Nợ bảo hiểm xã hội vì sao vẫn tiếp diễn?

Thu Thùy 14/02/2012 07:56

Cuộc họp ngành BHXH diễn ra mới đây cho thấy một thực tế, dù đã tăng cường nhiều biện pháp để tăng cường truy thu và xử lý vi phạm về nợ đọng BHXH, nhưng số tiền nợ cũng như số doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội vẫn liên tục gia tăng, năm này qua năm khác. Nguyên nhân vì sao?

Một con số thống kê được ông Lê Bạch Hồng - Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đưa ra, cho thấy: tình trạng DN nợ đọng, trốn đóng BHXH đã ở mức báo động. Nếu như năm 2005, số tiền nợ BHXH là 1.064 tỷ đồng thì đến năm 2011 đã tăng lên hơn 3.338 tỷ đồng. Đáng chú ý là, tình trạng này xảy ra không chỉ ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà đã có nhiều doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là khối doanh nghiệp xây dựng, giao thông nợ đọng hoặc chậm đóng BHXH ngày càng tăng. Không chỉ nợ,  tình trạng chi sai tiền BHXH, BHYT cũng có xu hướng gia tăng. Trong năm 2011, BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố đã thực hiện kiểm tra và phát hiện nhiều sai sót ở các mức độ khác nhau trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT của đơn vị sử dụng lao động, cơ sở khám chữa bệnh, đại diện chi trả cũng như trong công tác quản lý hoạt động nghiệp vụ của ngành. Thực hiện thu hồi về Quỹ BHXH, BHYT số tiền trên 81 tỷ đồng.

Nguồn: baohiemxahoi.gov.vn
Nguồn: baohiemxahoi.gov.vn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ đọng bảo hiểm xã hội gia tăng, trong đó nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là những khó khăn của chính doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế năm 2011 có nhiều diễn biến bất lợi. Nhiều doanh nghiệp thậm chí không đủ tiền trả lương cho nhân viên nên nợ đ?ng BHXH gần như là tất yếu. Đặc biệt là những doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực xây dựng, giao thông. Song bên cạnh lý do khách quan khiến doanh nghiệp buộc phải nợ tiền BHXH thì có rất nhiều doanh nghiệp cố tình trây ỳ, trốn đóng bảo hiểm xã hội bằng nhiều hình thức. Các doanh nghiệp đã tìm cách khai man số lao động, kê khai số lượng lao động cũng như mức lương chi trả thấp hơn thực tế nhằm đóng một số tiền bảo hiểm xã hội thấp hơn mức phải đóng. Nhiều doanh nghiệp chỉ là doanh nghiệp ma, có đăng ký nhưng không hoạt động. Cũng có doanh nghiệp sau khi nợ lương và nợ chế độ của người lao động thì chủ doanh nghiệp bỏ trốn, tình trạng này thường xảy ra  với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khi kinh tế khó khăn, nhiều chủ doanh nghiệp còn nghĩ ra chiêu: không ký hợp đồng với người lao động để trốn tất cả các nghĩa vụ đóng góp theo luật cũng như không phải chi các khoản phúc lợi xã hội cho người lao động.

Những nguyên nhân này không mới, nhưng vì sao vẫn chưa được giải quyết để giảm dần tình trạng nợ đọng và vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội? Trước hết là về tính pháp lý. Tuy chúng ta đã có Luật BHXH, nhưng  do những quy định trong luật còn chồng chéo với một số bộ luật có liên quan khác như B? Luật Dân sự nên rất khó xử lý. Bên cạnh đó, việc phân công phân nhiệm của các cơ quan liên quan đến bảo hiểm xã hội còn bị xé lẻ. Mức lãi suất quy định và mức phạt đối với đối tượng nợ đọng BHXH thấp (tối đa là 30 triệu đồng) nên không đủ sức răn đe. Và quyền lợi của hàng ngàn người lao động tiếp tục bị vi phạm.

Để khắc phục tình trạng này, lãnh đạo BHXH Việt Nam và đại diện của người lao động là Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đề xuất bổ sung hành vi cố tình nợ dây dưa BHXH đối với chủ DN cấu thành tội phạm hình sự, đồng thời mức phạt doanh nghiệp vi phạm cần tính theo tỷ lệ với số tiền nợ đọng chứ không phải mức cố định như hiện nay. Tuy nhiên, các đề xuất này vẫn chưa được giải quyết. Trong năm 2012, để ngăn chặn doanh nghiệp trốn đóng BHXH, thì giải pháp quan trọng là tăng cường xử phạt DN chậm đóng; tăng cường khởi kiện DN nợ nhiều, thời gian nợ kéo dài; thông báo các đơn vị nợ BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    Nổi bật
        Mới nhất
        Nợ bảo hiểm xã hội vì sao vẫn tiếp diễn?
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO