Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

Nỗ lực cao nhất để về đích đúng hẹn

Với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", quyết tâm "vượt nắng, thắng mưa", "ăn tranh thủ ngủ khẩn trương", thi công "3 ca 4 kíp", làm việc cả ngày nghỉ, xuyên lễ, xuyên Tết - chủ đầu tư, nhà thầu, các kỹ sư, công nhân, người lao động trên công trình Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đã và đang nỗ lực hết mình nhằm bảo đảm tiến độ. Mục tiêu đặt ra đến năm 2027 đưa cao tốc trục ngang này vào sử dụng, góp phần cho đồng bằng sông Cửu Long cất cánh.

Ý chí lớn, quyết tâm cao

Trưa 20.8, khi chúng tôi có mặt trên công trường cầu số 22, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, xa xa đã nghe tiếng máy, tiếng xe ầm ì trộn cát, đá, đổ bê tông nhộn nhịp trên công trường. Trong cái nắng oi nồng đầu thu, Phó Giám đốc Dự án thành phần 4 Hồng Văn Non đang tất bật trao đổi công việc với nhóm công nhân đang thi công về những việc cần giải quyết trong trong ngày. Chia sẻ đầy nhiệt huyết, anh Non cho biết: Đây là dự án nhằm hình thành trục ngang trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long qua địa phận TP. Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng, kết nối các trục dọc nhằm phát huy hiệu quả các dự án đã và đang đầu tư,kết nối các trung tâm kinh tế, cửa khẩu quốc tế và cảng biển, đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang kinh tế Tây Bắc - Đông Nam.

Do đó, công trình không chỉ tạo dư địa, động lực, không gian phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại mà còn góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, xóa đói giảm nghèo; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từng bước thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Hiểu được ý nghĩa to lớn của công trình, toàn thể đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ sư của đơn vị bắt tay vào công việc với ý chí rất lớn, quyết tâm hoàn thành mục tiêu theo tiến độ.

Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh Sóc Trăng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, động viên nhà thầu và người lao động bám sát công trình
Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh Sóc Trăng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, động viên nhà thầu và người lao động bám sát công trình

Trong bối cảnh đồng bằng sông Cửu Long có nền đất yếu, công ty đã phải nghiên cứu kỹ lưỡng, so sánh lựa chọn giải pháp thiết kế phù hợp, đặc biệt là áp dụng các giải pháp, công nghệ mới bảo đảm tối ưu về kinh tế - kỹ thuật, rà soát, tính toán chi tiết, điều chỉnh, bổ sung giải pháp thiết kế để thực hiện tuyến đường cao tốc 58,37km, với 46 cây cầu, hiện nay công ty đã đồng loạt triển khai thực hiện xây dựng các cây cầu trọng yếu.

Cùng ăn, cùng ngủ và cùng làm việc với công nhân tại công trình cầu số 22, Giám đốc điều hành tập đoàn Đạt Phương Hoàng Ngọc Cương cho biết, từ khi thực hiện công trình, tập đoàn đãtập trung nhân sự, tăng cường thi công các vị trí cầu, cống ngang đường, bổ sung các mũi thi công đẩy nhanh tiến độ cho các cầu đang triển khai. Hầu hết công nhân thực hiện công trình đều là những người đã qua đào tạo, có kinh nghiệm, chỉ khoảng 10% là người tại địa phương làm thời vụ. Tuy nhiên, do tình hình thiếu nguyên vật liệu, đến nay, tiến độ đang chậm hơn so với dự kiến. Trung tuần tháng 8.2024, khi UBND tỉnh Sóc Trăng phát động phong trào thi đua cao điểm 15 ngày, đêm đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án thành phần 4, tinh thần làm việc của công nhân càng hăng hái hơn, anh em lao vào thực hiện thi công 3 ca, 4 kíp làm xuyên đêm để đẩy nhanh tiến độ.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Trần Đăng Kiểm phụ trách tư vấn giám sát cầu 22, gói số 10 cho biết: Dù làm ngày làm đêm, nhưng công nhân đều được bảo đảm về sức khỏe, tổ chức bữa ăn đầy đủ, các khu nhà ở cho công nhân đều gắn máy lạnh để mọi người có được giấc ngủ ngon, các điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh môi trường luôn được bảo đảm chặt chẽ. Cứ 4 tháng, công nhân sẽ được tập đoàn cho về phép thăm nhà một lần, người dân địa phương thì thân thiện, dễ mến, hòa đồng nên anh em công nhân luôn làm việc với tinh thần tập trung và thoải mái nhất. Để bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ công trình, bên giám sát luôn sẵn sàng nhân sự và thời gian phục vụ công tác thi công, đồng thời tranh thủ nghiệm thu khối lượng công việc bất kể thời gian miễn làm sao nhà thầu hoạt động được thuận lợi, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của dự án.

Sâu sát, cụ thể để về đích đúng kế hoạch

Chia sẻ về quyết tâm thực hiện Dự án thành phần 4 đi qua tỉnh Sóc Trăng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hoàng Nghiệp cho biết: Năm 2024, tỉnh tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, thường xuyên, liên tục, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các nghị quyết của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, quan tâm chỉ đạo xuyên suốt trong năm. 

Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra dự án theo kế hoạch và đột xuất, nhằm nắm chặt tình hình, kịp thời đôn đốc, tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị. Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc kiểm tra tiến độ các dự án đầu tư công triển khai trên địa bàn; ban hành trên 40 văn bản nhằm tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án, kiểm tra tiến độ thi công các gói thầu tại Mỹ Xuyên, Trần Đề, Mỹ Tú thuộc dự án thành phần 4. Qua những đợt kiểm tra này, tỉnh đã có những chỉ đạo kịp thời để tháo gỡ khó khăn cho chủ đầu tư và doanh nghiệp như thúc đẩy khai thác cát biển, cát sông, giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn đầu tư công… để đẩy nhanh tiến độ thi công.

Nỗ lực cao nhất để về đích, đúng hẹn -0
Máy móc, trang thiết bị hiện đại, công nhân lành nghề được huy động để công trình cao tốc sớm về đích

Thiết thực chào mừng Kỷ niệm 79 năm ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2.9, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu đã phát động đợt thi đua cao điểm “15 ngày đêm đẩy nhanh tiến độ thi công dự án thành phần 4 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng công trình đường bộ Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1”, bắt đầu từ ngày 15.8 đến ngày 31.8.2024 để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thi công các dự án trọng điểm, tiến tới hoàn thành mục tiêu giải ngân trên 95% kế hoạch vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đợt thi đua này, tỉnh Sóc Trăng yêu cầu chủ đầu tư, các nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát phải xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể thúc đẩy tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công dự án. Đặc biệt, khẩn trương tập kết nhân sự, thiết bị, vật tư để đẩy nhanh tiến độ, tổ chức thi công “3 ca, 4 kíp”, phấn đấu đến ngày 31.8.2024 đạt sản lượng trung bình 25 tỷ đồng/gói thầu.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Lâu khẳng định: Xác định yếu tố con người là quan trọng nhất trong quyết định thành công của dự án, tỉnh Sóc Trăng luôn dành mọi điều kiện thuận lợi nhất để các cơ quan, đơn vị, nhà thầu cùng lực lượng lao động hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu đã cam kết. Trong những đợt đi kiểm tra tiến độ tại công trường, lãnh đạo tỉnh cùng các sở, ban, ngành thường xuyên thăm hỏi, tặng quà, động viên tinh thần cũng như nắm tình hình hoạt động, đời sống của công nhân, người lao động và các nhà thầu, qua đó kịp thời có chỉ đạo tháo gỡ khó khăn khi có phát sinh.

Ngoài đi thăm trực tiếp, lãnh đạo UBND tỉnh còn chỉ đạo Ban Quản lý dự án 2 thường xuyên đến công trường để thăm hỏi, gặp gỡ trực tiếp công nhân và nhà thầu, từ đó khích lệ tinh thần làm việc của mọi người, tổ chức tuyên dương, khen thưởng cho những cá nhân, đội nhóm có thành tích xuất sắc trong việc đẩy nhanh tiến độ dự án. Đồng thời, tỉnh đã chủ động hỗ trợ việc tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến pháp lý, giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật điện, nước, viễn thông, chỉ đạo các sở, ngành liên quan bảo đảm các thủ tục hành chính được thực hiện nhanh chóng, bảo đảm công tác thanh toán, giải ngân nhanh nhất, đúng thời hạn và đúng quy định pháp luật.

Tết Độc lập đang đến gần, trên công trường công trình giao thông trọng điểm miền Tây Nam Bộ - Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (trục ngang)... không khí thi công đang hết sức hối hả nhằm bảo đảm tiến độ. Mục tiêu đặt ra đến năm 2027 đưa cao tốc trục ngang này vào sử dụng, góp phần cho đồng bằng sông Cửu Long cất cánh.

Trên đường phát triển

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Vừa qua, tại cuộc họp về công tác thống kê và giải pháp khắc phục thiệt hại sau Bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ của cả hệ thống chính trị và người dân. Đồng thời, thống nhất đánh giá việc khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp cần tập trung khắc phục.

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra
Trên đường phát triển

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra

Thực hiện toàn diện các chỉ tiêu Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 8.12.2023 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, đến thời điểm này, huyện Hải Hà đã cơ bản đạt tiến độ so với kế hoạch đã đề ra. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất các khu vực kinh tế đạt hơn 26.700 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ năm 2023. Hiện, huyện đang tập trung khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra để ổn định cuộc sống Nhân dân, tập trung phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm

Ninh Thuận đẩy mạnh dự án thuỷ lợi tái tạo nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân
Địa phương

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh

Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão
Địa phương

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng
Trên đường phát triển

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng

Với mục tiêu bảo đảm cấp điện an toàn trong mùa mưa bão, ngập úng năm 2024, Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã triển khai đến tất cả các đơn vị trực thuộc tăng cường đầu tư sửa chữa lớn, kiểm tra các thiết bị trên lưới và toàn bộ hành lang các đường dây, vệ sinh an toàn lưới điện trên các trạm biến áp.

Người dân tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn.
Địa phương

Thanh Hóa: Khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến nông sản an toàn

Trước nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng và yêu cầu khắt khe về kiểm dịch, an toàn thực phẩm (ATTP), các doanh nghiệp nông nghiệp, HTX và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, bảo đảm tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, đáp ứng yêu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân.

Cán bộ người dân tộc thiểu số trở thành lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Địa phương

Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cán bộ, nhất là quan tâm đến công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ người DTTS, thời gian qua, UBND tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện nhiều chính sách nhằm đào tạo, thu hút, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài trong đồng bào DTTS, góp phần quan trọng vào hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực thi nhiệm vụ, công vụ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là tại các địa bàn có nhiều đồng bào người DTTS sinh sống.

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng trăm hộ dân tại huyện Thạch Thất, Hà Nội. Cơn bão đã đi qua để lại nhiều thiệt hại nặng nề, nhưng với truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái", chính quyền cùng Nhân dân trong huyện đã cùng nhau khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời, chung tay ủng hộ giúp đỡ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.

Phú Bình vững vàng trong gian khó
Trên đường phát triển

Phú Bình vững vàng trong gian khó

Những ngày qua, hoàn lưu của siêu bão Yagi đã khiến 9 xã trên địa bàn huyện Phú Bình, Thái Nguyên với gần 3.000 hộ dân, khoảng 3.000ha lúa và hoa màu bị ngập lụt. Nhiều tài sản của các cơ quan, đơn vị và hộ gia đình bị thiệt hại. Tuy nhiên, với quyết tâm, đồng lòng của chính quyền và Nhân dân đã giúp huyện Phú Bình trong khắc phục hậu quả mưa lũ và từng bước ổn định phát triển kinh tế - xã hội. 

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn
Trên đường phát triển

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn

Với tốc độ nước dâng nhanh, sự nguy hiểm rình rập người dân, thực hiện chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận Bắc Từ Liêm, từ chiều và tối và xuyên đêm 10.9, hàng trăm cán bộ cảnh sát Công an quận; Công an các phường cùng lực lượng dân quân tự vệ, quân sự phường đã và đang đồng hành, hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi tránh trú an toàn, đồng thời có phương án hỗ trợ khắc phục, gia cố các điểm đê xung yếu trong điều kiện mưa lũ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.