12MW. Bên cạnh đó, thành phố đang kêu gọi đầu tư xử lý rác bằng công nghệ đốt rác phát điện, với mong muốn có những nhà máy thông minh, vừa xử lý rác vừa tạo năng lượng an toàn cho môi trường. Đồng thời, thành phố khuyến khích, hỗ trợ người dân sử dụng máy nước nóng bằng năng lượng mặt trời.

Lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời tại hộ dân Nguồn: ITN
Lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời tại hộ dânNguồn: ITN

Cần lồng ghép phù hợp

 Nghiên cứu của  cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy, năng lượng tái tạo đang chiếm 2/3 các nguồn năng lượng mới. Trong đó, năng lượng mặt trời dẫn đầu với khoảng 50% trong tổng số năng lượng tái tạo. Dự báo trong 5 năm tới, nguồn năng lượng này có thể rẻ hơn năng lượng hóa thạch.

Ghi nhận tại một số hộ dân đã lắp đặt pin mặt trời cho thấy, người dân rất chủ động và hào hứng với việc sử dụng nguồn năng lượng xanh này. Nhiều người cho biết, sử dụng điện mặt trời không chỉ giảm được chi phí tiêu thụ điện mà còn góp một phần nhỏ cùng thành phố trong việc tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Thống kê của Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cũng cho thấy, giai đoạn 2011 - 2017, thành phố đã tiết kiệm được 3.100 triệu kWh điện, góp phần giảm trên 2.039 triệu tấn CO2.

Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Thanh Mỹ, đến nay, việc phát triển năng lượng tái tạo ở thành phố còn chậm, chủ yếu là máy nước nóng năng lượng mặt trời; nguồn phát điện từ năng lượng mặt trời còn chưa đáng kể, do giá thành đầu tư cao, trong khi giá bán điện chưa được Nhà nước hỗ trợ. Do vậy, để đạt được các mục tiêu trong sử dụng năng lượng hiệu quả và phát triển năng lượng tái tạo, thành phố cần có các hành động cụ thể, hiệu quả hơn.

“Cùng với việc đẩy mạnh các giải pháp tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng điện tiết kiệm; tư vấn cho người dân biết đến nhiều hơn những sản phẩm tiết kiệm năng lượng, các nguồn năng lượng mới; thành phố cần lồng ghép mục tiêu sử dụng năng lượng tái tạo một cách phù hợp vào các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch khác nhau của thành phố, để huy động sự tham gia đóng góp của các ngành, lĩnh vực, các thành phần xã hội” - bà Mỹ nhấn mạnh.

Môi trường

Cần sớm hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải y tế
Xã hội

Cần sớm hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải y tế

Liên quan đến loạt bài phản ánh về tình trạng xuống cấp, hư hỏng của hệ thống xử lý nước thải của một số bệnh viện, trung tâm y tế gây tiềm ẩn nguy cơ phát tán mầm bệnh, mùi hôi ra môi trường, Báo Đại biểu Nhân dân đã có bài phỏng vấn Bác sĩ Võ Thu Tùng – Phó Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng về vấn đề này.

Thu hút nhà đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải
Diễn đàn

Thu hút nhà đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải

Làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường về công tác quản lý nhà nước về xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trên địa bàn, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Ninh Bình kiến nghị, Sở tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường; đồng thời, có cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng các nhà máy xử lý rác thải.

Người Hà Nội “khát” đô thị xanh, ủng hộ chính sách hạn chế phương tiện gây ô nhiễm
Xã hội

Người Hà Nội “khát” đô thị xanh, ủng hộ chính sách hạn chế phương tiện gây ô nhiễm

Giao thông vận tải đang là nguồn phát thải bụi mịn lớn nhất, chiếm 50-70%, chủ yếu đến từ hàng triệu xe máy và ô tô sử dụng xăng dầu trên đường phố mỗi ngày. Theo các chuyên gia, để “cứu” Hà Nội khỏi bụi mịn, không còn cách nào khác là phải xanh hóa những “trạm phát thải di động” gây ô nhiễm này.

Hành trình 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam
Xã hội

Hành trình 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam

Sáng 22.10, tại Hà Nội, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên Việt Nam (EVN) đã tổ chức họp báo thông tin chương trình “Chấm dứt nuôi nhốt gấu tại Việt Nam – Hành trình sắp cán đích”, nhìn lại chặng đường gần 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi gấu lấy mật và tôn vinh các cơ quan, tổ chức có nhiều đóng góp trong nỗ lực bảo vệ gấu tại Việt Nam.

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu": Thành quả nghiên cứu của Tây Ban Nha - Việt Nam
Môi trường

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu": Thành quả nghiên cứu của Tây Ban Nha - Việt Nam

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu" do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Trường Đại học Valladolid (Tây Ban Nha) tổ chức, dưới sự hỗ trợ của Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam đã nâng cao sự hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của rừng trong việc chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sống.