Chương trình MTQG 1719 ở huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An

Nỗ lực để người dân sớm “an cư”

Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719) là một dự án quan trọng, góp phần giải quyết nhu cầu cấp thiết cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn sớm ổn định và yên tâm phát triển sản xuất. Thực hiện Dự án 1, huyện Nghĩa Đàn đã giải ngân 100% nguồn vốn, giải quyết kịp thời khó khăn để người dân “an cư lạc nghiệp”.

Nguồn vốn được giải ngân 100%

Có mặt tại căn nhà mới kiên cố được hỗ trợ từ Dự án 1 của ông Hà Chí Thành ở xã Nghĩa Đức, huyện Nghĩa Đàn, chúng tôi thấy rõ niềm vui hiện diện trên khuôn mặt ông. “Trước đây, gia đình tôi ở trong căn nhà tạm. Đến năm 2022, được dự án 1 hỗ trợ 50 triệu đồng, cùng với số vốn tích góp và vay mượn thêm, hai vợ chồng đã xây dựng được căn nhà với phòng khách, 2 phòng ngủ, phòng bếp… Nhờ nhà nước hỗ trợ, tôi mới có căn nhà kiên cố để ở”, ông Thành xúc động chia sẻ.

cap-nhat-kien-thuc-cho-nguoi-co-uy-tin-trong-dong-bao-dtts.jpg
Cập nhật kiến thức cho bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn. Ảnh: P.Tiến

Hay như với hoàn cảnh của chị Lê Thị Liên (dân tộc Thổ) ở xã Nghĩa Lạc, một mình nuôi 2 con đang tuổi ăn, học. Cũng từ nguồn ngân sách tại Dự án 1, chị Liên đã được hỗ trợ 50 triệu đồng để xây nhà mới. Nhờ đó, ngôi nhà “3 cứng” được khởi công xây dựng, gia đình chị Liên đã có nơi “an cư”… “Mẹ con chị Liên có nhà kiên cố để ở, có việc làm và thu nhập ổn định nên mới đây chị Liên đã tự nguyện làm đơn xin thoát nghèo”, Trưởng phòng Dân tộc huyện Nghĩa Đàn Trương Thị Vân Anh chia sẻ.

Theo báo cáo của UBND huyện Nghĩa Đàn, giai đoạn 2021- 2024, huyện Nghĩa Đàn được phân bổ hơn 63 tỷ đồng để thực hiện Chương trình 1719 (trong đó, nguồn vốn đầu tư phát triển hơn 33 tỷ, nguồn vốn sự nghiệp hơn 30 tỷ đồng). Theo đó, với hơn 30 tỷ đồng được phân bổ, nguồn vốn sự nghiệp đã tác động mạnh mẽ, tích cực đến đời sống dân sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Cụ thể, tính đến ngày 20.11.2024, nguồn vốn hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 đã được huyện Nghĩa Đàn giải ngân 100%. Toàn huyện đã có 13/13 hộ thụ hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở được vào “an cư” trong nhà kiên cố… Điều đáng mừng, trong số 13 hộ gia đình được thụ hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đã có nhiều hộ vươn lên thoát nghèo. Nếu cuối năm 2021, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghĩa Đàn có tỷ lệ hộ nghèo cao (8,3%), thì đến cuối năm 2024 chỉ còn 2,46%.

Hỗ trợ sinh kế nâng cao thu nhập

Theo chia sẻ của lãnh đạo UBND huyện Nghĩa Đàn, ngoài được thụ hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, nhiều hộ gia đình trên địa bàn còn được hỗ trợ con giống để tạo sinh kế… Đơn cử như gia đình ông Hà Chí Thành cũng đã được hỗ trợ 3 con dê giống. Nhờ chăm sóc tốt và phòng tránh bệnh đúng kỹ thuật nên dê giống sinh trưởng tốt và có hai con đang gần đến thời kỳ sinh sản lứa đầu.

Theo tìm hiểu của phóng viên, dê là loài vật nuôi sinh sản nhanh, đầu ra ổn định nên có hiệu quả kinh tế cao. Mỗi lần sinh, dê mẹ thường sinh 2 con. Từ 4 – 6 tháng sau khi sinh, dê con có trọng lượng từ 15-20kg, và có thể trở thành dê thương phẩm… Theo đó, nếu mỗi con dê mẹ sinh 2 con thì gia đình ông Hà Chí Thành sẽ có thêm 4 con dê con, nâng tổng đàn lên 7 con. Nếu chăm sóc tốt, đến tháng 6 năm sau, gia đình ông có thể thu về gần 10 triệu đồng.

Cũng từ nguồn vốn hỗ trợ sinh kế của Chương trình 1719, trên địa bàn xã Nghĩa Đức còn có 6 hộ gia đình khác cũng được hỗ trợ dê giống... Đến nay, tất cả dê giống được cấp cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nuôi đều phát triển tốt; đặc biệt, có 2/7 hộ nhận nuôi, dê đã sinh sản lứa đầu.

Cùng với hỗ trợ sinh kế, UBND huyện Nghĩa Đàn cũng đã tổ chức mở 68 lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho 2.036 học viên người dân tộc thiểu số... Ngoài ra, chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động cũng đang được địa phương triển khai hiệu quả. Theo đó, nhiều lao động đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghĩa Đàn cũng đã tham gia xuất khẩu lao động có nguồn thu nhập cao... Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn đã tăng lên nhanh chóng, đạt 50,4 triệu đồng/người/năm.

Có thể khẳng định, sau gần 4 năm thực hiện, Chương trình 1719 đã tác động mạnh mẽ, tích cực đến mọi mặt trong đời sống vùng dân tộc thiểu số ở huyện Nghĩa Đàn. Cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Nghĩa Đàn, từng bước được đồng bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho sự phát triển toàn diện. Hai chỉ số quan trọng (tỷ lệ hộ nghèo và thu nhập bình quân đầu người) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thực sự đã được cải thiện nhiều so với trước.

Trong cơ cấu phân bổ nguồn vốn để thực hiện Chương trình 1719 ở huyện Nghĩa Đàn, nguồn vốn để thực hiện nội dung của Dự án 4 "Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi" là nhiều nhất (hơn 24 tỷ đồng)... Qua gần 4 năm thực hiện, nguồn vốn đã đầu tư xây dựng 14 công trình ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (7 đường giao thông; 6 nhà văn hóa; 1 công trình y tế). Đến nay, 100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở huyện có đường ô tô đến trung tâm; 100% số trạm y tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được xây dựng kiên cố, đạt chuẩn.

Trưởng phòng Dân tộc huyện Nghĩa Đàn TRƯƠNG THỊ VÂN ANH

Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình
Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.

Công nghiệp đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa. Ảnh: ĐÌNH LÂM
Địa phương

Đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế – xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; tiếp tục giữ vững tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn…

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ảnh: THÀNH NGUYỄN
Địa phương

Hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Toàn hệ thống chính trị tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng; đoàn kết đồng lòng, khơi dậy khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu “thập niên nâng tầm phát triển”, tăng trưởng kinh tế hai con số để hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; cực tăng trưởng của khu vực Nam Trung bộ Tây Nguyên và cả nước, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Năm 2024, Khánh Hòa đón 10,6 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: Quốc Bảo
Địa phương

Du lịch Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng

Theo Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Khánh Hòa và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, năm 2024, du lịch - ngành kinh tế trụ cột của Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng với 10,6 triệu lượt khách, doanh thu du lịch tăng 53,9% so với năm 2023; tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự kiến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế…

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Là một xã thuần nông của huyện vùng cao Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, xã Bình Long đã gian nan về đích nông thôn mới (NTM) năm 2021. Sự nỗ lực tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người dân đồng thời tranh thủ nguồn lực từ các chính sách giảm nghèo dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 60% vào năm 2016 hiện còn dưới 8,5%.

Doanh nghiệp chuyển đổi số để rút ngắn quy trình, thủ tục giải quyết công việc. Ảnh: ITN
Địa phương

Ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Sở Công Thương Hà Nội đã và đang tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số. Cụ thể, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả.

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk
Trên đường phát triển

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk

HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất do nhà nước giao (hoặc cấp) cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; việc thực hiện quy hoạch để hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia 1719.

Hòa Bình đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024
Địa phương

Hòa Bình đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình, tính đến 31.10.2024, tỷ lệ giải ngân của toàn tỉnh đạt 54% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ và đạt 49% UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong năm theo từng nguồn vốn, theo từng chương trình, dự án của một số ngành, địa phương còn thấp hơn so với trung bình của cả nước.

Khánh Hòa đạt tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung. Ảnh minh họa
Địa phương

Khánh Hòa tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung

Theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025: năm 2024, Nghị quyết số 115/NQ-HĐND ngày 8.12.2023 của HĐND tỉnh thông qua 22 chỉ tiêu, ước thực hiện cả năm có 15 chỉ tiêu vượt kế hoạch và có 7 chỉ tiêu đạt kế hoạch.

Cán bộ NHCSXH huyện Anh Sơn đồng hành cùng người dân
Trên đường phát triển

Góp sức đổi thay Anh Sơn

Thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và tập trung đầu tư các nguồn lực, trong đó có nguồn vốn tín dụng chính sách; góp phần tạo đà để Anh Sơn khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An.

Đoạn tuyến đường bộ ven biển qua thị trấn Rạng Đông nhìn từ trên cao
Trên đường phát triển

Hành lang kinh tế - Động lực thúc đẩy phát triển bền vững

Với lợi thế về vị trí địa lý chiến lược, Nam Định có tiềm năng lớn trở thành trung tâm kết nối kinh tế khu vực phía Bắc, dựa trên việc tối ưu hóa khả năng kết nối giữa các vùng trọng điểm trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Hiện, Nam Định đang thực hiện Quy hoạch của tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với nội dung quy hoạch 5 hành lang kinh tế, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế tại địa phương.

Cánh đồng hoa Tam giác mạch rộng 2ha dưới chân núi Đôi Cô Tiên
Địa phương

Hương sắc hoa Tam giác mạch ở cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn

Nhắc đến Hà Giang, hẳn du khách đều có ấn tượng về một Hà Giang đẹp, thơ mộng với những danh lam, thắng cảnh, về văn hóa, con người mang bản sắc rất riêng, độc đáo. Ở Quản Bạ, huyện cửa ngõ Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, mỗi mùa lại có một nét đẹp đặc trưng về thiên nhiên, cảnh sắc cũng như lễ hội.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Tùng
Địa phương

Đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối Sân bay Long Thành

Để phục vụ khai thác Sân bay Long Thành giai đoạn 1 vào năm 2026 – sân bay lớn nhất cả nước, một trong 2 lợi thế lớn, tỉnh Đồng Nai đã chủ động lựa chọn một số khu vực được quy hoạch chức năng thương mại dịch vụ để đầu tư trước; tập trung hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối với sân bay bằng việc kiến nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ nguồn vốn thực hiện một số dự án như: Dự án Tiêu thoát nước khu vực ngoài Sân bay Long Thành (giai đoạn 1)...; kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải đầu tư tuyến quốc lộ 20B (đường ĐT 769E), nút giao với đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây để tạo thêm hướng kết nối khu vực phía Bắc Sân bay Long Thành…

Kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại các chợ
Địa phương

Hà Nội triển khai đồng bộ các giải pháp

Để nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) tại các chợ trên địa bàn TP. Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội sẽ cùng các sở, ngành tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý nhà nước về ATTP.

Thái Nguyên: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất chè an toàn
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất chè an toàn

Chè là một trong những cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương trên cả nước. Các sản phẩm chè Việt Nam không chỉ phục vụ tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới. Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đã giúp nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm chè phục vụ xuất khẩu. Góp phần tiêu thụ nguyên liệu chè cho người dân từ đó mở rộng, phát triển diện tích trồng chè tại các địa phương.